Tệ nạn xã hội là gì? Tác hại của tệ nạn xã hội và cách phòng chống

Tệ nạn xã hội luôn là một trong những vấn đề nhức nhối trong xã hội ngày nay. Vậy thì tệ nạn xã hội là gì cho ví dụ? Tác hại và cách phòng chống ra sao? Mời bạn đọc hãy cùng dõi theo bài viết này của trang muahangdambao.com để biết thêm những thông tin chính xác nhất!

Tìm hiểu thêm về khái niệm tệ nạn xã hội là gì? Cho ví dụ

Bạn có biết bản chất của tệ nạn xã hội là gì không? Tệ nạn xã hội là hiện tượng mà xã hội trở nên tiêu cực hơn; được biểu hiện bằng những hành vi trái với các chuẩn mực, vi phạm đạo đức xã hội. Thậm chí là vi phạm cả pháp luật, gây ra những hậu quả xấu không chỉ đối với cá nhân, gia đình và còn tác động xấu đến đời sống toàn xã hội.

Tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của đất nước
Tệ nạn xã hội làm ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của đất nước

Ví dụ về tệ nạn xã hội:

  • Các hành vi sai trái là thói hư tật xấu như là đam mê cờ bạc, nghiện hút, mua bán dâm, buôn bán chất cấm,…
  • Vẫn tồn tại các phong tục tập quán cổ hủ, lạc hậu; không theo kịp thời đại.
  • Những hành vi mê tín dị đoan, bói toán không có căn cứ.
  • Đắm mình trong lối sống trụy lạc, sa đọa, suy đồi về mặt đạo đức,…

Có những loại tệ nạn xã hội phổ biến nào?

Tệ nạn hút chích, ma túy

Chỉ tình trạng người bị nghiện phụ thuộc hoàn toàn vào ma túy. Bên cạnh đó còn có các tội phạm liên quan đến ma túy, các hành vi trái phép khác về ma túy.

Ma túy không chỉ làm tiêu hao tiền bạc, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người nghiện mà còn tác động xấu tới cả các thành viên khác trong gia đình.

Bên cạnh đó, nghiện ma túy cũng góp phần làm gia tăng các tệ nạn xã hội khác như là lừa đảo, trộm cắp, giết người cướp của… Ma tuý cũng là nguồn gốc, điều kiện để lan truyền các đại dịch HIV/AIDS,  căn bệnh thế kỷ chưa có thuốc chữa.

Tệ nạn mại dâm 

Đây là hành vi trao đổi tiền bạc, lợi ích vật chất hay những lợi ích khác với nhau nhằm thỏa mãn nhu cầu tình dục giữa người mua dâm với người bán dâm.

Tình trạng mua, bán dâm diễn ra ngày càng phức tạp
Tình trạng mua, bán dâm diễn ra ngày càng phức tạp

Tệ nạn đánh bài, cờ bạc

Tệ nạn này hiện đang phát triển rất mạnh dưới nhiều hình thức tinh vi khiến tình hình trật tự, an toàn xã hội ngày càng trở nên phức tạp. 

Tệ nạn mê tín dị đoan

Tệ nạn mê tín dị đoan khiến người ta tin vào những điều mơ hồ, không đúng với sự thật gây hậu quả xấu, ảnh hưởng tới sức khỏe, tính mạng, tiền bạc của cá nhân, gia đình và cộng đồng…

Tệ nạn rượu bia, nhậu nhẹt

Hệ lụy của rượu bia không chỉ dừng lại ở số người chết do các vụ tai nạn giao thông, do bị bệnh mà còn khiến bao gia đình tan nát, trẻ em bị bạo hành, sống trong đói khổ, thất học…; các vụ hiếp dâm…

Bên cạnh những tệ nạn trên, chúng ta còn có thể kể đến các loại tệ nạn khác như đua xe trái phép, nghiện game điện tử,…cũng có những ảnh hưởng tiêu cực tới tính mạng, sức khỏe và nhân cách con người.

Nguyên nhân dẫn đến các loại tệ nạn xã hội là gì?

Nguyên nhân chủ quan

– Người dân vẫn chưa thể nhận thức rõ ràng và đầy đủ về hành vi nào là tệ nạn xã hội cũng như tác hại của tệ nạn xã hội nghiêm trọng như thế nào.

Còn tồn tại những hủ tục lạc hậu như cướp vợ
Còn tồn tại những hủ tục lạc hậu như cướp vợ

– Trong cộng động vẫn tồn tại lối sống, suy nghĩ lạc hậu, và điều này được thể hiện rõ nhất ở nạn mê tín dị đoan và  bạo lực gia đình.

– Do lối suy nghĩ hiếu thắng, luôn muốn khẳng định bản thân hay do nhu cầu muốn giàu nhanh bằng những hành vi phi pháp như tệ nạn đánh bạc, buôn bán ma túy hay sử dụng trái phép ma túy.

Nguyên nhân khách quan

– Do kinh tế, đời sống vật chất của người dân vẫn chưa được đảm bảo, tình trạng đói nghèo, kinh tế chậm phát triển chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến các tệ nạn xã hội như trộm cướp, đánh bạc hay buôn ma túy.

– Và chính vì đời sống xã hội không được đảm bảo nên trình độ văn hóa, trình độ dân trí còn thấp cũng là nguyên nhân dẫn đến tệ nạn xã hội.

– Các chính sách quản lý, điều hành của nhà nước còn nhiều lỗ hổng, các hoạt động phòng chống, ngăn chặn và hạn chế tệ nạn xã hội dù đã có nhưng chưa triệt để và còn nhiều hạn chế, chưa bắt kịp với xu hướng phát triển của đời sống xã hội.

Tác hại của tệ nạn xã hội đối với đời sống của chúng ta

Đối với bản thân

Tệ nạn xã hội có thể gây ra những tổn thương đối với sức khỏe của chính bản thân những người tham gia, làm tha hóa về nhân cách đạo đức, rối loạn về hành vi ứng xử, rơi vào lối sống buông thả, dễ vi phạm pháp luật và phạm tội hình sự.

Nhân cách, đạo đức của người tham gia tệ nạn xã hội dần bị tha hóa
Nhân cách, đạo đức của người tham gia tệ nạn xã hội dần bị tha hóa

Đối với gia đình, người thân

Với những gia đình có người thân tham gia vào các tệ nạn xã hội sẽ có thể bị khủng hoảng về mặt tài chính và tinh thần. Ví dụ như tệ nạn cờ bạc sẽ phát sinh ra các mâu thuẫn trong quan hệ hôn nhân gia đình của những người nghiện cờ bạc, làm sứt mẻ tình cảm, đổ vỡ niềm tin giữa vợ chồng và dẫn tới tình trạng bạo lực gia đình.

Tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng trước hết là đến bản thân của người sử dụng, làm cơ thể ốm yếu, mắc phải những căn bệnh nghiêm trọng. Ngoài ra tệ nạn xã hội còn làm băng hoại về mặt đạo đức. 

Với những người nghiện ma túy họ sẵn sàng thực hiện những hành vi, kể cả giết người, cướp của để thỏa mãn cơn thèm thuốc của mình. Không chỉ thế, tệ nạn xã hội còn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến gia đình, những gia đình có người mắc tệ nạn bị sa sút về kinh tế, bị tổn hại về tinh thần. 

Đối với cộng đồng, xã hội

Đối với xã hội và đất nước thì tệ nạn xã hội tràn lan sẽ trở thành gánh nặng về kinh tế, là nguyên nhân kéo lùi nền kinh tế đất nước phát triển. Tệ nạn xã hội có tính chất cộng đồng nên dễ nhanh chóng lan tỏa chỉ trong một khoảng thời gian ngắn. 

Tệ nạn xã hội khiến đất nước bị kìm hãm, không thể phát triển
Tệ nạn xã hội khiến đất nước bị kìm hãm, không thể phát triển

Tệ nạn xã hội gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến trật tự an toàn xã hội; khiến người dân luôn phải sống trong nỗi bất an, lo lắng. Tệ nạn xã hội cũng tác động mạnh mẽ đến thuần phong mỹ tục của đất nước.

Vậy việc phòng chống tệ nạn xã hội là gì? Cách phòng chống hiệu quả

Công tác phòng chống tệ nạn xã hội là quy trình mà cả Nhà nước cùng với các ngành, các cấp cũng như các đoàn thể tổ chức của xã hội và tất cả mọi công dân trong đó có lực lượng công an là nòng cốt tiến hành những biện pháp một cách đồng bộ nhằm phát hiện, ngăn chặn, loại trừ triệt để các tệ nạn xã hội.

Dưới đây là một số biện pháp phòng chống tệ nạn xã hội hiệu quả:

Ban hành và thực thi những văn bản pháp luật

Pháp luật là một trong những công cụ chính giúp Nhà nước quản lý xã hội, trong đó bao gồm cả việc khắc phục, hạn chế cũng như ngăn chặn các tệ nạn xã hội đang diễn ra. 

Cụ thể bằng những quy phạm pháp luật, nhà làm luật sẽ quy định về những chế tài xử phạt đối với các tệ nạn bao gồm xử lý vi phạm hành chính và truy cứu trách nhiệm về hình sự mang tính chất răn đe.

Có các văn bản pháp luật về chế tài xử phạt các tệ nạn xã hội
Có các văn bản pháp luật về chế tài xử phạt các tệ nạn xã hội

Tuyên truyền, vận động, giáo dục cũng như thuyết phục

Đây là một trong những cách để hạn chế tệ nạn xã hội được áp dụng lâu dài từ trước tới nay. Nhằm mục đích giúp cho suy nghĩ, lối sống và ý thức của người dân trở nên đúng đắn, tránh sự lệch lạc. 

Đồng thời cũng giúp người dân hiểu được tác hại do tệ nạn xã hội mang lại, từ đó kiểm soát hành vi của mình đồng thời tác động tới người thân, bạn bè, hàng xóm để cùng nhau phòng, tránh tệ nạn xã hội. 

Bên cạnh đó là việc tuyên truyền, giáo dục thông qua sách, báo, các phương tiện truyền thông đại chúng, mạng xã hội, thông qua hoạt động dạy và học tại nhà trường cũng như các hoạt động xã hội của những tổ chức, hội, nhóm,…

Tiến hành các cuộc thanh, kiểm tra những hoạt động liên quan đến tệ nạn xã hội

Việc thanh tra, kiểm tra các tệ nạn xã hội sẽ được thực hiện tại một số ngành nghề, lĩnh vực có liên quan như là hoạt động kinh doanh nhà nghỉ, khách sạn, karaoke đối với các tệ nạn mại dâm.

Kiểm tra đột xuất các tụ điểm như quán Karaoke, quán nhậu
Kiểm tra đột xuất các tụ điểm như quán Karaoke, quán nhậu

Kiểm tra, giám sát đối với hoạt động vận tải hàng hóa trong nạn buôn bán ma túy; có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan với người dân trong việc phát hiện, xử lý các tệ nạn có yếu tố vi phạm pháp luật như tố cáo hành vi đánh bài, tổ chức đánh bài, buôn bán và tàng trữ trái phép các chất ma túy, bạo lực gia đình, mua bán dâm, hiếp dâm,…

Có thể bạn quan tâm:

Định kiến là gì? nguyên nhân & tác hại về những định kiến trong xã hội

Cống hiến là gì? Ý nghĩa của sự cống hiến đối với xã hội

Trên đây là những giải đáp về tệ nạn xã hội là gì, tác hại và cách phòng chống. Nếu còn băn khoăn nào khác, bạn đọc có thể gửi câu hỏi cho chúng tôi để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *