Rứa là gì? Hiểu ngay từ liên quan đến “rứa” trong tiếng Nghệ

Tiếng Việt được biết đến là ngôn ngữ phong phú, đa dạng đặc biệt với những cụm từ địa phương thú vị. Trong bài viết này, hãy cùng muahangdambao.com đi tìm hiểu rứa là gì trong tiếng Nghệ An nhé!

Rứa tiếng Nghệ An là gì?

Bạn có biết rứa tiếng miền Trung là gì không? Thực tế, từ rứa đã không còn quá xa lạ với những người sinh ra và lớn lên ở miền Trung hoặc Bắc Trung Bộ.

Rứa là từ ngữ địa phương rất thông dụng ở miền Trung
Rứa là từ ngữ địa phương rất thông dụng ở miền Trung

Rứa thuộc loại từ ngữ địa phương, có nghĩa là “thế”, được sử dụng phổ biến ở một số tỉnh thành như Nghệ An, Hà Tĩnh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Trị và một số nơi khác. 

Bên cạnh đó, nhiều người còn thắc mắc không biết rứa trong tiếng Huế, có khác biệt gì với rứa của các tỉnh còn lại hay không. Thì câu trả lời là hai từ rứa này có nghĩa tương tự nhau.

Ý nghĩa của chi rứa là gì?

Từ chi khi kết hợp với rứa sẽ có nghĩa là “gì thế” hoặc “gì vậy”.

Ví dụ: Mi đang ăn chi rứa? => Mày đang ăn cái gì thế?.

Ý nghĩa của răng rứa là gì?

Rứa khi kết hợp với răng sẽ tạo thành răng rứa với ý nghĩa là sao thế trong tiếng phổ thông. Ví dụ “mi đang mần răng rứa” thì sẽ được hiểu là “mày đang bị làm sao thế?”.

Ý nghĩa mô rứa là gì?

Mô rứa được hiểu với nghĩa là “đâu thế”.  Ví dụ “anh đang đi mô rứa” có nghĩa là “anh đang đi đâu thế”, hoặc “chị ở mô rứa” thì được hiểu là “chị ở đâu vậy?”.

Vậy chi mô rứa, mô tê răng rứa có nghĩa là gì?

Với cụm từ chi mô răng rứa hay mô tê răng rứa chúng ta có thể cắt nghĩa theo từ để hiểu như sau:

Chi mô răng rứa có nghĩa là gì đâu, làm sao thế
Chi mô răng rứa có nghĩa là gì đâu, làm sao thế
  • Chi: Từ này được hiểu với nghĩa tương đương với chữ “gì”. Ví dụ bạn có thể hỏi người khác đang làm gì bằng tiếng miền Trung với câu: “Sáng sớm mà mi đang làm cái chi rứa?”.
  • Mô: Được hiểu với nghĩa là “đâu”, thường được dùng trong những câu hỏi. Ví dụ “Cái kia ở mô vậy mi?” thì có thể hiểu đơn giản là “Cái kia ở đâu thế mày?”.
  • Răng: Từ “răng” ở đây được hiểu nghĩa là từ “sao”. Ví dụ “Mi mần răng?” thì sẽ được hiểu là “Mày làm sao?”.
  • Rứa: Từ này được hiểu với nghĩa là “thế”. Ví dụ “Như rứa cơ à?” có nghĩa là “Thế cơ à?”.
  • Tê: Được hiểu với nghĩa là “kia”. Ví dụ “Mi ở tê à, ở tê tề” có nghĩa là “ Mày ơ kia à, ở kia kìa”.

Tại sao người miền Trung lại sử dụng từ rứa?

Lý do được đưa ra là bởi đây là từ ngữ địa phương và nó chỉ được dùng ở những địa phương này. Còn khi giao tiếp với người ở vùng miền khác thì họ sẽ dùng từ ngữ phổ thông, dạng phổ biến và đổi giọng dễ nghe để người đối diện có thể hiểu được vấn đề nhanh chóng và dễ dàng hơn.

Chỉ người miền Trung mới hiểu rõ cách dùng mô, tê, răng, rứa
Chỉ người miền Trung mới hiểu rõ cách dùng mô, tê, răng, rứa

Có thể bạn quan tâm:

Tiếng lóng là gì? Ý nghĩa những từ tiếng lóng mà giới trẻ sử dụng

Từ mượn là gì? Nguồn gốc và Tổng hợp từ mượn tiếng Hán, Pháp, Anh

Hy vọng, với những thông tin mà chúng tôi vừa tổng hợp thì các bạn đã có thể hiểu được rứa là gì cũng như biết thêm về một số từ ngữ địa phương miền Trung thú vị khác.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *