Top 7 truyện thần thoại Việt Nam không thể bỏ qua

Kể truyện cho trẻ nghe là một trong những cách hữu ích để giúp trẻ cải thiện kỹ năng nghe, nói, tăng tư duy, vốn từ cũng như tính sáng tạo. Truyện thần thoại Việt Nam đầy ly kỳ và nhân văn hay sẽ luôn khiến trẻ cảm thấy thích thú. Hãy cùng muahangdambao.com điểm qua 7 truyện thần thoại Việt Nam hay nhất phù hợp cho các bé nhé.

Định nghĩa truyện thần thoại Việt Nam là gì?

Truyện thần thoại Việt Nam là những câu truyện dân gian được kể bằng văn xuôi có nội dung chủ yếu nói về các vị thần, anh hùng hay các nhân vật sáng tạo văn hóa trong thế giới tự nhiên. Từ đó thể hiện nhận thức và cách hình dung của người xưa với đời sống, thế giới và vũ trụ.

Truyện thần thoại Việt Nam ẩn chứa những chi tiết thú vị về các vị thần
Truyện thần thoại Việt Nam ẩn chứa những chi tiết thú vị về các vị thần

Những chi tiết, hình ảnh trong truyện thường được xây dựng từ trí tưởng tượng của con người, hư ảo và không có thật. Dùng để giải thích về thế giới, coi tất cả mọi hiện tượng đều nhờ vào sức mạnh thần linh chi phối, chế ngự. 

Đây cũng là những quan niệm theo lối duy vật từ thời xa xưa khi loài người bắt đầu xuất hiện trên Trái Đất, giúp phản ánh quá trình sáng tạo văn học con người ở thời cổ đại.

Ví dụ về truyện thần thoại Việt Nam như: Sơn Tinh – Thuỷ Tinh, Lạc Long Quân – Âu Cơ,…

Top 7 truyện thần thoại Việt Nam không thể bỏ qua

Dưới đây là tóm tắt những câu chuyện thần thoại Việt Nam hay mà bạn tuyệt đối không nên bỏ qua:

Truyện thần thoại “Lạc Long Quân và Âu Cơ”

Lạc Long Quân và Âu Cơ được đánh giá là một trong những câu chuyện thần thoại Việt Nam hay và ý nghĩa, giúp lý giải nguồn gốc “con rồng cháu tiên” của người Việt từ xa xưa.  

Lạc Long Quân và Âu Cơ đã đưa 50 con lên rừng và 50 con xuống biển
Lạc Long Quân và Âu Cơ đã đưa 50 con lên rừng và 50 con xuống biển

Theo đó, Lạc Long Quân và Âu Cơ ở với nhau, một năm sau thì sinh được một bọc trứng, cho là điềm không hay nên họ đã bỏ ra ngoài đồng nội để ở. Hơn bảy ngày sau, trong bọc trăm trứng ấy nở ra trăm con trai. 

Âu Cơ đã đem về nuôi nấng cẩn thận, nhờ vậy mà lũ trẻ chóng lớn, khỏe mạnh, trí dũng hơn người. Long Quân lúc này thì ở Thủy Phủ để Âu Cơ cùng các con sống trong cung điện trên đất. 

Vào một ngày nọ, Lạc Long Quân nhận ra người và Âu Cơ thủy hỏa khắc nhau, người thuộc giống rồng ưa ở nước còn người là giống tiên thích ở cạn, tính tình đôi bên khác nhau, không thể ở cùng với nhau một nơi quá lâu. 

Do đó, Lạc Long Quân đã ngỏ ý một nửa các con theo người còn một nửa các con theo Âu Cơ. Sau này, có nguy khốn gian nan thì chỉ cần gọi nhau ứng cứu. Từ đó, những người được sinh ra từ trong bọc trăm trứng được gọi là con rồng cháu tiên, theo dân giân thì đó cũng chính là ông bà tổ tiên của loài người chúng ta.

Truyện thần thoại dân gian “Thần trụ trời”

Thần Trụ Trời là truyện thần thoại đã được lưu truyền khá sớm trong dân gian Việt Nam, giải thích cho sự hình thành trời đất tự nhiên có cả biển, sông, hồ, núi,…

Thần trụ trời là người tạo nên đất đai, biển hồ trên nhân gian
Thần trụ trời là người tạo nên đất đai, biển hồ trên nhân gian

Truyện kể rằng, thuở ấy chưa có thế gian cũng chưa sinh ra muôn vật và loài người như bây giờ. Trời đất chỉ là một vùng hỗn độn, tối tăm và vô cùng lạnh lẽo. 

Bỗng nhiên, một vị thần khổng lồ xuất hiện, chân của thần cao không thể tả xiết. Thần cứ lủi thủi một mình, hì hục vừa đào vừa đập, chẳng bao lâu, cột đá ấy cứ cao dần, cao dần và đẩy vòm trời lên mãi tận phía mây xanh mù tịt. 

Kể từ đó, trời đất mới phân đôi, đất phẳng như cái mâm vuông, trời trùm lên giống như cái bát úp, chỗ đất trời giáp nhau còn được gọi là chân trời. Sau khi trời đã cao, đất đã đủ cứng, Thần phá tan cột lấy đá ném đi, biến nó thành một hòn núi hay một hòn đảo. Còn nơi mà Thần đào đất, đào đá đắp cột năm ấy ngày nay đã trở thành biển rộng.

Truyện thần thoại “Sự tích cây lúa”

Truyện kể rằng, Nữ thần Lúa là con gái cưng của Ngọc Hoàng. Nàng là một cô gái rất xinh đẹp, dáng đi lả lướt và có tính hay hờn dỗi. Sau những trận lụt kinh khủng xảy ra, sinh linh cây cỏ đều bị diệt sạch, Ngọc Hoàng bèn cho những người còn sống sót sinh con để cái trên mặt đất và sai Nữ thần Lúa xuống trần gian để giúp đỡ nuôi sống con người. 

Nàng Lúa dỗi hờn đã ra lệnh cấm lúa được nảy nở
Nàng Lúa dỗi hờn đã ra lệnh cấm lúa được nảy nở

Khi giáng trần, nàng đã làm phép để những hạt giống gieo xuống đất nảy mầm, mọc thành cây và kết bông mẩy hạt. Lúa chín sẽ tự về nhà mà không cần phải gặt hay phơi khô gì cả. Cần ăn thì cứ ngắt bông bỏ vào nồi là lúa sẽ thành thành cơm.

Trong một lần dẫn những bông lúa vào sân, Nữ thần Lúa đã bị một cô gái phang chổi vào đầu khiến nàng vô cùng tức giận. Từ đó, nhất định không cho lúa tự bò về và lúa cũng không tự biến thành cơm nữa, người trần gian sẽ phải tự làm hết tất cả các công đoạn. 

Không những vậy, Nữ thần còn cấm bông lúa nảy nở. Chính vì thế, sau này, vào mỗi lần gặt xong người trần gian sẽ phải làm lễ cúng cơm mới hay còn gọi là cúng hồn Lúa. “Sự tích cây Lúa” là truyện thần thoại của Việt Nam, ngoài việc lí giải về sự ra đời của cây Lúa, câu chuyện còn giải thích kỹ hơn về phong tục cúng nữ thần Lúa ở một số nơi.

Truyện thần thoại “Nữ thần Mặt Trời và Mặt Trăng”

Truyện kể rằng Mặt Trời và Mặt Trăng vốn là hai chị em ruột, con của Trời. Công việc được giao phó hàng ngày đó là phải thay phiên nhau đi xem xét thế gian. 

Câu chuyện giải thích về từng thời điểm trăng xuất hiện
Câu chuyện giải thích về từng thời điểm trăng xuất hiện

Ngày nào gặp phải người khiêng kiệu già đi chậm thì cô Mặt Trời sẽ phải ngồi lâu, ngày ở dưới trần hóa dài ra. Nếu đến lượt bọn trẻ khiêng kiệu đi nhanh thì cô Mặt Trời lại nhanh hoàn thành công việc về sớm thì ngày lại ngắn. 

Trong khi đó, cô em Mặt Trăng tính tình cũng nóng nảy không thua kém gì chị gái, đến đêm con người cũng phải mệt mỏi vì cô em. Loài người trách móc, than thở đến tai nhà Trời, bà mẹ mới lấy tro để trát vào mặt cô Mặt Trăng để xử phạt.

Cũng từ đó, tính tình của cô thay đổi hết sức dịu dàng nên được người dưới trần ai vô cùng yêu thích. Mỗi khi cô ngoảnh mặt nhìn xuống là lúc đó trăng tròn vành vạch, ngoảnh lưng lại là ngày ba mươi, ngoảnh sang phải, sang trái là trăng thượng huyền và hạ huyền. Hôm nào trăng khuyết là lúc vết tro trát mặt được hiện ra. 

Truyện thần thoại “Mười hai bà mụ”

Mười hai bà mụ là câu truyện thần thoại Việt Nam đã được kể lại trong sách “Lược khảo về thần thoại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Đổng Chi. Câu chuyện kể về mười hai nữ thần khéo tay, chuyên làm việc cho Ngọc Hoàng. Những nữ thần này đã được Ngọc Hoàng giao nhiệm vụ tạo ra con người và loài vật ở hạ giới.

12 bà mụ đã nặn ra hình hài của loài người
12 bà mụ đã nặn ra hình hài của loài người

Mười hai nữ thần đảm nhận những công việc khác nhau như người nắn mắt, người nắn tứ chi, người dạy cách cười, nói,… Tuy nhiên, cũng có một số thuyết kể lại rằng mười hai bà mụ đã cùng nhau tạo nên con người mà không phân biệt bất kỳ công việc cụ thể nào. Những khuyết điểm trên cơ thể đều là do mười hai bà mụ tạo ra, thực chất không phải là lỗi ở con người.

Truyện thần thoại “Sơn Tinh và Thuỷ Tinh”

Vua Hùng thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương, xinh đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Đến tuổi cập kê, vua muốn kén cho con gái một người chồng xứng đáng. 

Một ngày nọ, có hai chàng trai khôi ngô tuấn tú đến cầu hôn. Một người đến từ vùng núi Tản Viên là chúa miền non cao tên là Sơn Tinh. Còn một người ở miền biển Đông là chúa miền nước thẳm tên Thủy Tinh.

Sơn Tinh Thuỷ Tinh thể hiện ước vọng khống chế thiên nhiên của con người
Sơn Tinh Thuỷ Tinh thể hiện ước vọng khống chế thiên nhiên của con người

Cả hai người đều có tài năng ngang nhau. Vì vậy vua đã ra điều kiện, ai mang sính lễ tới trước thì vua sẽ gả con gái cho. Sơn Tinh là người đến trước nên đã rước được Mị Nương về, Thủy Tinh đến sau nổi giận đùng đùng, giao tranh với Sơn Tinh. Sơn Tinh dành chiến thắng, Thủy Tinh đành rút quân về nhưng hàng năm vẫn dâng nước đánh Sơn Tinh.

Qua câu truyện thần thoại này, chúng ta có thể mong muốn và ước vọng của người Việt cổ xưa từ ngàn năm trước là có thể chế ngự thiên tai, bão giông phá hoại. Đồng thời, truyện cũng ca ngợi công lao xây dựng và giữ nước của Vua Hùng.

Truyện thần thoại dân gian “Thánh Gióng”

Thánh Gióng là một trong các vị thần trong thần thoại Việt Nam. Gióng mới lên 3 tuổi nhưng đã xin đi đánh giặc, yêu cầu sứ giả về tâu với vua sắm cho mình một con ngựa sắt, một cái roi sắt và một tấm áo giáp sắt để đánh giặc.

Thánh Gióng là vị thần nổi tiếng trong dân gian Việt Nam
Thánh Gióng là vị thần nổi tiếng trong dân gian Việt Nam

Cũng từ đấy, Gióng lớn nhanh như thổi, cơm ăn mấy cũng chẳng no. Sứ giả vừa mang ngựa sắt, roi sắt và áo giáp sắt đến cũng là lúc giặc Ân ập tới. Khi đó, Thánh Gióng đã vươn vai trở thành tráng sĩ, đánh tan quân xâm lược. Một mình cưỡi ngựa lên đỉnh núi, cởi bỏ áo giáp sắt rồi bay về trời. Nhà vua và người dân đã lập đền thờ để tưởng nhớ công ơn đánh giặc của Thánh Gióng. 

Có thể bạn quan tâm:

Top 20+ Truyện tranh tu tiên hay nhất mọi thời đại mới nhất

Truyện đam mỹ là gì? Tổng hợp những thuật ngữ liên quan đến đam mỹ

Hy vọng bài viết trên đã giúp người đọc biết được tên các truyện thần thoại Việt Nam hay, bổ ích và ý nghĩa.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *