Trong xuất nhập khẩu, yếu tố bill là gì, hay các loại bill được sử dụng hiện nay luôn là vấn đề mà những người trong ngành quan tâm. Để tìm hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như đặc trưng của bill, hãy tham khảo ngay bài viết sau.
Khái niệm bill là gì? Và các yếu tố liên quan
Chúng ta thường gặp câu hỏi bill nghĩa là gì? Bil là gì? Bills là gì? Bill hàng thực chất là hoá đơn để thanh toán, là một danh sách có liệt kê hàng hoá hoặc những dịch vụ mà chúng ta đã sử dụng. Cùng với đó là số tiền ta phải trả cho mỗi món hàng hoá và tổng số tiền cần phải trả.
Vậy billing là gì?
Đó là công việc viết hoá đơn cho khách hàng. Sau khi kết thúc thời gian sử dụng được quy định, bill sẽ được gửi đến khách hàng, hay còn gọi là “bill to”. Khi sử dụng bất kỳ dịch vụ hoặc hàng hoá nào đó, người ta sẽ billing cho bạn. Việc này giúp chúng ta xác thực được bản thân đã sử dụng và thanh toán cho hoá đơn của mình. Khi thanh toán, khách hàng cần nhớ mã bill là gì, số bill là gì để có thể giải quyết được các vấn đề phát sinh sau này.
Switch bill là gì?
Đây thực chất là từ switch bill of lading, là thuật ngữ dùng khi mua bán 3 bên trên trường thương mại quốc tế. Khi bill phát hành ban đầu được thay bởi một hoá đơn khác, các thông tin đã chỉnh sửa nhằm giấu đi thông tin của nhà sản xuất thực sự.
Switch bill giúp cho các công ty thương mại hoặc các bên trung gian thuận lợi thu về lợi nhuận nhiều hơn và tiết kiệm được chi phí vận chuyển hàng hoá đa quốc gia.
Bill of exchange là gì?
Đó là hối phiếu. Hối phiếu thực chất là mệnh lệnh trả tiền vô điều kiện, nó do một người ký và phát cho người khác. Trên đó sẽ yêu cầu người này phải trả một số tiền nhất định cho người đó hoặc cho người khác hay trả cho chính người cầm hối phiếu đó. Thời gian quy định đã được ghi rõ vào ngày nhất định.
Các loại bill
Hiện nay, trong lĩnh vực xuất nhập khẩu, được chia ra thành rất nhiều mô hình hoạt động khác nhau. Đi kèm với đó là các loại bill, chứng từ, hóa đơn cũng có các loại riêng biệt.
Các loại bill of lading
Bill of lading có một số loại như:
Bill gốc
Bill gốc có đặc điểm là trên hóa đơn phải có chữ kỹ bằng tay. Bất luận trường hợp đã có dấu đỏ hay được viết bằng tay nhưng nếu không đảm bảo có chữ ký bằng tay thì không được coi là bill gốc.
Đối với một số bill được chụp, in, sao chép ra và có thêm chữ ký bằng tay thì được công nhận là bill gốc.
- Ưu điểm: Bill gốc đảm bảo sự chính xác và tăng độ xác thực của hóa đơn. Thông thường, khi xuất trình được những bill gốc thì khả năng, tiến độ của việc chuyển tiền hoặc các công việc khác cũng diễn ra nhanh chóng hơn. Đặc biệt, trong các cuộc giao dịch với khách quốc tế thì bill gốc được đánh giá cao hơn rất nhiều
- Nhược điểm: Để lấy được bill gốc cần thời gian lâu hơn. Trong trường hợp hàng hóa về, tàu cập cảng tuy nhiên lại chưa nhận được bill gốc thì sẽ ảnh hưởng đến việc lấy hàng.
Bill copy
Các bill được in, sao chép ra nhưng không có chữ ký tay được gọi là bill copy.
- Ưu điểm: Không mất nhiều thời gian để có loại hóa đơn này, giúp cho một số công việc giao nhận hàng nhỏ, lẻ có thể diễn ra nhanh chóng
- Nhược điểm: Độ tin cậy của bill copy không cao
Một số loại bill đặc biệt
Bill Surrendered
Đây là loại bill thanh toán đặc biệt, với hình thức “gọi điện”, phía đơn vị xuất khẩu sẽ thông báo những thông tin quan trọng, mức phí cho đơn vị nhập khẩu.
- Ưu điểm: Giúp cho quá trình nhận hàng diễn ra thuận lợi, bên nhập khẩu rút ngắn được thời gian nhận hàng. Đồng thời người giao hàng cũng không cần phải gửi thêm bill gốc nữa.
- Nhược điểm: Với hình thức bill Surrendered, chi phí sẽ tăng lên khi người xuất khẩu phải cộng cả tiền cho dịch vụ gọi điện thông báo. Mặt khác, loại bill này cũng tiềm ẩn nhiều rủi ro khi cả hai bên không truyền đạt hoặc hiểu hết ý, dẫn tới những sai sót. Chính vì vậy, loại bill này chỉ thực sự phù hợp với điều kiện hai bên đối tác thân quen.
Seaway Bill
Loại bill này được lưu hành nội bộ trong một cơ quan, một đơn vị hoặc một website…
- Ưu điểm: Thời gian lấy hàng khi sử dụng bill diễn ra nhanh, gọn. Tiết kiệm chi phí cho cả hai bên, đồng thời hạn chế tới mức tối thiểu các nguồn phí liên quan như: chi phí gửi hóa đơn, chứng từ; chi phí gọi điện thông báo…
- Nhược điểm: Tỷ lệ rủi ro về hàng hóa đối với người xuất khẩu, khi không qua sự quyết định, hoặc đơn vị vận chuyển. Tiếp đó là không chuyển nhượng được hàng hóa theo hình thức ký sau chuyển nhượng…
Hy vọng qua những chia sẻ trên có thể giúp bạn hiểu rõ hơn về các loại bill, ưu và nhược điểm của từng loại để áp dụng vào công việc xuất nhập khẩu một cách tốt nhất.