Kho tàng thành ngữ của Việt Nam vô cùng phong phú, đặc biệt trong đó có câu “lên thác xuống ghềnh”. Vậy bạn có biết lên thác xuống ghềnh nghĩa là gì không? Nếu đang tìm kiếm đáp án cho câu hỏi trên, vui lòng theo dõi bài viết dưới đây của muahangdambao.com để biết thêm những kiến thức hữu ích nhất nhé!
Tìm hiểu ý nghĩa của từ lên thác xuống ghềnh là gì?
– Về nghĩa đen: Thác chính là nơi nước chảy vượt qua các vách đá còn ghềnh là nơi có đá lởm chởm, dòng nước chảy xiết. Như vậy thác và ghềnh đều là để chỉ nơi có địa hình không được bằng phẳng và gây ra nhiều khó khăn, nguy hiểm cho người đi lại.
– Về nghĩa bóng thì cụm từ lên thác xuống ghềnh có nghĩa là chỉ hành động ngược chiều nhau, thể hiện sự vượt qua mọi gian truân, khó khăn. Chỉ cuộc đời của những con người gặp rất nhiều gian lao, vất vả. Ở đây, người xưa đã dùng hai cụm từ đối lập nhau là lên – xuống cùng thác – ghềnh để nhấn mạnh hơn sự thăng trầm ấy.
Trong tiếng Anh, bạn có thể dùng cụm “to wander up hill and down dale” để diễn tả câu lên thác xuống ghềnh ở những trường hợp đặc biệt, cần thể hiện rõ sự vất vả, lên xuống của đời người.
Đặt câu cùng với thành ngữ lên thác xuống ghềnh
– Ông bà, cha mẹ em đã sống 1 cuộc sống đầy cực khổ, lên thác xuống ghềnh, làm lụng vất vả để lo cho cuộc sống của con cháu sau này. Do đó, em phải biết ơn với điều đó và phụng dưỡng họ thật tốt.
– Để đạt được thành công như ngày hôm nay, anh ấy đã phải trải qua một cuộc sống lên thác xuống ghềnh với muôn vàn khó khăn.
– Cô ấy rất biết ơn những khoảng thời gian lên thác xuống ghềnh khi còn nhỏ đã trở thành động lực để cô ấy cố gắng đến tận ngày hôm nay.
Tìm hiểu những câu thành ngữ có nghĩa tương tự lên thác xuống ghềnh
Lên núi đao, xuống biển lửa
Lại là cấu trúc câu “lên – xuống” để thể hiện sự khó khăn vất vả của đời người. Kết hợp cùng hai nơi nguy hiểm đầy đao kiếm và biển lửa đã khiến người đọc cảm nhận được sự gian truân mà một người có thể gặp phải trong đời.
Lên rừng xuống biển
Ý nghĩa của thành ngữ này là muốn nói đến cuộc sống làm lụng vô cùng vất vả của con người, diễn tả nỗi nhọc nhằn phải đi muôn nơi để cố gắng hoàn thành 1 công việc nào đó hay vượt qua cuộc sống tràn đầy thử thách này.
Mấy núi cũng leo, mấy sông cũng lội
Thực tế, câu này được cắt từ câu hoàn chỉnh là “Thương nhau mấy núi cũng trèo, mấy sông cũng lội, mấy đèo cũng qua”. Ý nghĩa của câu trên là nói về tình yêu đôi lứa, trong sáng, đơn giản nhưng vẫn có thể vì người mình yêu mà không ngại gian nguy, khổ cực (tình yêu đẹp).
Nếu thay vào trong cuộc sống cũng có ý nghĩa tương tự, dẫu cuộc sống có bao nhiêu vất vả đi chăng nữa thì cũng sẽ cố gắng để vượt qua, nhất định không chịu bỏ qua để đạt tới thành công.
Ba chìm bảy nổi
Thành ngữ ba chìm bảy nổi được dùng để ví cảnh ngộ của một người khi lên xuống, long đong, vất vả nhiều phen. Chìm và nổi là hai động từ trái nghĩa với, từ chỗ biểu thị tính liên tục của hành động hết chìm rồi lại nổi thì tổ hợp này lại được dùng để chỉ sự gian truân, vất vả của một người nào đó, vừa qua điều không may này, lại gặp phải sự éo le khác.
Tìm hiểu một số câu thành ngữ, tục ngữ nói về ý chí vượt qua khó khăn
Chân cứng đá mềm
Chân cứng, đá mềm chính là hình ảnh cho sự nhẫn nại, kiên trì, bền bỉ đến tận cuối cùng, không quản ngại khó khăn hay trở ngại, quyết tâm vượt qua thử thách một cách vững vàng.
Bên cạnh đó, người ta cũng dùng thành ngữ này để khuyến khích cũng như động viên bản thân hoặc người thân cố gắng hơn trong cuộc sống. Chỉ cần bạn tự tin vào chính bản thân mình để giành chiến thắng thì mọi thứ đều có thể diễn ra suôn sẻ.
Có chí làm quan thì có gan làm giàu
Câu tục ngữ này có ý nói rằng, người muốn có được địa vị và danh vọng thì phải ôm trong mình hoài bão và ý chí lớn. Bản thân muốn làm giàu thì nhất định phải có được sự gan dạ, dám bỏ vốn ra đầu tư, không sợ bị thua lỗ hay mất mát.
Khi bản thân có đủ bản lĩnh và quyết tâm ấy thì dù có gặp khó khăn hay nguy hiểm tới đâu cũng sẽ không thể ngăn cản bạn đến được với thành công.
Có công mài sắt, có ngày nên kim
Hiểu theo nghĩa đen thì câu này có nghĩa là những người thợ rèn có thể từ một thanh sắt vô cùng thô sơ, to lớn rèn thành một chiếc kim nhỏ bé cực kỳ sắc bén dùng trong khâu vá.
Tuy nhiên, chúng ta thường hiểu câu này theo nghĩa bóng nhiều hơn. Đó là mượn hình ảnh trên để khuyên nhủ lớp kế cận bài học về lòng kiên trì, sự nghị lực trong cuộc sống. Nếu chúng ta lúc nào cũng chăm chỉ rèn luyện, không ngại vượt qua thử thách khó khăn thì chắc chắn sẽ bước tới thành công.
Nước lã mà vã nên hồ, tay không nổi được cơ đồ mới ngoan
Ý nghĩa của câu nói trên là ý chỉ từ vũng nước lã nhỏ mà có thể làm thành biển hồ, từ tay không mà dựng nên được sự nghiệp to lớn mới thật sự là những người tài giỏi và có ý chí ngoan cường.
Từ đó, muốn nhắn nhủ mỗi người trong chúng ta rằng đừng sợ bắt đầu với hai bàn tay trắng. Vì chỉ với 2 bàn tay trắng ấy chúng ta vẫn có thể làm nên được sự nghiệp, vậy mới đáng trân trọng, đáng khâm phục.
Đừng thấy sóng cả mà đã ngã tay chèo
Trong cuộc sống, mấy ai đạt được thành công mà không phải trải qua khó khăn gian khổ. Bởi vì đường đời có lắm chông gai chứ không hề bằng phẳng như ta tưởng. Nếu ta nản lòng, mất đi ý chí khi bắt tay vào việc nhất là những công việc khó khăn thì chắc chắn sẽ thất bại mà thôi.
Thành ngữ là gì? 101 câu thành ngữ hay nói về gia đình, cuộc sống….
Thành ngữ: hữu duyên thiên lý năng tương ngộ có nghĩa là gì?
Hy vọng bài viết nói trên của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu được lên thác xuống ghềnh có nghĩa là gì. Từ đó rút ra được cho mình những bài học sâu sắc nhất trong cuộc đời, đừng vội thấy khó khăn mà đã bỏ cuộc bạn nhé vì mọi thứ vẫn còn đang ở phía trước.