Tản văn là gì? Sự khác nhau giữa tản văn và tùy bút

Tản văn – phản ánh sự đa dạng về cảm xúc và tư duy của con người thông qua dòng văn tự do. Vậy bạn hiểu tản văn là gì? Đặc điểm? Các yếu tố của tản văn? Tản văn khác gì với tùy bút? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về thể loại văn học này nhé!

Thể loại tản văn là gì?

Tản văn là gì?

Tản văn chính là một thể loại văn xuôi được viết theo phong cách tự do với cấu trúc “vòng tròn đồng tâm”. Hiểu đơn giản là mọi thứ bạn viết trong bài đều sẽ xoay quanh quanh một chủ đề. Tuy biên độ của tản văn khá lớn nhưng nếu như bạn đi rộng quá thì sẽ thành lạc đề, lan man.

Thể loại tản văn
Thể loại tản văn

Tản văn có khả năng tương tác cao với đời sống cũng như liên kết sâu tới tâm thức của người viết nên ai cũng có thể viết tản văn. Mặc dù viết tản văn dễ nhưng để viết hay và viết có cá tính văn chương riêng thì lại rất khó.

Viết tản văn chính là lối viết chấm phá, chú trọng ghi lại những gì mà người viết đã trải qua, nghe thấy, nhìn thấy và cảm thấy để thể hiện được tình cảm hay ý nghĩa mang màu sắc cá nhân. 

Nhiều người thường nhầm lẫn tản văn với truyện ngắn trữ tình hóa bởi tính nhẹ nhàng và bay bổng của nó. Tuy nhiên tản văn là thể loại phi hư cấu (không có yếu tố hư cấu) trong khi truyện ngắn thì lại cho phép người viết được hư cấu ngay cả khi câu chuyện này dựa trên một số yếu tố có thật.

Đặc điểm của tản văn là gì?

  • Tiêu đề tản văn

Tiêu đề của tản văn thường ngay lập tức để lại một ý niệm hay một cảm xúc nào đó với độc giả, khiến cho họ phải hoặc muốn dành thời gian để khám phá. Thông thường thì tản văn được gắn với đặc tính trữ tình nên ngay từ tiêu đề của nó đã có khả năng tác động tới tình cảm của người đọc.

Tiêu đề của tản văn
Tiêu đề của tản văn

Tiêu đề của tản văn có thể tạo ra cảm xúc mạnh, tiêu cực hoặc cũng có thể tạo ra những cảm xúc nhẹ nhàng, lãng mạn… Còn riêng đối với tản văn nghị luận thì tiêu đề thường nêu lên vấn đề mà người viết sẽ trình bày và làm rõ ở phần nội dung.

Tiêu đề tản văn có thể là một từ cũng có thể dài như là một câu nhưng nó thường dễ gây được ấn tượng nhất trong khoảng 5 – 12 từ.

  • Ngôn từ trong tản văn

Ngôn từ trong tản văn cũng là một trong những yếu tố mà bạn cần quan tâm. Bạn không cần phải lạm dụng những từ ngữ hoa mỹ hay bóng bẩy. Thay vào đó thì hãy sử dụng ngôn từ tự nhiên và chân thật để thể hiện thật nhất cảm xúc của người viết.

Tùy thuộc từng đề tài và thái độ của người viết với đề tài mà ngôn từ được sử dụng sẽ mang các màu sắc khác nhau. Ví dụ: Tản văn về tình yêu, về quê hương, tuổi thơ hay những điều ngọt ngào trong cuộc sống thì thường được viết bằng ngôn ngữ gần gũi và giàu cảm xúc. Hay tản văn nghị luận về một vấn đề của đời sống thì có thể sử dụng các từ ngữ mạnh mẽ và gay gắt hơn.

Ngôn từ trong tản văn còn thể hiện được cá tính cũng như góc nhìn của người viết. Có người viết nhẹ nhàng, bay bướm giống như một cánh hoa rơi. Cũng có những người thì viết chắc nịch, sắc bén giống như một lưỡi dao nhọn… 

  • Dung lượng tản văn

Dung lượng của tản văn có thể từ vài trăm cho tới vài nghìn từ. Với tản văn đăng báo thì dung lượng của nó thường từ 600 – 2500 từ.

Dung lượng trong tản văn
Dung lượng trong tản văn
  • Thông điệp trong tản văn

Mặc dù tản văn có thể chỉ đơn thuần ghi lại xúc cảm của người viết nhưng không vì vậy mà nó lại thiếu đi các thông điệp. Tản văn nếu như không phải tác phẩm văn xuôi ghi lại những xúc cảm, suy tư hay quan điểm của người viết thì cũng chính là những thông điệp mà người viết đang âm thầm gửi gắm vào từng con chữ của mình.

Thông điệp trong tản văn có thể được hiển thị một cách rõ ràng hay cũng có thể ẩn sâu chờ người đọc tự đúc rút ra. Hơn nữa, thông điệp cũng có thể được thể hiện ở bất cứ đâu trong bài với các mức độ khác nhau.

Một số thể loại tản văn

  • Tản văn nghị luận

Trong tản văn nghị luận thì người viết trình bày quan điểm, cách nhìn hay cách nghĩ về một vấn đề, một hiện tượng, một sự kiện… trong đời sống. Loại hình tản văn này thường khá gần gũi với thể loại văn nghị luận đã được học trong nhà trường. Tuy nhiên, tản văn nghị luận thì lại mang tính cá nhân nhiều hơn nên nó vẫn có thể kết hợp cùng với các phương thức tự sự, biểu cảm và mô tả.

Tản văn nghị luận
Tản văn nghị luận
  • Tản văn tự sự

Khác với tản văn nghị luận có phần khô khan và thường có sự chặt chẽ về mặt logic thì tản văn tự sự lại là tác phẩm mà người viết kể lại những sự kiện xoay quanh bản thân hoặc là những người khác. Tản văn tự sự cũng gần giống kể chuyện nhưng nó lại không đòi hỏi cốt truyện phải chặt chẽ hay những cao trào nhằm kích thích trí tò mò của người đọc. Nó có thể chỉ là những câu chuyện không đầu không cuối hay là những điều nhỏ bé thường ngày và được ghi chép lại.

  • Tản văn trữ tình

Loại hình tản văn này chủ yếu là thể hiện cảm xúc của người viết về một vấn đề gì đó. Dòng chảy của tản văn trữ tình chính là dòng chảy của xúc cảm và ký ức. Chính vì vậy mà nó thường lãng đãng, nhẹ nhàng và vô cùng cá nhân.

Các yếu tố của tản văn

  • Tản văn mang tính trữ tình

Sách tản văn chính là những câu truyện ngắn về cảm nhận của chính tác giả. Họ mượn giấy bút để thuật lại, giải bày tâm tư, cảm xúc, những gì mà họ thấy và cảm nhận được. Vậy nên yếu tố trữ tình sẽ luôn ẩn chứa sẵn trong các cuốn sách tản văn.

Tản văn mang tính trữ tình
Tản văn mang tính trữ tình

Các sáng tác của tản văn thường là viết về chính mình, đôi khi thì cũng sẽ viết về người khác nhưng bản chất thì vẫn là hình ảnh của chính mình trong đó. Vì vậy để viết tản văn tất yếu phải dựa trên tình cảm chân thành cũng như kinh nghiệm chứ không phải là sự mơ hồ hay thiếu bổ sung.

  • Tản văn mang tính tự do và phóng khoáng

Tản văn chính là thể loại văn học không theo một khuôn khổ nhất định. Tất cả các yếu tố đề tài, bố cục hay thủ pháp nghệ thuật đều phóng túng và tự do. Tức là nó luôn lấy cảm nhận của tác giả để làm cốt lõi.

Hình thức thể hiện của tản văn cũng rất đa dạng, có thể là tùy bút, tiểu phẩm hay là tốc kí, hồi kí… Điểm chung của chúng chính là đều thuộc dạng văn học ngắn. Hoặc đôi khi có thể như là thơ, hoành tráng sinh động như là tiểu thuyết. Có thể nói không có bất kỳ giới hạn khuôn khổ nào quy định sách tản văn, nhưng nội dung của sách thì vẫn theo một hướng nhất định, không phải là lộn xộn hay lan man.

  • Tản văn đa dạng về chủ đề

Đề tài của sách tản văn cũng rất rộng lớn, có thể là về lịch sử, xã hội, địa lý, nhân sinh hay các sự kiện, tôn giáo, triết học… Dựa vào hình thức trình bày cũng như đối tượng mà tản văn có thể chia ra làm 3 loại: Tản văn trữ tình, tản văn nghị luận và tản văn tự sự.

Tản văn đa dạng chủ đề
Tản văn đa dạng chủ đề

Tất cả chúng đều được tác giả truyền tải trong bài viết một cách chân thực, giàu tình ý cũng như chứa đựng triết lý hấp dẫn người đọc.

  • Ngôn ngữ tản văn ngắn gọn và súc tích

Vì là văn học ngẫu nhiên nên ngôn từ của tản văn cũng rất tự nhiên, tươi mới, không câu nệ hay hoa mỹ, đặc biệt là sẽ ngắn gọn và gần gũi. 

Bên cạnh đó, nó không chú trọng về tình tiết hay cảm xúc nhân vật mà tự nhiên, quen thuộc về những gì mà tác giả đã nghe được, thấy được và cảm nhận được.

Sự khác nhau giữa tùy bút và tản văn là gì?

Tùy bút là gì?

Tùy bút chính là một thể loại văn xuôi thuộc loại hình ký. Ký là tác phẩm văn học chú trọng ghi chép sự thật, có những tác phẩm nghiêng về kể sự việc và cũng có những tác phẩm nghiêng về thể hiện cảm xúc.

Thể loại tùy bút
Thể loại tùy bút

Điểm tựa của tùy bút đó chính là cái tôi của tác giả. Thông qua việc ghi chép về con người, sự kiện cụ thể, có thực mà tác giả tùy bút thể hiện cảm xúc, tình cảm và suy nghĩ của bản thân mình. Tùy bút thường thiên về tính trữ tình, có thể kết hợp trữ tình, suy tưởng, triết lí, chính luận.

  • Bố cục: Bố cục của tùy bút khá tự do, được triển khai theo một cảm hứng chủ đạo hay một tư tưởng chủ đề nhất định.
  • Ngôn từ: Ngôn từ của tùy bút rất giàu hình ảnh và giàu chất thơ.

Sự khác biệt giữa tản văn và tùy bút

Thực tế thì tuy tùy bút và tản văn đều là thể loại văn xuôi tự sự có yếu tố trữ tình, đều viết dựa trên sự vật, sự việc có thực. Tuy nhiên vẫn sẽ có sự khác nhau giữa tản văn và tùy bút, cụ thể như sau:

  • Tản văn thường có đề tài rộng lớn và bao quát hơn. Tản văn không lấy hiệu quả ở tình tiết, không lấy nhân vật để khắc họa sự hiểu biết và cũng không yêu cầu có tình cảm đặc biệt mãnh liệt giống như thơ. 

Đề tài của tản văn tuy rộng nhưng cái rộng lớn đa dạng của nó chính là những điều ở bên ngoài mà tác giả tự mình nhìn thấy, nghe thấy, suy nghĩ, mong muốn, cảm thấy, xúc động và cuộc sống thường nhật cho đến những hiện tượng khác. Tản văn cũng không đòi hỏi người viết sự “thâm nhập thực tế” một cách trường kỳ và cái nhìn quan sát có tính chủ ý cao giống như ở tùy bút hay bút ký.

  • Tùy bút lại được coi là một nhánh nhỏ trong đề tài bao la của tản văn. Tùy bút mang nét phóng túng nhưng phóng túng này thì lại mang đậm cái tôi của nhà văn. Đòi hỏi tác giả cần phải trải qua hành trình dài, thậm chí là gian nan, vất vả để có thể cho ra một tác phẩm tùy bút hay. Đặc điểm gần như là nguyên tắc của tùy bút đó chính là: Coi trọng và phát huy tối đa cảm xúc, phong cách và quan điểm của người viết, tạo cho độc giả có dấu ấn nhận biết về tác phẩm tùy bút của tác giả đó.

Có thể bạn quan tâm:

Thể thơ tự do có đặc điểm gì? Hướng dẫn cách làm thơ tự do

Ngôi kể thứ 3 là gì? Ý nghĩa, dấu hiệu nhận biết và hạn chế ngôi kể thứ 3

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về thể loại tản văn này. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến thể loại văn học này thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *