Rụng dâu là gì? 4 cách tính ngày rụng trứng cực chuẩn

“Rụng dâu” là thuật ngữ rất quen thuộc với chị em phụ nữ, là cách nói tế nhị về chu kỳ kinh nguyệt. Để hiểu rõ rụng dâu là gì? Cách tính ngày rụng trứng như thế nào? Mời bạn đọc cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết trong nội dung dưới đây.

Rụng dâu là gì?

Rụng dâu là từ chỉ những ngày kinh nguyệt hàng tháng của phụ nữ. Vào những ngày này, tuỳ vào cơ địa của mỗi người mà sẽ xuất hiện các triệu chứng, dấu hiệu khác nhau như đau bụng, đau lưng, mệt mỏi, dễ cáu gắt. Bên cạnh đó, lượng máu cũng tùy vào mỗi người mà có sự chênh lệch nhiều hay ít.

“Rụng dâu” - ngày kinh nguyệt của phụ nữ
“Rụng dâu” – ngày kinh nguyệt của phụ nữ

Tất cả những điều này là do sự thay đổi hormone sinh dục. Mặc dù hơi bất tiện và mệt mỏi nhưng đây lại là điều kiện sinh lý cần thiết cho sự sinh sản của phụ nữ. Ở người phụ nữ khỏe mạnh thì chu kỳ sẽ là 28 ngày mỗi tháng, diễn ra rất đều đặn và kỳ kinh thường kéo dài 3 – 7 ngày.

Ngoài cách nói rụng dâu thì chị em cũng có thể sử dụng các cụm từ khác như tới tháng, đèn đỏ, bà dì ghé thăm… 

Ý nghĩa của việc xác định ngày rụng trứng

Việc xác định ngày rụng trứng có ý nghĩa rất quan trọng, giúp bạn kiểm soát cũng như đánh giá được sức khoẻ sinh sản. Cụ thể như sau:

  • Sinh sản tự nhiên: Xác định ngày rụng trứng sẽ giúp tăng cơ hội thụ tinh tự nhiên. Nếu như bạn biết ngày rụng trứng thì có thể lựa chọn quan hệ tình dục trong khoảng thời gian này để tăng khả năng mang thai.
  • Kiểm soát sinh sản: Xác định ngày rụng trứng là phương pháp không dùng hormone trong việc kiểm soát sinh sản. Nếu như bạn biết ngày rụng trứng thì bạn có thể tránh quan hệ tình dục hoặc sử dụng các biện pháp tránh thai khác trong khoảng thời gian này để tránh mang thai.
Xác định ngày rụng trứng để theo dõi và kiểm soát sức khỏe sinh sản
Xác định ngày rụng trứng để theo dõi và kiểm soát sức khỏe sinh sản
  • Đánh giá về sức khỏe sinh sản: Nếu như bạn gặp vấn đề về sinh sản thì việc theo dõi cũng như xác định ngày rụng trứng có thể giúp các bác sĩ đánh giá tình trạng của bạn. Nếu như tình trạng rụng trứng không xảy ra đều đặn thì có thể cho thấy sự bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc là chức năng sinh sản của bạn.
  • Điều chỉnh thụ tinh trong các liệu pháp thụ tinh nhân tạo: Khi thụ tinh trong ống nghiệm hoặc là thụ tinh nhân tạo thì việc xác định ngày rụng trứng sẽ giúp xác định thời điểm tốt nhất để thu hoạch trứng cũng như thực hiện quá trình thụ tinh.

4 cách tính ngày rụng trứng chuẩn nhất

Dựa vào chu kỳ kinh nguyệt

Chu kỳ kinh nguyệt được tính từ ngày bắt đầu kinh cho đến ngày bắt đầu kinh tiếp theo. Độ dài của chu kỳ của mỗi người phụ nữ có thể khác nhau, từ 20 ngày – 40 ngày hoặc thậm chí là còn lâu hơn. Khi mà chu kỳ lặp lại với một sự ổn định tương đối thì đó được coi là bình thường.

Để xác định chu kỳ kinh nguyệt của bạn một cách chính xác thì bạn nên quan sát trong khoảng 3 – 4 tháng, ghi lại số ngày mà chu kỳ quay trở lại. Số ngày của mỗi chu kỳ nên tương đồng hoặc là không chênh lệch với nhau quá nhiều. Nếu không thì việc tính chu kỳ kinh nguyệt sẽ không thực sự chính xác.

Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt
Theo dõi chu kỳ kinh nguyệt

Người có kinh nguyệt ổn định

Để ước tính ngày rụng trứng cho chị em có chu kỳ kinh ổn định thì bạn có thể sử dụng công thức Chartier:

  • Đầu tiên, bạn cần ghi nhận lại các ngày trong mỗi chu kỳ kinh trong ít nhất là 6 tháng. 
  • Trong 6 tháng đó, bạn hãy chọn ngày rụng trứng sớm nhất và muộn nhất trong chu kỳ. 
  • Tiếp đến bạn tính toán số ngày chênh lệch giữa hai ngày này và cộng vào ngày rụng trứng chuẩn của chu kỳ đều.

Công thức tính ngày rụng trứng theo chu kỳ kinh nguyệt ổn định thì cần xác định được ngày hành kinh của chu kỳ tiếp theo và đếm ngược 14 ngày. Cụ thể: Ngày rụng trứng = Số ngày vòng kinh – 14 ngày.

Ví dụ:

  • Chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 28 ngày thì: 28 – 14 = 14. Như vậy, thời điểm dễ thụ thai nhất là từ ngày 12 – 16.
  • Chu kỳ kinh nguyệt của bạn là 30 ngày thì: 30 – 14 = 16. Như vậy, thời điểm thụ thai dễ nhất là từ ngày 13 – 18.

Người có kinh nguyệt không ổn định

Để sử dụng một cách chính xác thì bạn cần ghi lại ngày của chu kỳ kinh nguyệt trong ít nhất 12 tháng. Sau đó, bạn tính số ngày của chu kỳ kinh nguyệt ngắn nhất và trừ đi 18. Tiếp đến bạn tính số ngày của chu kỳ kinh dài nhất và trừ đi 11. 

Kết quả sẽ cho bạn biết khoảng thời gian ngày kinh mà có khả năng thụ tinh cao nhất.

Ví dụ: Bạn có chu kỳ kinh ngắn nhất là 27 ngày, chu kỳ kinh dài nhất là 33 ngày. Ta có thời điểm dễ có khả năng thụ tinh nhất sẽ nằm trong khoảng từ ngày thứ 9 (27 – 18 = 9) đến ngày thứ 22 (33 – 11 = 22) của chu kỳ kinh nguyệt.

Sử dụng que thử 

Một cách khác để các chị em tính ngày rụng trứng là sử dụng que thử rụng trứng. Nguyên lý của que thử này đó chính là kiểm tra nước tiểu của bạn để xem lượng hormone lutein hóa (LH) có tăng hay không.

Sử dụng que thử rụng trứng
Sử dụng que thử rụng trứng

Một lượng nhỏ LH luôn xuất hiện trong nước tiểu của chị em phụ nữ. Tuy nhiên nồng độ LH này sẽ tăng từ 2 – 5 lần trước ngày trứng rụng khoảng 1 – 2 ngày. Đây cũng chính là những ngày dễ thụ thai nhất trong chu kỳ.

Kiểm tra dịch nhầy cổ tử cung

Một cách tính ngày rụng trứng khác để xác định ngày dễ thụ thai là bạn hãy quan sát sự thay đổi của dịch nhầy ở cổ tử cung. Dịch nhầy cổ tử cung tiết ra nhiều hay ít còn chịu sự ảnh hưởng của hormone estrogen.

Ngay trước và trong thời gian rụng trứng thì dịch nhầy cổ tử cung có sự thay đổi rõ rệt về lượng, màu sắc cũng như là kết cấu. Những thay đổi này để tạo điều kiện cho cơ thể có thể dễ dàng mang thai hơn. Ngoài ra thì dịch nhầy còn giúp cho tinh trùng có thể sống tới 5 ngày trong cơ thể.

Bạn có thể theo dõi lượng dịch nhầy này thông qua cảm giác của bản thân hoặc là quan sát. Môi trường trong âm đạo sẽ thay đổi theo từng thời điểm của chu kỳ và bạn sẽ có cảm giác khô ẩm hoặc ướt.

Quan sát dịch nhầy cổ tử cung
Quan sát dịch nhầy cổ tử cung

Một cách tính khác là bạn quan sát dịch âm đạo dựa vào màu sắc (trong suốt, mờ, trắng đục, trắng kem) và tính chất (dính, mượt, trơn). Bạn có thể nhận biết dịch nhầy này thông qua các yếu tố như sau:

  • Sau kỳ kinh nguyệt: Lượng dịch nhầy sẽ ở mức thấp nhất và đôi khi bạn cảm thấy âm đạo rất khô. Qua vài ngày thì dịch nhầy sẽ dần xuất hiện. Lúc này dịch có màu vàng, sẫm hoặc trắng và hơi dính khi chạm vào. 
  • Vào ngày sắp rụng trứng: Dịch nhầy sẽ bắt đầu gia tăng về lượng cũng như độ ẩm. Màu sắc lúc này thường là màu trắng kem.
  • Trong thời gian rụng trứng: Lượng dịch nhầy sẽ ở mức cao nhất và dịch tương tự như lòng trắng trứng. Khi dịch nhầy ở dạng này xuất hiện tức là bạn đang ở trong những ngày có khả năng thụ thai cao nhất.
  • Sau khi rụng trứng: Lượng dịch nhầy sẽ bắt đầu giảm xuống và trở nên đặc hơn.

Đo thân nhiệt

Đo thân nhiệt cũng là một trong những cách tính ngày rụng trứng mà chị em có thể thử. Nhiệt độ cơ thể cơ bản là nhiệt độ đo vào buổi sáng, trước khi mà bạn ra khỏi giường và được đo ở cùng một thời điểm. Vì vậy, để có thể tính ngày trứng rụng bằng cách đo thân nhiệt chính xác thì bạn nên đo nhiệt độ cơ thể trước khi ra khỏi giường.

Nếu như bạn đã ra khỏi giường và đo nhiệt độ cơ thể sau đó thì rất có thể nhiệt độ sẽ thay đổi và đây không phải là nhiệt độ cơ thể cơ bản. Nhiệt độ cơ thể cơ bản dao động trong khoảng từ 35,5 – 36,6°C.

Đo thân nhiệt hàng ngày để tính ngày rụng trứng
Đo thân nhiệt hàng ngày để tính ngày rụng trứng

Nhiệt độ cơ thể cơ bản có thể thay đổi tùy theo nồng độ hormone trong cơ thể. Khi trứng rụng thì nồng độ hormone thay đổi sẽ làm ảnh hưởng đến nhiệt độ cơ thể cơ bản. Nhiệt độ cơ thể sẽ tăng nhẹ và thường không tăng quá 1°C và sẽ vẫn tăng cao cho đến khi chu kỳ kinh nguyệt mới bắt đầu.

Nếu nhiệt độ cơ thể của bạn tăng nhẹ, khoảng 0,4 – 0,8 °C so với nhiệt độ cơ bản thông thường thì bạn có thể rụng trứng trong vòng 12 – 24 giờ. Nếu như ghi lại nhiệt độ cơ thể cơ bản đo được mỗi ngày thì bạn có thể nhận thấy được sự thay đổi về nhiệt độ cơ thể từng ngày. Điều này sẽ giúp bạn có thể biết chính xác thời kỳ trứng rụng.

Lưu ý: Để đo nhiệt độ cơ bản thì bạn hãy dùng nhiệt kế kỹ thuật số thay vì nhiệt kế thủy ngân. Nhiệt kế kỹ thuật số giúp tính ngày thụ thai chính xác hơn bởi nó có thể đo được cả những thay đổi nhiệt độ nhỏ nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Hậu sản sau sinh là gì? Các bệnh hậu sản thường gặp sau sinh

Năm 2024 mệnh gì? con gì? Tuổi nào nên sinh con năm 2024?

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến rụng dâu là gì cũng như cách tính ngày rụng trứng chuẩn. Hy vọng sẽ giúp chị em chủ động hơn trong kế hoạch sinh con của mình. Nếu như bạn còn có bất kỳ thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *