Thừa phát lại là gì? Tổng hợp những thông tin liên quan

Thừa phát lại chắc hẳn là một thuật ngữ khá xa lạ với đa số chúng ta, tuy nhiên lại là một chức vụ quen thuộc trong ngành luật. Hãy cùng muahangdambao.com tìm hiểu thừa phát lại là gì và các thông tin liên quan trong bài viết sau đây nhé!

Thừa phát lại là gì?

Thừa phát lại tiếng Anh là Bailiff, là người được Nhà nước bổ nhiệm thực hiện các công việc liên quan đến thi hành án dân sự, tống đạt giấy tờ, lập vi bằng và các công việc khác theo quy định.

Thừa phát lại là một chức vụ do Nhà nước bổ nhiệm
Thừa phát lại là một chức vụ do Nhà nước bổ nhiệm

Điều kiện để trở thành một thừa phát lại là gì?

Cá nhân phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau:

  • Là công dân Việt Nam, có sức khỏe tốt và phẩm chất đạo đức;
  • Không có tiền án, tiền sự;
  • Có bằng cử nhân Luật;
  • Đã công tác trong ngành Luật trên 05 năm hoặc từng là Luật sư, Thẩm phán, Kiểm sát viên, Công chứng viên, Chấp hành viên, Điều tra viên từ Trung cấp trở lên;
  • Có chứng chỉ tập huấn về nghề Thừa phát lại do Bộ Tư pháp tổ chức;
  • Không hành nghề Công chứng, Luật sư và các công việc khác theo quy định của pháp luật.

Thẩm quyền của Thừa phát lại và Văn phòng thừa phát lại

Thừa phát lại

Theo luật thừa phát lại được thực hiện các công việc sau:

  • Tống đạt theo yêu cầu của Tòa án cũng như Cơ quan thi hành án dân sự.
  • Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức và cơ quan.
  • Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của bên đương sự.
  • Thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự, không thi hành các bản án, quyết định thuộc diện Thủ trưởng Cơ quan thi hành án dân sự ra quyết định.
  • Khi thi hành án dân sự, Thừa phát lại có quyền như Chấp hành viên – trừ quyền xử phạt vi phạm hành chính.
  • Cơ quan nhà nước, các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm thực hiện yêu cầu của Thừa phát lại theo quy định của pháp luật, nếu từ chối thì phải chịu trách nhiệm và bồi thường thiệt hại (nếu có).
  • Chi phí liên quan đến công việc của Thừa phát lại phải được ghi nhận trong hợp đồng giữa văn phòng Thừa phát lại và người yêu cầu.
Thừa phát lại thực hiện các công việc trong thẩm quyền quy định
Thừa phát lại thực hiện các công việc trong thẩm quyền quy định

Thừa phát lại không được thực hiện các công việc sau:

  • Tiết lộ thông tin về công việc của mình, trừ trường hợp quy định pháp luật khác;
  • Sử dụng thông tin về công việc để xâm hại quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan và tổ chức;
  • Đòi hỏi thêm các khoản lợi ích vật chất khác ngoài chi phí trong hợp đồng;
  • Kiêm nhiệm hành nghề luật sư, công chứng, thẩm định giá, đấu giá, quản lý và thanh lý tài sản;
  • Trong quá trình thực thi nhiệm vụ, Thừa phát lại không được làm việc liên quan đến quyền lợi của bản thân và những người thân thích bao gồm: vợ/chồng, con cái, cha mẹ, ông bà, cô, dì, chú, bác, cậu, anh chị em ruột, cháu của Thừa phát lại, hoặc của vợ/chồng của Thừa phát lại.
  • Các công việc bị cấm khác theo quy định pháp luật.

Văn phòng thừa phát lại

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của các Thừa phát lại, có trụ sở, con dấu và tài khoản, hoạt động tự chủ về tài chính. Người đứng đầu văn phòng này phải là Thừa phát lại và là người đại diện theo pháp luật.

Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại
Văn phòng Thừa phát lại là tổ chức hành nghề của Thừa phát lại

Văn phòng thừa phát lại có chức năng lập vi bằng đối với giao dịch khi có yêu cầu. Tuy nhiên, có một số giao dịch bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực (giao dịch đất đai) theo quy định của pháp luật thì việc lập vi bằng là không đúng quy định. Việc giao dịch có được công nhận hay không còn phù thuộc vào việc các bạn đã tiến hành giao dịch/hợp đồng đến giai đoạn nào.

 

Thủ tục thực hiện công việc của Thừa phát lại

Tống đạt theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án dân sự

  • Trưởng văn phòng Thừa phát lại có thể giao thư ký nghiệp vụ thực hiện tống đạt, trừ trường hợp các bên thỏa thuận phải do Thừa phát lại tống đạt.
  • Văn phòng Thừa phát lại chịu trách nhiệm trước Tòa án, Cơ quan thi hành án dân sự nếu tống đạt thiếu chính xác, không đúng thủ tục, đúng thời hạn; phải bồi thường theo quy định nếu gây thiệt hại.
  • Thực hiện thủ tục thông báo về thi hành án dân sự và tống đạt văn bản của Tòa án theo quy định của pháp luật.

Lập vi bằng theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức và cơ quan

  • Vi bằng có giá trị chứng cứ trước Tòa án khi giải quyết vụ án, là căn cứ thực hiện các giao dịch hợp pháp theo quy định của pháp luật.
  • Việc lập vi bằng phải do chính Thừa phát lại thực hiện và chịu trách nhiệm, có thể nhờ Thư ký nghiệp vụ hỗ trợ các công việc liên quan.
  • Vi bằng Thừa phát lại chỉ ghi nhận các sự kiện, hành vi được Thừa phát lại trực tiếp chứng kiến một cách khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết (ví dụ liên quan đến đất thừa phát lại), Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng việc lập vi bằng.
Thừa phát lại lập vi bằng cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu
Thừa phát lại lập vi bằng cho cá nhân, tổ chức có yêu cầu

Xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của đương sự

  • Người được thi hành án có quyền dùng kết quả xác minh điều kiện thi hành án của Thừa phát lại để yêu cầu việc thi hành án. Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại cũng dựa trên kết quả này để tổ chức thi hành án.
  • Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời chuyên gia hoặc cơ quan chuyên môn để làm rõ nội dung cần xác minh theo quy định của pháp luật.
  • Người phải thi hành án, người được thi hành án và người có quyền lợi liên quan thỏa thuận với Trưởng văn phòng Thừa phát lại về xác minh điều kiện thi hành án.
  • Trong trường hợp có căn cứ chứng minh kết quả xác minh không chính xác, không khách quan, Cơ quan thi hành án dân sự, văn phòng Thừa phát lại khác có thể không sử dụng kết quả đó nhưng phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
  • Văn bản thỏa thuận phải có các nội dung sau: Nội dung cần xác minh bao gồm yêu cầu xác minh về tài sản hay các điều kiện khác của đương sự; Thời gian xác minh; Quyền và nghĩa vụ của các bên; Chi phí xác minh…
Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án và thi hành án theo yêu cầu
Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án và thi hành án theo yêu cầu

Thi hành các bản án, quyết định của Tòa án theo yêu cầu của đương sự

  • Thừa phát lại có thể thi hành án ngoài địa bàn đặt văn phòng Thừa phát lại nếu đương sự cư trú, có tài sản hoặc các điều kiện khác ngoài địa bàn.
  • Đương sự có quyền yêu cầu văn phòng Thừa phát lại xác minh điều kiện thi hành án khi vụ việc đó đang do Cơ quan thi hành án dân sự tổ chức thi hành. Thời hạn yêu cầu thi hành án theo quy định của Luật thi hành án dân sự.
  • Thừa phát lại thực hiện các thủ tục thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.
  • Trưởng văn phòng Thừa phát lại ra quyết định thi hành án trong vòng 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký hợp đồng thỏa thuận với người yêu cầu, trừ trường hợp có thỏa thuận khác.

Trên đây là khái niệm thừa phát lại là gì cùng các thông tin liên quan. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp các bạn có cái nhìn tổng quan về nghề nghiệp này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *