Bố cục của văn bản là gì? Vai trò của bố cục trong một đoạn văn

Bố cục là phần cốt lõi trong kết cấu của một bài văn mà người viết cần hết sức chú ý. Vậy thì bố cục của văn bản là gì? Cùng tìm hiểu rõ thêm về chủ đề này với muahangdambao.com để nắm được những thông tin hữu ích nhất nhé!

Tìm hiểu bố cục của văn bản là gì?

Trong định nghĩa bố cục của văn bản lớp 6 thì bố cục trong văn bản được hiểu là cách sắp xếp, bố trí các thành phần nội dung theo một đoạn trình tự, hệ thống một cách rõ ràng, rành mạch và logic. Trong bất cứ một văn bản nào thì bố cục cũng đều được chia thành 3 phần chính gồm: mở bài, thân bài và kết bài.

Bố cục trong văn bản cần có hệ thống rõ ràng, mạch lạc
Bố cục trong văn bản cần có hệ thống rõ ràng, mạch lạc

Các thành phần bố cục văn bản gồm những gì?

Một văn bản rõ ràng và mạch lạc thường sẽ có 3 phần chính bao gồm: Phần mở bài, thân bài và kết bài. Trong đó:

+ Phần mở bài: Giới thiệu nội dung tổng quát nhất về câu chuyện, thông tin của tác giả, nhân vật chính hay các sự vật, sự việc chính được nhắc đến. 

Ví dụ: Khi miêu tả về một người trong gia đình thì nên giới thiệu khái quát về tên, tuổi, nghề nghiệp cũng như mục đích cần mô tả thông tin về người đó. Hoặc khi phân tích một bài thơ hay một đoạn văn thì đoạn mở đầu nên giới thiệu qua về tác giả, hoàn cảnh ra đời của tác phẩm,…

+ Phần thân bài: Từ những nội dung đã được giới thiệu từ phần mở bài, phần thân bài chúng ta sẽ đi sâu vào triển khai, phân tích, mô tả nội dung đó chi tiết hơn. Từ đó giải quyết được những nhiệm vụ đã đặt ra, đây chính là phần quan trọng nhất trong bố cục văn bản vì vậy từng câu từ, cách sử dụng các loại động từ, danh từ, tính từ cần được lựa chọn sao cho phù hợp nhất với mục đích và nội dung của văn bản. Người dùng có thể hiểu được vấn đề bạn muốn trình bày hay không phụ thuộc hết vào phần thân bài này.

+ Phần kết bài: Phần này sẽ khẳng định những nội dung đã phân tích ở phần thân bài và đưa ra kết luận chung cho cả văn bản. Phần kết luận các bạn nên viết ngắn gọn, súc tích nhất có thể.

Mở bài, thân bài, kết bài là bố cục cơ bản của 1 đoạn văn
Mở bài, thân bài, kết bài là bố cục cơ bản của 1 đoạn văn

Tác dụng của bố cục văn bản là gì?

– Giúp người viết trình bày được các vấn đề một cách rành mạch, rõ ràng và chi tiết nhất có thể.

– Tác giả có thể sắp xếp nội dung dựa theo thời gian, diễn biến câu chuyện sao cho hợp lý.

– Giúp người đọc hiểu rõ được nội dung mà mình đang đọc.

– Tạo nên tính nghệ thuật và tính thuyết phục cho toàn bộ văn bản.

Có những loại bố cục văn bản phổ biến nào?

Có 2 loại bố cục văn bản chính gồm có: 

Văn bản miêu tả

Văn miêu tả là loại văn bản giúp người đọc, người nghe có thể hình dung rõ hơn về những đặc điểm, tính chất nổi bật của sự vật, sự việc, con người và phong cảnh,… được đề cập tới; khiến cho những cái đó như hiện lên trước mắt của người đọc, người nghe. 

* Đặc điểm:

– Văn miêu tả là loại văn mang tính thông báo về mặt thẩm mỹ. Đó là sự miêu tả thể hiện được những cái mới mẻ, cái riêng trong cách người viết quan sát cũng như cách cảm nhận của người viết.

– Trong văn miêu tả, những cái mới, cái riêng phải được gắn liền với sự chân thật.

– Ngôn ngữ trong văn miêu tả rất giàu cảm xúc, giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu và giàu cả âm thanh.

Văn miêu tả không quá khó viết
Văn miêu tả không quá khó viết

– Muốn miêu tả được điều này, trước hết người ta phải biết cách quan sát rồi từ đó đưa ra những nhận xét, liên tưởng, tưởng tượng, ví von, so sánh,… để có thể làm nổi bật lên được những đặc điểm tiêu biểu của sự vật.

  • Phần mở bài: Phải mô tả khái quát đc đối tượng cần miêu tả như hình dáng, màu sắc và kích thước.
  • Phần thân bài: Cần đi sâu vào miêu tả chi tiết những vấn đề có liên quan đến đối tượng cần miêu tả đó.
  • Phần kết bài: Thường sẽ là phát biểu cảm nghĩ, đưa ra nhận xét tổng quát về đối tượng đó.

Văn bản tự sự

Đây là dạng văn bản nói lên cảm nghĩ, tâm sự hay nhận xét về 1 con người, cảnh vật, tác phẩm văn học hoặc tác giả…. Loại văn bản này thường rất khó viết và yêu cầu bố cục, cách trình bày và câu chữ trau chuốt hơn văn bản miêu tả.

*Đặc điểm:

– Sự việc: Trong văn tự sự, những sự việc phải được trình bày một cách cụ thể thường xảy ra ở khoảng thời gian nào? Địa điểm diễn ra sự việc đó là ở đâu? Những nhân vật nào sẽ tham gia vào câu chuyện? Nguyên nhân, diễn biến và kết thúc ra sao? Sự việc sẽ bao gồm sự việc chính và sự việc phụ. Trong đó sự việc phụ thường xuất hiện để bổ sung cho sự việc chính.

Văn tự sự thiên về mô tả tính cách của nhân vật chính
Văn tự sự thiên về mô tả tính cách của nhân vật chính

*Nhân vật:

– Sẽ có sự phân biệt rõ ràng giữa nhân vật chính với nhân vật phụ.

– Nếu xét theo điểm nhìn thì sẽ có hai tuyến nhân vật: Nhân vật chính diện sẽ là đại diện cho cái tốt, chuẩn mực cộng đồng được đông đảo số đông thừa nhận. Còn nhân vật phản diện là những người đại diện cho cái xấu, cái ác.

– Nhân vật thường được thể hiện qua các mặt: tên tuổi, lai lịch, hình dáng và tính cách.

  • Phần mở bài: Giới thiệu đôi nét sơ bộ về nhân vật, sự việc bạn cần phân tích.
  • Phần thân bài: Mô tả chi tiết về diễn biến tâm lý, cảm xúc của nhân vật chính.
  • Phần kết bài: Sử dụng khoảng 2 đoạn để kết thúc toàn bộ câu chuyện.

*Kết luận: Việc hiểu rõ ràng và nắm vững bố cục của văn bản sẽ giúp các bạn dễ dàng làm những bài văn phân tích theo đúng yêu cầu mà thầy cô đã đề ra.

Hy vọng với bài viết này chúng tôi đã giúp các bạn hiểu được thế nào bố cục của văn bản là gì và vai trò của nó trong một đoạn văn hoàn chỉnh. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào cần hỗ trợ giải đáp thêm, vui lòng để lại bình luận để chúng tôi trả lời nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *