Văn tự sự là gì? Hướng dẫn cách làm bài văn tự sự chi tiết

Tự sự là thể loại văn cơ bản nhất trong hệ thống văn học của Việt Nam. Đặc biệt, thể loại này còn là nguồn cảm hứng để ra đề trong các kỳ thi quan trọng nhằm đánh giá khả năng làm bài của học sinh. Vậy văn tự sự là gì? Các bước làm bài văn tự sự như thế nào? Cùng theo dõi bài viết này của muahangdambao.com để có câu trả lời chính xác. 

Tìm hiểu thế nào là văn tự sự?

Yếu tố tự sự là gì? Tự sự là phương pháp trình bày một chuỗi các sự kiện, sự việc cho người nghe hoặc người đọc và dẫn tới một kết thúc, thể hiện ý nghĩa. Thông qua một chuỗi các câu viết, nói hoặc hình ảnh để người nghe, đọc có thể dễ dàng nắm bắt.

Tự sự là thể loại văn bản rất quen thuộc
Tự sự là thể loại văn bản rất quen thuộc

Do vậy, bài văn tự sự sẽ được khắc họa nhờ hệ thống các chi tiết bao gồm sự kiện, ngoại hình của nhân vật, không gian thời gian diễn ra. Ngoài ra, còn bao gồm hệ thống diễn tả cảm xúc, tính cách, phong tục, văn hóa,… xoay quanh cốt truyện có bố cục rõ ràng với mở đầu, diễn biến và kết thúc.

Cấu trúc của đoạn văn tự sự gồm những gì?

Bài văn tự sự thường có cấu trúc gồm ba phần chính là:

  • Mở bài: Giới thiệu các nhân vật, hoàn cảnh, sự việc xảy ra câu chuyện đó. Nâng cao hơn, bạn còn có thể mở bài bằng cách nêu lên những suy nghĩ, cảm xúc, ấn tượng của mình về cốt truyện định kể.
  • Thân bài: Kể chi tiết về những đặc điểm của các nhân vật chính như tên gọi, ngoại hình, lai lịch,… Đồng thời cũng trình bày câu chuyện theo một trình tự, bố cục rõ ràng, mạch lạc để làm rõ được sự vận động hợp lý, kết nối giữa các chi tiết theo thời gian, không gian hoặc theo diễn biến thay đổi của tâm lí nhân vật.
  • Kết bài: Nêu kết thúc của câu chuyện, thái độ, ấn tượng và bài học của người kể rút ra từ câu chuyện đã trình bày.

Văn tự sự có những yêu cầu gì?

  • Về nhân vật: Trong văn tự sự, các nhân vật chính đóng vai trò chủ yếu trong việc thể hiện nội dung và ý nghĩa câu chuyện, nhân vật phụ tham gia vào cốt truyện để làm nổi bật tính cách, lai lịch,,… của nhân vật chính. 
Cần ghi nhớ những yêu cầu cơ bản khi viết văn tự sự
Cần ghi nhớ những yêu cầu cơ bản khi viết văn tự sự
  • Sự việc: Sự việc phải được trình bày theo trình tự thời gian, không gian cụ thể và do các nhân vật cụ thể thực hiện. Có diễn biến, nguyên nhân, kết quả,… để thể hiện được tư tưởng mà người kể mong muốn biểu đạt.
  • Chủ đề: Mỗi câu chuyện đều có một ý nghĩa nhất định toát lên từ sự việc, cốt truyện.
  • Lời văn tự sự : Khi kể về người, lời văn sẽ phải giới thiệu tên, lai lịch, tính cách, tài năng của nhân vật. Khi kể việc thì lời tự sự phải kể về các hành động, kết quả và sự đổi thay do những hành động ấy đem lại. 
  • Thứ tự kể: Các sự việc phải được kể theo thứ tự thời gian hợp lý, theo diễn biến câu chuyện cho đến hết.
  • Ngôi kể: Việc lựa chọn ngôi kể cực kỳ quan trọng trong văn tự sự, người kể có thể xuất hiện ở nhiều hình thức, ngôi kể khác nhau. Tuy nhiên, mỗi ngôi kể đều có những điểm mạnh và hạn chế nhất định nên người viết sẽ cần lựa chọn ngôi kể sao cho phù hợp.

Hướng dẫn cách làm văn tự sự chi tiết nhất

Cách viết bài văn tự sự kể chuyện đời thường 

  • Biết sắp xếp thứ tự các sự việc theo một trình tự thời gian, không gian nhất định, đảm bảo có ý nghĩa.
  • Trình bày bài văn theo bố cục 3 phần chính là mở – thân – kết thật mạch lạc.
  • Tuỳ vào yêu cầu đối tượng kể để lựa chọn các tình huống, ngôi kể. 

Gợi ý cách xây dựng dàn bài kể chuyện đời thường:

Cách viết 1 bài văn tự sự không quá khó
Cách viết 1 bài văn tự sự không quá khó
  • Mở bài: Giới thiệu về câu chuyện sắp kể như là sẽ kể về đối tượng nào, nhân vật thế nào, không gian câu chuyện diễn ra ở đâu, lúc nào,…)
  • Thân bài: Giới thiệu chi tiết rõ ràng hơn về nhân vật, thời gian diễn ra câu chuyện, bối cảnh chính xác. Sau đó hãy kể những diễn biến theo trình tự thời gian, không gian rõ ràng và bài học được rút từ câu chuyện.
  • Kết bài: Cảm xúc của chính người viết đối với câu chuyện nói trên.

Cách viết bài văn thể loại tự sự kể chuyện tưởng tượng

  • Cốt truyện phải dựa theo tưởng tượng trong không gian, thời gian hợp lý nhất.
  • Biết xây dựng cốt truyện tượng tượng có các tình huống không gian thời gian logic.
  • Kể chuyện theo 1 trình tự thời gian và không gian rõ ràng.
  • Xác định chính xác được đối tượng được kể là sự việc hay con người.
  • Từ đó có thể xây dựng được tình huống xuất hiện, diễn biến của sự việc hay nhân vật đó.
  • Bố cục chính của bài viết theo 3 phần rõ ràng mở – thân – kết bài.

Gợi ý một số cách để làm bài văn tự sự tưởng tượng:

Cần sắp xếp trình tự bài văn theo các mốc thời gian hợp lý
Cần sắp xếp trình tự bài văn theo các mốc thời gian hợp lý
  • Thay đổi có chủ đích phần cốt truyện hoặc thêm phần kết có ý nghĩa khác cho một câu chuyện cổ tích hay dân gian.
  • Tưởng tượng, hình dung khung cảnh gặp gỡ của các nhân vật trong truyện cổ dân gian. Từ đó kể lại câu chuyện hoặc xây dựng một cốt truyện với những nhân vật đó.
  • Kể về một cuộc gặp gỡ của em với những người thân trong giấc mơ của mình rồi diễn đạt theo trình tự thời gian, không gian dễ hiểu, không làm rối trí của người đọc.

Có thể bạn quan tâm:

Văn diễn dịch là gì? Văn quy nạp là gì? Cách viết đoạn văn diễn dịch

Văn miêu tả là gì? Các bước để hoàn thiện 1 bài văn miêu tả

Hy vọng bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin thật bổ ích cho bạn đọc và giải đáp được thắc mắc về văn tự sự là gì và cách để viết 1 bài văn tự sự. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *