Phép tu từ là gì? Có những phép tu từ nào? Nêu tác dụng

Biện pháp tu từ là một trong những phần ngữ pháp quan trọng của chương trình ngữ văn cấp cơ sở. Vậy phép tu từ là gì? Đừng bỏ lỡ bài viết giải đáp này của muahangdambao.com các bạn học sinh nhé!

Tìm hiểu định nghĩa phép tu từ là gì? Ví dụ cụ thể

Biện pháp tu từ hay còn được gọi là thủ pháp nghệ thuật là phương pháp sử dụng từ ngữ hoặc câu văn trong một ngữ cảnh nhất định để diễn đạt một điều gì đó theo cách gợi hình, cụ thể hơn nhằm gây ấn tượng và khơi gợi cảm xúc của người đọc.

Biện pháp tu từ cũng được sử dụng rất nhiều trong văn học
Biện pháp tu từ cũng được sử dụng rất nhiều trong văn học

Một bài văn có sử dụng thêm các biện pháp tu từ này thường sẽ làm cho từ ngữ, câu văn trở nên uyển chuyển, bóng bẩy hơn, đồng thời cũng thu hút sự quan tâm của độc giả.

Ví dụ câu thơ: “Những ngôi sao thức ngoài kia/ Chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con.” Câu thơ này đã được sử dụng biện pháp tu từ có vai trò là tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm.

Tác dụng của các phép tu từ là gì?

Vậy thì tác dụng của phép tu từ là gì? Theo đó, biện pháp tu từ có rất nhiều tác dụng, trong đó phải kể đến là:

– Tạo sự trau chuốt hơn cho câu văn, từ ngữ thêm phần sinh động, gợi hình, gợi cảm; đem các cảnh vật, con người được miêu tả đến với người đọc theo 1 cách độc đáo nhất.

– Thu hút sự chú ý và quan của người đọc, người nghe; từ đó, gây ấn tượng sâu sắc và dễ nhớ với người đọc.

– Biện pháp tu từ được lồng ghép vào cũng phần nào thể hiện được tâm tư, tình cảm của tác giả, thể hiện chiều sâu của ngôn ngữ tiếng Việt.

– Cho thấy được sự đa dạng, độc đáo của tiếng Việt về phương diện từ vựng, ngữ pháp, tạo nên giá trị riêng của ngôn ngữ mỗi dân tộc.

Tác dụng chính của biện pháp tu từ là tăng tính gợi hình, gợi cảm
Tác dụng chính của biện pháp tu từ là tăng tính gợi hình, gợi cảm

Có những phép tu từ phổ biến nào hiện nay?

Phép tu từ so sánh

Đây là biện pháp tu từ sử dụng sự vật, sự việc này để đối chiếu với sự vật, sự việc khác có những nét tương đồng nhằm tăng thêm sức gợi hình, gợi tả trong cách diễn đạt.

Ví dụ: Mặt trời đỏ rực giống như một quả cầu lửa khổng lồ trên bầu trời.

Phép tu từ nhân hoá

Nhân hoá là biện pháp tu từ mà trong đó các đồ vật, cảnh vật, hiện tượng sẽ được miêu tả thông qua những từ ngữ được dùng cho con người, giúp những vật vô tri vô giác dần trở nên có hồn và sống động hơn như con người. 

Ví dụ: Những con đường uốn lượn mềm mại giống như những dải lụa vắt qua ngôi làng.

Phép tu từ hoán dụ

Phép hoán dụ là dùng tên của sự vật, hiện tượng này để gọi các sự vật, hiện tượng khác dựa trên quan hệ gần gũi. Biện pháp này có tác dụng và tăng thêm sức gợi hình, gợi cảm cho việc mô tả sự vật, sự việc được nhắc tới trong thơ ca, văn học.

Ví dụ: Câu nói: “Kẻ đầu bạc tiễn người đầu xanh”. Hình ảnh “kẻ đầu bạc” là để chỉ những người lớn tuổi với mái tóc bạc, còn hình ảnh những “người đầu xanh” để chỉ người trẻ tuổi.

Mỗi một biện pháp tu từ lại có tác dụng khác nhau
Mỗi một biện pháp tu từ lại có tác dụng khác nhau

Phép tu từ ẩn dụ

Ẩn dụ là việc dùng tên của những sự vật, hiện tượng này để nói đến những sự vật, hiện tượng khác dựa trên các đặc điểm có nét tương đồng.

Ví dụ câu thơ: Thuyền về có nhớ bến chăng?/Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền. 

Phép tu từ nói quá

Nói quá hay phóng đại là để chỉ việc nói quá lên tính chất, đặc điểm của sự vật, hiện tượng được nhắc đến để gây ấn tượng.

Ví dụ: Trời hôm nay nóng như đổ lửa, chỉ cần bước ra đường 1 phút thôi là mồ hôi đã nhễ nhại như tắm.

Phép tu từ nói giảm nói tránh

Ngược lại với biện pháp tu từ nói quá chính là biện pháp nói giảm, nói tránh nhằm mục đích lịch sự hoặc tránh khơi gợi cảm giác đau buồn.

Ví dụ: Bà ngoại của em đã ra đi được một thời gian rồi nhưng cả nhà vẫn cảm nhận được tình thương của bà ở quanh đây.

Phép tu từ liệt kê

Liệt kê là biện pháp nêu liên tiếp các sự vật, hiện tượng cùng loại để diễn đạt đầy đủ các khía cạnh của vấn đề muốn trình bày.

Ví dụ: Để tới Hà Nội bạn có thể di chuyển bằng nhiều phương tiện như ô tô, xe máy, xe bus, taxi,…

Phép liệt kê được sử dụng khá nhiều trong văn học
Phép liệt kê được sử dụng khá nhiều trong văn học

Phép tu từ điệp từ, điệp ngữ

Đây là biện pháp tu từ nhắc đi nhắc lại từ hoặc cụm từ trong câu nhằm mang ý nhấn mạnh. 

Ví dụ: Học, học nữa, học mãi.

Phép tu từ chơi chữ

Chơi chữ là cách tu từ dựa trên các đặc sắc về âm và nghĩa của từ và khiến cho câu văn và diễn đạt trở nên hài hước, dí dỏm hơn.

Ví dụ: Khoái ăn sang đọc lái đi sẽ được sáng ăn khoai.

Phép tu từ tương phản (phép đối)

Là phương pháp sử dụng các từ ngữ trái ngược nhau về nghĩa để tạo nên sự cân đối và tương phản.

Ví dụ: Câu tục ngữ “Bán anh em xa mua láng giềng gần”. Bán và mua là cặp từ tương phản được sử dụng.

Có thể bạn quan tâm:

Văn tự sự là gì? Hướng dẫn cách làm bài văn tự sự chi tiết

Bố cục của văn bản là gì? Vai trò của bố cục trong một đoạn văn

Hy vọng bài viết này đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về phép tu từ là gì. Từ đó sử dụng thành thạo và linh hoạt chúng, giúp tăng khả năng diễn đạt ý và viết được những bài văn hay đạt điểm cao.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *