Vỏ tôm được cấu tạo bằng gì? ăn vỏ tôm có nhiều canxi không?

Nhiều người cho rằng nếu đã ăn tôm thì nên ăn luôn phần vỏ vì vỏ tôm có chứa rất nhiều canxi, vậy thực hư chuyện nay ra sao? Hãy cùng với muahangdambao.com tìm hiểu trong bài viết sau đây để có thêm các thông tin bổ ích nhất bạn nhé!

Vỏ tôm được cấu tạo bằng gì?

Vỏ tôm được cấu tạo bởi một polymer chuỗi dài có tên kitin. Bởi vì kitin là một thành phần vô cùng đặc trưng của các thành tế bào của nấm, các khung xương của động vật chân đốt như là động vật giáp xác, trong đó có tôm.

Vỏ tôm được cấu tạo bằng chất gì?
Vỏ tôm được cấu tạo bằng chất gì?

Như đã nói, kitin là một polymer chuỗi dài của N-Acetylglucosamine, một dẫn xuất của glucose và đã được tìm thấy ở rất nhiều nơi trên khắp giới tự nhiên. Cấu trúc chính của kitin là có thể so sánh được với những cellulose polisaccarit. Xét về mặt chức năng thì nó cũng có thể được so sánh với protein keratin. Kitin cũng đã được chứng minh là rất hữu ích cho nhiều mục đích y tế và công nghiệp. Như vậy bạn đã biết vỏ tôm có chất gì rồi phải không nào?

Vỏ tôm có canxi không?

Có rất nhiều quan niệm sai lầm về việc vỏ tôm có canxi ko hay ăn vỏ tôm có canxi k? Tuy nhiên, theo những nghiên cứu của các chuyên gia thì trong vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít canxi. Đa số hàm lượng canxi có trong tôm sẽ đến từ phần thịt tôm. Còn độ cứng của vỏ tôm đến từ thành phần kitin. Đây là một dạng polymer chuỗi dài giúp lớp vỏ bên ngoài của một số động vật được cứng cáp hơn.

heo các chuyên gia, vỏ tôm gần như không có hoặc có rất ít canxi. Đa số hàm lượng canxi có trong tôm đến từ phần thịt. Độ cứng của vỏ tôm đến từ thành phần chitin. Đây là một dạng polymer giúp lớp vỏ bên ngoài của một số động vật cứng cáp.

Ăn vỏ tôm có tốt không?

Bên cạnh câu hỏi vỏ tôm có nhiều canxi không thì câu hỏi vỏ tôm có tác dụng gì cũng rất được quan tâm. Tuy nhiên, câu trả lời có thể sẽ khiến bạn phải thất vọng vì vỏ tôm thực sự không có 1 tác dụng cụ thể nào đối với sức khỏe.

Ngoài ra, nếu bạn ăn quá nhiều vỏ tôm thì có thể gây ra các phản ứng dị ứng hoặc ngộ độc thực phẩm tương đối nặng. Một số dấu hiệu cho thấy bạn đã bị dị ứng với vỏ tôm như:

  • Xuất hiện tình trạng nôn mửa và tiêu chảy không dứt.
  • Xuất hiện các cơn đau dạ dày và chuột rút kéo dài.
  • Sưng cổ họng, lưỡi hoặc thậm chí là cả môi
  • Cảm thấy khó thở, thở gấp, khó khăn.
  • Nổi mẩn ngứa đỏ hoặc mề đay.
Ăn vỏ tôm có thể khiến bị bản nổi các mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu
Ăn vỏ tôm có thể khiến bị bản nổi các mẩn đỏ gây ngứa ngáy, khó chịu

Trong một số trường hợp, những người bị dị ứng với vỏ tôm còn có thể bị sốc phản vệ đe dọa tới tính mạng và cần được điều trị ngay lập tức. Nói tóm lại, với câu hỏi: “Ăn vỏ tôm có nhiều canxi không” thì câu trả lời sẽ là không. Ngoài ra, bạn cũng không nên ăn một số bộ phận khác của con tôm như là phần đầu và đường chỉ đen trên lưng tôm. Bởi vì:

  • Đầu chính là phần chứa chất thải của loài động vật này. Bộ phận này sẽ chứa rất nhiều các kim loại nặng dễ gây hại cho sức khỏe con người, nhất là đối với các phụ nữ đang mang thai và trẻ nhỏ. Độc tố của những kim loại nặng như asen có thể gây dị tật bẩm sinh ở thai nhi hoặc sảy thai, ngộ độc thực phẩm nặng.
  • Trong khi đó, đường chỉ đen trên lưng tôm chính là đường tiêu hóa của loài tôm. Nó không gây hại tới sức khỏe nhưng để tăng cường vệ sinh an toàn thực phẩm thì bạn nên loại bỏ đường chỉ tôm trước khi tiến hành chế biến và tiêu thụ.

Xem thêm: Chất béo là gì? Thế nào là chất béo bão hoà & không bão hoà

Cách tốt nhất để khắc phục khi bị dị ứng tôm

Trên thực tế thì hiện tại vẫn chưa có cách điều trị triệt để tình trạng dị ứng hải sản và động vật có vỏ mà ở đây là vỏ tôm. Do đó, cách điều trị tốt nhất là bạn hãy chủ động không ăn vỏ tôm và cả các động vật giáp xác khác. Bệnh nhân cần phải tránh xa các loài hải sản hoàn toàn nếu có nguy cơ dị ứng nghiêm trọng, gây ra hiện tượng sốc phản vệ.

Trong trường hợp, người bệnh vô tình ăn phải vỏ tôm và có dấu hiệu dị ứng, epinephrine (adrenaline) sẽ là phương pháp điều trị đầu tiên cho sốc phản vệ. Đối với các phản ứng nhẹ hơn như là nổi phát ban trên da hoặc ngứa, hãy sử dụng các thuốc kháng histamin. Hiện nay đã có nhiều loại thuốc kháng histamin không kê toa có sẵn trên thị trường, bệnh nhân có thể chuẩn bị sẵn phòng trường hợp bản thân xuất hiện triệu chứng dị ứng sau khi đã ăn phải vỏ tôm.

Ngoài ra bạn cũng có thể uống thuốc Tây khi bị nổi mề đay, ngứa nhưng nên hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa và không nên dùng quá liều lượng chỉ định. Bôi thuốc chống dị ứng cũng là cách giúp làm giảm tình trạng dị ứng trên da nhanh nhất bởi những loại kem này có tác dụng giảm ngứa, mẩn đỏ, mề đay rất hiệu quả.

Tốt nhất là chúng ta không nên ăn phần vỏ tôm
Tốt nhất là chúng ta không nên ăn phần vỏ tôm

Cách phòng ngừa dị ứng vỏ tôm

Như đã nói, mặc dù chưa có cách để điều trị nhưng bệnh nhân hoàn toàn có thể ngăn ngừa dị ứng vỏ tôm và một số động vật có vỏ khác bằng những lời khuyên sau đây:

  • Tìm hiểu thật kỹ các món ăn, đặc biệt những món lần đầu tiên trước khi ăn.
  • Tránh việc ăn uống tại nhà hàng hải sản hoặc mua bán ở chợ cá. Một số người còn xuất hiện phản ứng dị ứng ngay cả khi họ hít phải 1 chút hơi nước hoặc mùi trong lúc chế biến hải sản.
  • Đọc kỹ nhãn dán trên thực phẩm và đồ ăn đóng hộp. Các sản phẩm thực phẩm và đồ đóng hộp rất có thể chứa hải sản có vỏ. Tuy nhiên, thành phần này sẽ không được công bố trên nhãn nếu là hải sản thân mềm, như là sò điệp và hàu. Chính vì vậy, hãy thật thận trọng với những loại thực phẩm có chứa các thành phần không rõ ràng và có khả năng khiến bạn bị dị ứng, như là “hương vị hải sản” hay “nguồn gốc từ cá”.
  • Thông báo cho những người khác về tình trạng dị ứng vỏ tôm của bạn. Trong những chuyến bay có phục vụ các bữa ăn, bạn nên chủ động hỏi tiếp viên hàng không xem trong khẩu phần ăn có vỏ tôm hoặc các loại hải sản có vỏ khác hay không. Khi nhận lời mời đến dự 1 bữa tiệc nào, hãy cho người đãi tiệc biết về tình trạng dị ứng của bạn. Nếu trẻ bị dị ứng thì hãy thông báo ngay cho nhà trường, thầy cô giáo hoặc những người giữ nhiệm vụ chăm sóc trẻ.

Nên ăn phần nào của tôm để bổ sung canxi?

Qua các thông tin nói trên chúng ta có thể thấy được rằng vỏ tôm không hề chứa nhiều canxi như mọi người tường mà canxi sẽ chứa nhiều nhất là ở phần thịt tôm. Vỏ tôm không chỉ không chứa canxi mà còn chứa rất nhiều các chất có thể gây độc, không tốt cho hệ tiêu hoá của con người. Vì vậy khi ăn tôm tốt nhất chỉ nên ăn phần thịt và không nên ăn vỏ tôm nhé.

Các bộ phận còn lại của tôm có ăn được không?

Tôm là 1 loại hải sản được rất nhiều người ưa thích với đa dạng cách chế biến ngon miệng. Nhưng liệu có phải bộ phận nào của tôm cũng có thể ăn được? Cùng tìm hiểu thêm nhé!

Tôm là một loại hải sản ngon, ngọt nước
Tôm là một loại hải sản ngon, ngọt nước

Phần đuôi tôm

Đuôi tôm không có quá nhiều thịt như phần thân mà chủ yếu là vỏ nên cũng tương tự như vỏ tôm và dĩ nhiên là không có tác dụng bổ sung canxi.

Phần chân tôm

Cũng giống như vỏ và đuôi tôm, chân tôm vẫn ăn được nhưng không cung cấp bất cứ chất dinh dưỡng nào. Tuy nhiên, nếu bạn biết cách chế biến thì chân tôm sẽ rất giòn, là một món phụ ngon lành và cực kỳ lạ miệng.

Phần đầu tôm

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì phần đầu tôm là bộ phận dễ đem lại nhiều rủi ro nhất khi ăn và khuyến cáo không nên sử dụng để chế biến. Do đầu tôm bao gồm phần vỏ cứng để bao lấy các bộ phận khác từ hệ thần kinh, tiêu hóa cho đến hệ bài tiết.

Việc ăn đầu tôm sẽ đem lại nguy cơ cao nhiễm giun sán, các chất bẩn (do tôm ăn tạp) và cũng có thể bị ngộ độc từ những chất thải trong đầu tôm. Đặc biệt lưu ý, không được để bà bầu ăn đầu tôm vỏ tôm vì có thể bị nhiễm độc gây ảnh hưởng đến cả mẹ và bé.

Xem thêm: Chất đạm là gì? Có trong thực phẩm nào? Thừa chất đạm sẽ bị bệnh gì?

Ngoài tôm thì chúng ta nên ăn gì để bổ sung canxi?

Tôm cung cấp canxi cho chúng ta nhưng ăn quá nhiều cũng không tốt cho sức khỏe. Thay vào đó, có rất nhiều thực phẩm khác có thể giúp cho bạn cung cấp thêm lượng canxi cần thiết. Ví dụ như là:

Đậu phụ: Chỉ với một lượng khoảng 126g đậu phụ thì bạn đã đáp ứng được đến 86% nhu cầu canxi hằng ngày. Do đó, đậu phụ chính là lựa chọn tuyệt vời nhất cho việc bổ sung canxi và cả protein. Đậu phụ cũng là thực phẩm khá lành tính, hầu như mọi người đều có thể ăn được, cách chế biến lại đa dạng, thỏa sức sáng tạo.

Sữa và các sản phẩm được làm từ sữa: Nếu bạn đang lên danh sách bổ sung canxi thì tuyệt đối không thể thiếu sữa. Không chỉ sữa mà cả những chế phẩm từ sữa như phô mai hoặc sữa chua cũng chứa 1 hàm lượng canxi dồi dào, mùi vị lại thơm ngon, phù hợp với khẩu vị của rất nhiều người.

Các loại hạt: Có rất nhiều loại hạt khác nhau với những thành phần dinh dưỡng cực tốt, giàu chất canxi, protein và các loại chất béo đem lại lợi ích cho sức khỏe. Một số loại hạt bạn có thể tham khảo như là hạnh nhân, hạt chia, hạt cần tây, hạt vừng,… Trong đó, hạnh nhân chính là loại hạt chứa nhiều canxi nhất.

Ngoài tôm chúng ta có thể bổ sung canxi bằng những thực phẩm khác
Ngoài tôm chúng ta có thể bổ sung canxi bằng những thực phẩm khác
  • Cá mòi và cá hồi đóng hộp: Đặc điểm nổi bật của những loại thực phẩm này là bạn có thể ăn luôn cả xương vì chúng thường rất mềm và nhỏ, giúp cung cấp đến 35% lượng canxi bạn cần hằng ngày. Không chỉ có vậy, cá mòi và cá hồi đóng hộp còn có chứa rất nhiều protein, axit béo omega 3 có lợi cho làn da, tim mạch và não bộ.
  • Những loại rau có lá màu ngả xanh sẫm: Rau xanh là loại thực phẩm thường được biết tới với công dụng bổ sung chất xơ. Nhưng bên cạnh đó các loại rau có màu xanh sẫm như là cải xanh, rau chân vịt, cải xoăn,… còn có hàm lượng cao canxi, cung cấp tới 25% lượng canxi cần thiết cho một ngày.
  • Quả sung: Chỉ cần một cốc nhỏ quả sung đã có thể chứa tới 241mg canxi. Dù là quả sung tươi hay khô vẫn đều chứa 1 lượng canxi dồi dào. Ngoài ra còn có các chất giúp chống oxy hóa và chất xơ mang đến cho bạn 1 làn da đẹp và còn tốt cho cả hệ tiêu hóa.
  • Đậu bắp: Cứ tiêu thụ mỗi 1 chén nhỏ đậu bắp là bạn đã nạp vào cơ thể 82mg canxi. Bạn có thể kết hợp đậu bắp với nhiều loại rau nấu canh chua hoặc kho đậu bắp với đậu phụ để gia tăng lượng canxi cung cấp cho cơ thể. Ngoài canxi, đậu bắp còn chứa chất protein, chất xơ, sắt và kẽm.

Hy vọng, thông qua bài viết này đã giúp bạn đọc hiểu được vỏ tôm được cấu tạo từ chất gì, ăn vỏ tôm có nhiều canxi không cũng như sử dụng tôm đúng cách nhất mà không bị dị ứng.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *