Platform là gì? Tổng hợp các thông tin liên quan tới Platfrom

Platform là thuật ngữ thường được sử dụng phổ biến trong lập trình và các ứng dụng liên quan đến kết nối trực tuyến. Hãy cùng tìm hiểu chi tiết platform là gì (platform meaning) trong bài viết sau đây nhé!

Platform là gì?

Đây là thuật ngữ lập trình dùng để chỉ nền tảng kết nối tạo ra môi trường thực thi cho các phần mềm. Trong đó, mỗi Platform sẽ có các chức năng hỗ trợ khác nhau hoặc cung cấp một hay một vài chức năng cơ bản cấp thấp.

Platform có nghĩa là nền tảng kết nối
Platform có nghĩa là nền tảng kết nối

Ví dụ, phần cứng, hệ điều hành, trình duyệt web, web platform, các giao diện lập trình ứng dụng có liên quan…

So sánh mô hình kinh doanh Platform và truyền thống

Để hiểu rõ hơn về Platform, hãy cùng tìm hiểu về các mô hình kinh doanh truyền thống như sản xuất và bán lẻ/phân phối và mô hình kinh doanh Platform:

Platform: là một nền tảng kết nối, cho phép người mua và người bán liên hệ với nhau để giao dịch trực tiếp. Nền tảng này không định giá cho hàng hóa mà chỉ là công cụ trung gian giữa bên mua và bên bán mà thôi.

Platform thường bao gồm 4 hoạt động như sau:

  • Cung cấp cơ sở vật chất (infrastructure) cần thiết để bên mua và bên bán kết nối và giao dịch
  • Tạo điều kiện thuận lợi cho người mua và người bán kết nối với nhau, từ đó kích thích hoạt động giao dịch
  • Quản lý các hoạt động giao dịch và người dùng bằng các bộ quy tắc và luật lệ riêng theo quy định (governance)
  • Hưởng lợi dựa trên các giá trị được tạo ra (monetization)

Sản xuất: mua nguyên liệu và sản xuất hàng hóa, sau đó phân phối thông qua các nhà bán lẻ/phân phối.

Bán lẻ/phân phối: phân phối hàng hóa qua mạng lưới các cửa hàng, sites và dịch vụ giao hàng. Sở hữu và quản lý hàng hóa, mối quan hệ với khách hàng như: giá cả, vị trí trưng bày sản phẩm, dự trữ hàng hóa… và trả lương cho nhân viên. Tuy nhiên, mô hình này không thể kết nối các cộng đồng khác nhau để tiến hành giao dịch.

Đa số mô hình kinh doanh truyền thống có thể biến thành một Platform hoặc thêm các chức năng của Platform vào mô hình kinh doanh hiện tại.

Ưu điểm và nhược điểm của mô hình Platform là gì?

Ưu điểm

  • Cung cấp các giải pháp tiện lợi và nhanh chóng cho khách hàng
  • Khả năng kết hợp giữa các tệp khách hàng và nhà cung cấp
  • Hỗ trợ xúc tiến, đẩy mạnh giải quyết hàng tồn kho
  • Khả năng phát triển thành quy mô lớn
  • Khả năng quản trị sự phức tạp, rủi ro của thị trường
Nền tảng kỹ thuật số cung cấp giải pháp tiện lợi
Digital Platform – nền tảng kỹ thuật số cung cấp giải pháp tiện lợi

Nhược điểm

  • Sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật nhưng Platform không thực sự hoàn hảo. Các ưu điểm của mô hình kinh doanh truyền thống chính là nhược điểm của platform.
  • Không phù hợp với các nhóm người tiêu dùng cụ thể vì khả năng quản lý chuỗi cung ứng kém
  • Không thể quản trị trải nghiệm khách hàng hiệu quả, chi tiết và chuyên nghiệp như mô hình kinh doanh truyền thống

 

 

Các mô hình Platform nổi bật

Hardware Platform là gì?

Các thiết bị như máy tính, laptop… cần có phần cứng bên trong để hoạt động bình thường. Hardware Platform chính là phần cứng nói chung trong các thiết bị công nghệ hay còn gọi là nền tảng phần cứng. Đó là kiến trúc của bộ vi xử lý, kiến trúc máy tính.

Ví dụ: Máy tính sử dụng CPU 32bit, 64bit và hoạt động trên các hệ điều hành như: Microsoft Windows, Mac OS X, Linux…

Software Platform là gì?

Các hệ điều hành, môi trường lập trình… được coi là Software Platform (nền tảng phần mềm).

  • Nền tảng MS-DOS (x86), DR-DOS (x86), FreeDOS (x86)….
  • Microsoft Windows (x86, x64)
  • Linux (x86, x64, PowerPC)
  • Mac OS X (PowerPC, x86)
  • OS/2, eComStation
  • AmigaOS (m68k), AROS (x86, PowerPC

Cloud Computing

Cung cấp một giải pháp thay thế để xây dựng cơ sở hạ tầng công nghệ cho doanh nghiệp. Điện toán đám mây là một thị trường có tiềm năng và tốc độ phát triển nhanh chóng.

Các công nghệ hiện đại có thể kể đến như: phân tích Big data, IoT, trí tuệ nhân tạo (AI), lưu trữ ứng dụng web, di động đều sử dụng các dịch vụ thuê Cloud Hosting hay Cloud Server.

Social

  • Cho phép triển khai, phát triển và quản lý dịch vụ truyền thông xã hội
  • Cung cấp khả năng xây dựng các trang web cho khách hàng
  • Dịch vụ truyền thông xã hội với chức năng mạng xã hội hoàn thiện
Nền tảng xã hội phổ biến hiện nay
Các nền tảng xã hội phổ biến hiện nay

Về mặt công nghệ, nền tảng xã hội cung cấp ngôn ngữ đánh dấu để tạo ra:

  • Các ứng dụng gốc
  • Giao diện lập trình ứng dụng (API)
  • Bảng điều khiển quản trị hỗ trợ quản lý cơ sở người dùng và tùy chọn

Theo quan điểm của người dùng:

  • Cho phép kết nối cộng đồng, tìm kiếm và thêm bạn bè, chia sẻ nội dung
  • Thiết lập kiểm soát quyền riêng tư và các tính năng khác trên mạng xã hội

Business Service

Các platform về hoạt động kinh doanh dịch vụ cho phép đơn vị kinh doanh vận hành trực tuyến, bằng cách kết nối khách hàng và nhân viên thông qua digital Platform, thường là app di động.

Ví dụ:

Lazada là một Platform thương mại điện tử điển hình. Lazada giúp người mua và người bán tiến hành việc trao đổi, mua bán dễ dàng thông qua việc thiết lập một marketplace (chợ trực tuyến). Từ đó, mọi người có thể mua bán thuận tiện, mọi lúc mọi nơi, với nhiều hình thức thanh toán đa dạng… như platform voucher Lazada.

Nền tảng thương mại điện tử Lazada
Nền tảng thương mại điện tử Lazada

Digital Marketing

Platform trong Marketing là nền tảng kỹ thuật số với các hoạt động liên tục, cho phép thương hiệu chạy một chiến dịch cụ thể như: quảng cáo banner, video, ứng dụng, platform website…

Customer Data Platform (CDP)

CDP thông qua quá trình tổng hợp dữ liệu, so sánh hồ sơ khách hàng để tìm ra sự tương đồng giữa các đối tượng. Từ đó, gửi thông báo đến chính xác người dùng về các chiến dịch tiếp thị, quảng cáo, bán hàng phù hợp trong tương lai. Ngoài ra, có thể sử dụng dữ liệu này để tạo ra một tệp đối tượng tương tự trên các nền tảng như quảng cáo Facebook, Google.

CDP hoạt động hoàn toàn tự động và ẩn danh để thu thập dữ liệu về khách hàng và so sánh chi tiết. Đây được coi là một trong những công cụ tiếp thị hiệu quả nhất hiện nay.

AI

Nền tảng trí tuệ nhân tạo dựa trên việc sử dụng máy móc để thay thế con người trong các nhiệm vụ cụ thể. AI mô phỏng theo nhận thức của con người trong các tình huống như: học tập, lý luận, giải quyết vấn đề, trí tuệ xã hội và trí thông minh chung. Các ứng dụng của công nghệ này hỗ trợ người dùng sử dụng các hệ thống chuyên gia như nhận dạng giọng nói, thị giác…

IoT ( Internet of Things)

Việc xây dựng cơ sở hạ tầng mạng IoT trên thực tế rất phức tạp vì lập trình viên phải tích hợp nhiều công nghệ và giao thức khác nhau, đồng thời quản trị, nâng cấp và báo cáo về các mạng không đồng nhất.

Nền tảng IoT xây dựng cơ sở hạ tầng mạng
Nền tảng IoT xây dựng cơ sở hạ tầng mạng

Tuy nhiên, IoT Platform có thể giảm bớt sự phức tạp này bằng cách triển khai và kết nối mọi thành phần, đóng vai trò như một trung tâm quan sát cho phép người dùng hình dung toàn bộ hệ thống mạng.

Blockchain

Đây là cơ sở dữ liệu lưu trữ và truyền tải thông tin trong các khối (block) được liên kết bằng mã hóa. Các khối này có thể mở rộng theo thời gian và được quản lý bởi những người tham gia hệ thống, không qua trung gian.

Cung cấp cho người dùng các công cụ cần thiết và thư viện mẫu để phát triển các ứng dụng mục tiêu. Ví dụ: Ethereum, Cardano, NEO, EOS, Blockchain…

Platform as a service (PaaS)

Đây là một nền tảng điện toán được thuê hoặc phân phối dưới dạng giải pháp tích hợp, đóng gói hoặc dịch vụ thông qua kết nối mạng.

Nền tảng điện toán PaaSNền tảng điện toán PaaS
Nền tảng điện toán PaaS

Mô hình dịch vụ này cho phép khách hàng thuê các server ảo và các dịch vụ liên quan để chạy các ứng dụng hiện có hoặc thiết kế, phát triển, thử nghiệm và lưu trữ ứng dụng.

Các dịch vụ PaaS điển hình bao gồm kiểm soát và theo dõi source code, versioning, xây dựng và kiểm tra các công cụ quản lý quy trình. Tất cả đều được tạo thành trên một nền tảng, hoạt động trong cùng một framework. Mỗi platform có một bộ tiêu chuẩn, quy tắc và hạn chế riêng để quy định phần cứng/phần mềm được xây dựng và cách thức hoạt động.

Nền tảng Platform trong lĩnh vực Mobile

Android

Đây là hệ điều hành dựa trên platform của Linux, dành riêng cho các thiết bị di động cảm ứng hoặc smartphone. Android được xem là platform smartphone, platform game phổ biến nhất hiện nay vì:

Vận hành theo mã nguồn mở

Cho phép điều chỉnh hệ điều hành

Phân phối tự do

Nền tảng dành cho thiết bị dùng hệ điều hành Android
Nền tảng Platform dành cho thiết bị dùng hệ điều hành Android

Với platform Android, lập trình viên có thể viết các ứng dụng cho điện thoại, máy tính bảng trên hệ điều hành Android. Chợ ứng dụng của platform này là Google Play.

iOS

Đây là hệ điều hành dành cho các thiết bị của Apple như iPod, iPad, Apple TV… Tương tự như Android, muốn viết ứng dụng cho iPhone, iPad, lập trình viên phải chọn platform iOS. Chợ ứng dụng của platform này là Apple Store. Phiên bản mới nhất của hệ điều hành iOS là 13.3.

Blackberry

Đây là một nền tảng dùng để thiết kế phần mềm, được phát triển bởi hãng Research In Motion (RIM) cho các dòng thiết bị cầm tay. Nền tảng Blackberry cung cấp nhiều tính năng khác nhau cho điện thoại, từ các thiết bị có khả năng nhập đặc biệt đến màn hình cảm ứng phổ biến là Trackball.

Windows Phone

Đây là hệ điều hành của Microsoft dành cho các dòng smartphone của hãng, tập trung phát triển tại các marketplace có khả năng bán hàng nhiều nhất.

Nền tảng Windows Phone cho các thiết bị của Microsoft
Nền tảng Windows Phone cho các thiết bị của Microsoft

Khi lập trình viên viết ứng dụng cho điện thoại dùng hệ điều hành này thì phải lựa chọn platform Windows Phone. Các ứng dụng của bạn sẽ được bày bán trên các marketplace.

 

 

Trên đây là khái niệm Platform là gì cùng tổng hợp thông tin liên quan đến Platform. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp các bạn hiểu thêm về các nền tảng thú vị này!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *