QR code là gì, barcode là gì? Ứng dụng mã vạch trong cuộc sống

Trong thời đại công nghệ phát triển như hiện nay, những khái niệm như barcode, QR code hẳn không còn xa lạ đối với tất cả chúng ta. Vậy barcode là gì, QR code là gì, chúng có những đặc điểm và ứng dụng ra sao?. Hãy cùng chúng tôi đi tìm hiểu về các khái niệm này thông qua bài viết sau nhé.

Tìm hiểu qr code, barcode (mã vạch) là gì?

Barcode (mã vạch) là gì?

Barcode là một thuật ngữ tiếng Anh, dịch ra tiếng Việt có nghĩa là mã vạch. Mã này sử dụng một chuỗi các thanh dọc màu đen và khoảng trắng để biểu thị số và các ký hiệu khác. Một ký hiệu mã vạch thường bao gồm năm phần: vùng trống, ký tự bắt đầu, ký tự dữ liệu (bao gồm ký tự kiểm tra tùy chọn), ký tự dừng và vùng trống khác.

Barcode tiếng Việt nghĩa là mã vạch
Barcode tiếng Việt nghĩa là mã vạch

Barcode chỉ đơn giản là một hình ảnh. Để đọc được hình ảnh này, người ta phải sử dụng máy quét mã vạch. Loại máy này sử dụng chùm tia laze nhạy cảm với sự phản xạ từ độ dày và sự thay đổi của khoảng trắng, đường kẻ đen. Đầu đọc chuyển ánh sáng phản xạ thành dữ liệu kỹ thuật số được chuyển đến máy tính để xử lý ngay lập tức hoặc lưu trữ.

QR code là gì?

QR code là viết tắt của Quick Response Code (mã phản hồi nhanh). Nó là một loại barcode. Mã QR là một loại mã vạch có thể đọc dễ dàng bằng thiết bị kỹ thuật số và lưu trữ thông tin dưới dạng một chuỗi pixel trong lưới hình vuông.

QR code là loại mã vạch có hình vuông định dạng pixel
QR code là loại mã vạch có hình vuông định dạng pixel

Barcode (mã vạch tiêu chuẩn) chỉ có thể được đọc theo một hướng từ trên xuống dưới, do đó nó chỉ có thể lưu trữ một lượng nhỏ thông tin, thường ở định dạng chữ và số. Nhưng mã QR được đọc theo hai hướng: từ trên xuống dưới và từ phải sang trái. Điều này cho phép nó chứa nhiều dữ liệu hơn so với barcode thông thường.

Lịch sử hình thành của barcode, QR code là gì?

Ý tưởng về barcode ra đời vào năm 1948 bởi Norman Joseph Woodland và Bernard Silver, dựa trên mong muốn của chủ tịch doanh nghiệp thực phẩm là có thể tự động hóa toàn bộ quy trình kiểm tra sản phẩm.

Đầu tiên hai nhà phát minh đã in các đường thẳng đứng rộng hoặc hẹp bằng cách sử dụng mã Morse, sau đó họ chuyển sang mã vạch dạng “chấm đen” với các vòng tròn đồng tâm. Phát minh này được xin cấp bằng sáng chế vào ngày 20 tháng 10 năm 1949 và được đưa ra thị trường vào ngày 7 tháng 10 năm 1952. 

Đối với QR code, hệ thống mã QR đầu tiên được phát minh vào năm 1994 bởi công ty Nhật Bản Denso Wave, một công ty con của Toyota.

Những người điều hành công ty này cần một cách chính xác hơn để theo dõi các phương tiện và bộ phận trong quá trình sản xuất. Do đó họ đã phát triển một loại mã vạch có thể mã hóa các ký tự kanji, kana và chữ số, đây chính là QR code.

Điểm khác biệt giữa barcode và QR code?

Mặc dù cả mã QR và Mã vạch đều được sử dụng để lưu trữ thông tin về sản phẩm hoặc dịch vụ, tổ chức nào đó, nhưng chúng cũng có những điểm khác biệt như sau.

Về hình dáng, cách thức hiển thị

Có lẽ sự khác biệt lớn nhất mà bất cứ ai cũng có thể nhìn thấy rõ ràng là hình dạng của chúng. QR code bao gồm các mảng màu đen và trắng được tạo thành hình vuông, còn barcode bao gồm các sọc đen và trắng song song được tạo thành hình chữ nhật.

Về dung lượng lưu trữ thông tin

Barcode chỉ có thể chứa thông tin theo chiều ngang, trong khi QR code có thể chứa thông tin theo cả chiều ngang và chiều dọc. Do sự khác biệt về cấu trúc này, mã QR có thể lưu trữ thông tin gấp hàng trăm lần so với mã vạch. Chính vì vậy, nó có thể lưu trữ nhiều thông tin hơn trong một diện tích nhỏ hơn.

Barcode và QR code có nhiều điểm khác biệt
Barcode và QR code có nhiều điểm khác biệt

Khả năng chịu lỗi

Đây là ưu điểm vượt trội của QR code so với barcode. Tỷ lệ chịu lỗi của mã QR là 7-30%. Tức là nếu mã QR in trên sản phẩm bị bẩn, trầy xước thì trong khoảng cho phép từ 7-30%, chúng ta vẫn có thể lấy được chính xác thông tin trên sản phẩm. Do khả năng chịu lỗi rất lớn này, nhiều công ty đưa logo hoặc hình ảnh của họ vào mã trong trường hợp có bất kỳ vấn đề liên quan nào phát sinh.

Mặc dù barcode là phát minh vẫn được sử dụng trong nhiều thập kỷ vừa qua, nhưng với sự xuất hiện của các mã QR đầy đủ chức năng và sự phát triển mạnh mẽ của điện thoại thông minh như hiện nay, QR code đã trở thành một xu hướng, xuất hiện ngày càng rộng rãi hơn trong cuộc sống.

Phân loại QR code

Mã QR được chia làm 2 loại cơ bản dựa theo khả năng linh hoạt trong việc chỉnh sửa dữ liệu của nó, đó là Static QR Code (mã QR tĩnh) và Dynamic QR Code (mã QR động). 

Static QR Code là gì?

Static QR code hay còn gọi là mã QR tĩnh, mã QR không thể thay đổi. Nguyên lý hoạt động của mã QR tĩnh là lưu trữ dữ liệu trực tiếp dưới dạng văn bản, trỏ trực tiếp đến website mà không cần liên kết phụ. 

Mã QR tĩnh chỉ dùng để lưu trữ thông tin một chiều, cố định và không thể thay đổi, nếu muốn cập nhật, thay đổi, chỉnh sửa thông tin chỉ có thể đổi mã khác. Điều này rất hữu ích khi doanh nghiệp muốn lưu trữ thông tin vĩnh viễn và không cần thay đổi.

Loại mã QR này được sử dụng phổ biến hơn và được nhiều người sử dụng hơn vì bạn có thể tạo chúng miễn phí và không yêu cầu kỹ thuật. Nếu có một liên kết web hoặc địa chỉ email được mã hóa, thiết bị sẽ nhận được thông tin về các liên kết được mã hóa đó, nhưng cần có kết nối Internet để truy cập liên kết hoặc gửi email.

Dynamic QR Code là gì?

Dynamic QR Code hay còn được gọi là mã QR động, mã QR có thể biến đổi. Đây là loại QR code sau khi in vẫn có thể chỉnh sửa được. Do đó doanh nghiệp có thể thay đổi hoặc cập nhật tin tức sản phẩm, thông tin kinh doanh mới nhất bất cứ lúc nào theo nhu cầu của mình. 

Dynamic QR Code chuyển hướng người dùng đến trang đích mong muốn bằng liên kết URL ngắn, cho phép doanh nghiệp thu thập số liệu thống kê về số lần quét, vị trí, thời gian và hệ điều hành được sử dụng.

Mã QR này có thể được kết nối với hệ thống thông tin điện tử, chỉnh sửa thông tin trong mã, theo dõi và đếm quá trình quét, xác định thông tin chi tiết của máy quét mã và thu thập và phân tích dữ liệu của máy quét mã. Điều này giúp doanh nghiệp và khách hàng yên tâm khi xác thực hàng hóa, cung cấp thông tin chi tiết về tính xác thực của sản phẩm. 

Các ứng dụng của barcode và QR code hiện nay là gì?

Phân loại hàng hóa và quản lý kho hàng

Việc sử dụng barcode hay qr code để phân loại hàng hóa và quản lý kho rất thuận tiện, bởi khi hàng hóa được dán mã vạch sẽ giúp ích rất nhiều cho con người trong quá trình kiểm soát số lượng hàng hóa, thông tin ngày sản xuất, lô sản xuất… 

Barcode dùng giúp việc quản lý hàng hóa trong kho dễ dàng hơn
Barcode dùng giúp việc quản lý hàng hóa trong kho dễ dàng hơn

Đồng thời mã vạch được sử dụng để kiểm soát hàng hóa tồn đọng trong kho, lúc này người ta có thể đưa ra những quyết định hợp lý trong việc xuất nhập hàng hóa, giảm chi phí tồn kho hữu ích.

Phân biệt hàng thật, hàng giả

Mã vạch có một dãy số nhận dạng cho phép mọi người nhanh chóng kiểm tra nguồn gốc của sản phẩm. Từ đó có thể nhận biết hàng nhập về có phải hàng chính hãng hay không. Đồng thời, sự xuất hiện của mã vạch cũng giúp người tiêu dùng kiểm tra hàng hóa nhanh chóng, dễ dàng, tiết kiệm được nhiều thời gian.

Thanh toán và giao dịch

Hiện nay hầu hết các siêu thị, cửa hàng tiện ích đều trang bị máy đọc mã vạch nhằm tiết kiệm thời gian cho khách hàng khi mua hàng. Đồng thời, mọi sản phẩm bán ra cũng được kiểm soát và tổ chức bởi hệ thống quản lý bán hàng. Điều này giúp các công ty, doanh nghiệp nâng cao hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí vận hành, công việc trong quy trình kinh doanh.

QR code dùng để quét mã thanh toán thuận tiện
QR code dùng để quét mã thanh toán thuận tiện

Hiện nay công nghệ quét QR code để thanh toán bằng các ví điện tử như VNpay, Momo, các app ngân hàng… cũng ngày càng phổ biến. Bạn chỉ cần mở ứng dụng, scan QR code là có thể thanh toán ngay lập tức mà không cần dùng tiền mặt. Đây là bước tiến lớn mở ra thời kỳ thanh toán không dùng tiền mặt hiện đại. 

Các ứng dụng khác trong cuộc sống

Ngoài ra, mã vạch còn được sử dụng trong nhiều công việc khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của con người như:

Nhiều hãng hàng không trên thế giới đã và đang sử dụng mã vạch để phân loại hành lý ký gửi của hành khách nhằm giúp họ không bị chuyển nhầm người hoặc thất lạc ở đâu đó.

Ngoài ra QR Code được nhiều đơn vị, tổ chức sử dụng để truyền tải thông tin của mình đến đối tượng mục tiêu mặc định. Lúc này, người dùng chỉ cần quét (scan) mã QR bằng thiết bị di động của mình để nhận các thông tin mà tổ chức, doanh nghiệp muốn gửi đến như thông tin khuyến mại, link tải ứng dụng, website công ty, doanh nghiệp…

Có thể bạn quan tâm:

Swift code là gì? Quy ước và ý nghĩa của mã Swift trong ngan hàng

Bill là gì trong hàng hoá xuất nhập khẩu

Trên đây là những thông tin về QR code là gì, barcode là gì và các đặc điểm của những loại mã vạch này. Mong rằng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ có thêm những kiến thức bổ ích về các phát minh có nhiều ứng dụng trong cuộc sống này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *