Sự khác biệt giữa đất trồng và đá là gì? [Giải đáp]

Khi học bộ môn Công nghệ lớp 7 bài 2, chúng ta đã được tìm hiểu về đất trồng và đá. Vậy sự khác biệt giữa đất trồng và đá là gì? Bài viết dưới đây muahangdambao.com sẽ cùng bạn tìm hiểu sâu hơn về đất trồng và đá, từ đó giúp bạn giải đáp được câu hỏi trên. Mời các bạn cùng theo dõi bài viết!  

Đất trồng là gì?

Đầu tiên, chúng ra sẽ cùng đi tìm hiểu về đất trồng là gì. Đất trồng được biết đến là lớp bề mặt xốp của vỏ Trái đất bao gồm 3 tầng là tầng chứa mùn, tầng tích tụ và tầng đá mẹ. Ở trên đó, thực vật có thể sinh sống, phát triển và tạo ra được các sản phẩm. Đất trồng chính là sản phẩm của sự biến đổi dưới tác động của những yếu tố như khí hậu, con người, sinh vật. 

Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất
Đất trồng là lớp bề mặt tơi xốp của vỏ Trái Đất

Tầm quan trọng của đất trồng

Đất trồng đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với hệ sinh thái của Trái đất. Khi không có đất cuộc sống con người sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Bởi đất là nguồn cung cấp các dưỡng chất thiết yếu, oxy, nước và giúp hỗ trợ cho rễ cây sinh trưởng phát triển, từ đó tạo ra được nguồn thực phẩm cần thiết cho con người. 

Đất còn chứa đa dạng rất nhiều vi sinh vật khác nhau. Chúng có vai trò cải thiện cấu trúc đất hiệu quả, giúp chuyển hóa các chất dinh dưỡng cần thiết và kiểm soát được cỏ dại, bệnh hại và các loại sâu bệnh gây hại cho cây trồng. 

Ngoài ra, đất trồng khỏe mạnh cũng sẽ góp phần giảm thiểu tình trạng biến đổi khí hậu, bằng cách hỗ trợ duy trì hoặc làm tăng được cacbon hữu cơ có trong đất. Đất được coi là cơ sở của hệ thống thức ăn, và còn là nơi phát triển của nhiều loài thực vật tạo ra nguồn thức ăn. Đất trồng có màu mỡ thì cây mới có thể phát triển tốt và đem đến năng suất cao. 

Các thành phần đất trồng

Thành phần chính của đất trồng bao gồm phần lỏng, phần rắn và phần khí
Thành phần chính của đất trồng bao gồm phần lỏng, phần rắn và phần khí

Đất trồng bao gồm 3 thành phần chính là chất rắn, chất lỏng và chất khí. Trong đó:

  • Chất khí chính là phần không khí trong các kẽ hở của đất. Nó có tác dụng cung cấp oxy cần thiết với các loại cây trồng và làm cho đất trở nên tơi xốp hơn. Không khí trong đất chứa nitơ, oxy, carbon dioxide tương tự như không khí ở trong khí quyển. Tuy nhiên, hàm lượng oxy và hàm lượng carbon dioxide có trong đất lại không giống như hàm lượng ở trong khí quyển. Không khí trong đất thường chứa ít oxy và nhiều carbon dioxide hơn. 
  • Đối với phần chất lỏng của đất trồng còn được biết đến là nước trong đất. Nước này sẽ có tác dụng hòa tan được các chất dinh dưỡng giúp thấm sâu vào đất. Cụ thể, rễ cây giúp hút nước và muối khoáng là nhờ các lông hút ở rễ. Bất kể một loại cây nào cũng đều cần phải có nước để duy trì được sự sống. Nếu không đủ nước cây có khả năng bị héo dần. 
  • Phần rắn của đất sẽ chứa cả các chất vô cơ lẫn các chất hữu cơ. Tùy vào từng loại đất mà tỷ lệ của 2 loại chất này sẽ có sự thay đổi khác nhau. Chẳng hạn như, ở đất canh tác khô hạn ta có 5% là đất hữu cơ và 95% là đất vô cơ. Đối với đất than bùn sẽ có 90% là chất hữu cơ và ở đất xám chỉ có 1% chất hữu cơ. 
  • Cả chất vô cơ và các chất hữu cơ đều vô cùng cần thiết cho đời sống thực vật. Các chất vô cơ sẽ có thành phần chính đó là H, C, K, N, P cần thiết cho sự sống của cây trồng. 

Phân loại đất trồng

Thông thường đất trồng được phân thành 3 loại chính là đất thịt, đất sét và đất cát.

Đất thịt

Là loại đất chỉ chứa 25-50% là cát và 30-50% mùn, 10-30% là đất sét. Đất thịt sẽ phù hợp để trồng các loại cây trồng, nhờ đặc tính trung gian giữa cát và đất sét.

Đất thịt là loại đất chứa các thành phần chính là cát, mùn và đất sét
Đất thịt là loại đất chứa các thành phần chính là cát, mùn và đất sét

Ưu điểm của đất thịt: 

  • Ưu điểm chính của đất thịt tốt nhất là để làm vườn. Bởi bất cứ giống cây nào cũng có thể trồng ở đất thịt, không tốn quá nhiều thời gian công sức cải tạo hay không cần bổ sung quá nhiều dinh dưỡng cho đất vì đất đã có sẵn những dinh dưỡng thiết yếu cần thiết cho cây trồng. 
  • Hầu hết đất sét đều được tạo thành bởi các thành phần phù sa, cát. Đây đều là những điều kiện thích hợp nhất cho cây trồng. 
  • Đất thịt có khả năng thoát nước tốt, đồng thời vẫn giữ được độ ẩm nhất định và chất dinh dưỡng để nuôi cây phát triển khỏe mạnh.
  • Đất thường ẩm lên vào đầu xuân, đặc biệt là không bị khô vào mùa hè, vẫn thoát nước tốt khi có mưa lớn. Cây hoàn toàn có thể phát triển được quanh năm khi được trồng trên loại đất này. 
  • Trong đất chứa nhiều vi sinh vật có ích cho quá trình thay đất từ đó làm tăng độ Khi sử dụng đất để canh tác ít phải xới đất nhiều hoặc ít phải bón phân hơn so với đất cát hoặc đất sét. 

Nhược điểm của đất thịt:

  • Rất dễ vỡ nếu không đủ độ ẩm
  • Tưới quá nhiều nước có thể khiến cây bị úng nước.

Đất cát

Đất cát có thành phần bao gồm 80-100% cát. 0-10% mùn và 10% đất sét. 

Ưu điểm

  • Đất cát hút nước nhanh nhưng giữ nước lại rất kém nên dễ bị khô hạn. 
  • Đất khá nhẹ tơi xốp
  • Sự thoáng khí của đất giúp cho hệ thống vi sinh vật háo khí được phát triển mạnh mẽ. 

Nhược điểm

  • Đất cát khi khô rất tơi xốp nhưng khi ướt rất dính và bí
  • Cỏ thường sinh trưởng rất nhanh trên loại đất này nhưng vi sinh vật có lợi lại phát triển kém nên không thích hợp cho cây trồng. 
  •  Trong đất, chất hữu cơ phân hủy nhanh nên thường rất ít mùn. 
  •  Giữ nước kém, giữ phân kém và cây thường xuyên khô hạn. 

Đất sét

Đất sét là loại đất có đặc tính rất dẻo khi đất ướt. Nhưng khi đất khô lại thì lại tạo thành cục đất độ cứng cao. 

Đất sét có tính dẻo khi ướt và cứng khi khô
Đất sét có tính dẻo khi ướt và cứng khi khô

Ưu điểm:

  • Đất sét có nhiệt độ thay đổi rất chậm, chậm hơn cả nhiệt độ không khí và khả năng giữ nước khá tốt, ngoài ra còn có khả năng ổn định nhiệt độ. 
  • Giúp tích lũy nhiều chất hữu cơ bởi đất sét có khả năng phân giải chậm các chất hữu cơ trong đất. 
  • Đất rất keo và dính nên keo hấp thụ chất dinh dưỡng tốt.
  • Tỷ lệ mùn cao hơn đất cát. Do đó mà mùn và đất thường có thể kết hợp với nhau để tạo nên phức hợp bền vững.

Nhược điểm:

  • Giàu chất dinh dưỡng nhưng lại quá dính và đất giữ quá chặt cũng khiến cho cây khó hấp thụ.
  • Cây trồng ở những nơi đất sét dễ bị ngập bởi tính chất khó thấm nước của đất.
  • Độ thoáng khí của đất rất thấp.
  • Đất cứng chặt khiến tốn nhiều thời gian công sức cày cấy.
  • Đất sét khi bị hạn sẽ gây ra tình trạng nứt nẻ.

Đá là gì?

Đá thường được tạo thành từ các khoáng chất hoặc là tập hợp của nhiều những khoáng chất riêng lẻ. Đối với loại đá được tạo thành từ các khoáng chất chúng ta có đá granit và điển hình là trong khoáng chất có muối mỏ. 

Sự hình thành của đá được diễn ra trong một khoảng thời gian rất dài. Dựa trên nguồn gốc của đá mà chúng ta thường chia đá ra thành 3 loại là đá Plutonic, đá trầm tích và đá biến chất. Thường những loại đá này tồn tại vĩnh viễn và chúng vẫn tiếp tục phát triển thay đổi theo thời gian. Nói cách khác thì con người chúng ta sẽ không thể thấy được sự hình thành và phá hủy của một tảng đá hoàn hình.

Các loại đá

Đá trầm tích

Đá trầm tích được hình thành do sự tích tụ của các hạt có kích thước khác nhau tạo thành đá. Tất cả các hạt tạo nên đá này được gọi là hạt trầm tích và nó cũng được sử dụng để đặt tên cho loại đá này luôn. Các trầm tích thường hình thành và vận chuyển bởi các yếu tố địa chất khác nhau, từ đó chúng lắng đọng trong cái gọi là bể trầm tích.

Đá trầm tích thường xuất hiện ở bờ sông, lòng biển, cửa sông, suối hồ, hoặc khe núi. 

Hình ảnh đá trầm tích
Hình ảnh đá trầm tích

Đá Plutonic

Loại đá này rất đa dạng và chúng ta có thể tìm thấy được rất nhiều thành phần hóa học khác nhau trong đá. Nó xuất hiện nhiều trên Trái Đất và có thể được gọi là đá bản địa.

Ngoài ra, đá này còn được tìm thấy trong lõi của các hành tinh trên cạnh như sao Thủy, sao Kim, sao Hỏa,… 

Đá lửa

Đá lửa được hình thành do sự nguội lạnh của magma bên trong Trái Đất. Nó có một phân chất lỏng của lớp bao phủ gọi là khí quyển. 

Đá biến chất

Thường được hình thành bởi các loại đá khác nhau như đá trầm tích đá qua các quá trình biến đổi vật lý và hóa học. Sự thay đổi của đá đến từ chính các yếu tố địa chất như là áp suất và nhiệt độ. Do đó đây là loại đá phụ thuộc vào khoáng chất mà nó chứa cũng như phụ thuộc và mức độ biến đổi của nó do yếu tố địa chất. 

Sự khác biệt giữa đất trồng và đá

Từ những phân tích về đất trồng và đá ở trên, có thể kết luận được rằng sự khác biệt giữa đất trồng và đá chính là độ phì nhiêu.

Đất trồng và đá khác nhau ở độ phì nhiêu
Đất trồng và đá khác nhau ở độ phì nhiêu

Cụ thể thì lớp đất trồng là một lớp vật chất tơi xốp ở bề mặt lục địa và đo độ phì nhiêu, có các chất dinh dưỡng cho phép cây trồng có thể phát triển. Đất trồng bao gồm 3 tầng đó là chứa mùn, tầng tích tụ và tầng đất mẹ. 

Còn đá là các sản phẩm có được từ đá gốc hay còn gọi là nham thạch phá hủy. Đá chỉ được coi là 1 trong 3 tầng đất. Nó chỉ có chức năng cung cấp các chất chất vô cơ, quyết định thành phần khoáng vật và cơ giới của đất. 

XEM THÊM: #5 bí mật về địa danh hồ Ba Bể nhất định phải bạn phải biết!

Trên đây, là những kiến thức về đất trồng và đá, từ đó so sánh sự khác biệt giữa đất trồng và đá. Qua bài viết hy vọng cách bạn đã hiểu được về đá và đất trồng, biết được những đặc trưng mà đất trồng và đá đem lại. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *