Phép nối là gì cho ví dụ? Các dạng phép nối trong ngữ văn 9

Trong chương trình Ngữ Văn lớp 9 chúng ta sẽ được làm quen với phép nối. Vậy thì phép nối là gì? Có những dạng phép nối nào? Vai trò cụ thể của chúng trong câu ra sao? Đừng bỏ qua bài viết ngay sau đây của muahangdambao.com bạn nhé, vì câu trả lời sẽ được giải đáp ngay thôi!

Phép nối là gì? Cho ví dụ

Phép nối hay còn có tên gọi là phép nối liên kết câu là phép sử dụng hai hoặc nhiều câu nhờ quan hệ từ hay các cụm từ có tác dụng chuyển tiếp với nhiệm vụ liên kết chúng với nhau. Phép nối thường sử dụng một số phương tiện để liên kết như: Các quan hệ từ, từ nối, các trợ từ, phụ từ, kết ngữ, tính từ hoặc quan hệ về chức năng cú pháp có trong câu.

Định nghĩa phép nối lớp 9 là gì?
Định nghĩa phép nối lớp 9 là gì?

Ví dụ 1: Từ đó dân ta càng khổ cực và nghèo nàn hơn. Kết quả là cuối năm ngoái sang đến đầu năm nay, từ Quảng Trị cho đến Bắc Kỳ, hơn hai triệu đồng bào ta đã bị chết đói.

=> Danh từ “kết quả” ở đây làm nhiệm vụ liên kết hai câu văn, đồng thời cho biết câu sau là kết quả của vế trước. Do nghèo đói nên đồng bào ta đã phải chịu cảnh chết đói.

Ví dụ 2: Sơn Tùng đã học hành vô cùng chăm chỉ. Vì vậy, bạn ấy đã đạt được thành tích rất cao trong kỳ thi cuối cấp vừa qua.

=> Từ nối ở đây là “vì” và đại từ “vậy” đã kết hợp thành một cụm từ làm nhiệm vụ chính là liên kết hai câu và cũng cho người đọc biết câu sau là kết quả của câu trước đó. Nếu không có sự ôn luyện chăm chỉ, Sơn Tùng sẽ không thể có thành tích cao.

Xem thêm: Câu đặc biệt là gì? Cách xác định câu đặc biệt và nêu ví dụ

Có các loại phép nối nào?

Căn cứ trên nhiều phương diện thì phép nối được chia thành 4 loại là: Phép nối tổ hợp từ, phép nối các quan hệ từ, phép nối bằng trợ từ, phụ từ, tính từ và cuối cùng là phép nối bằng quan hệ chức năng cú pháp. Cụ thể như sau:

Phép nối tổ hợp từ

Đây là phép nối gồm có một kết từ phối hợp với một đại từ hoặc phụ từ (vì vậy, do đó, bởi thế, bởi vì, nếu vậy, tuy vậy, thế thì, với lại,….) hoặc là những tổ hợp từ có nội dung chỉ quan hệ liên kết (nói tóm lại, nhìn chung, nói chung, ngược lại, tiếp theo, nghĩa là, tức là, trên đây,…)

Ví dụ: Lịch sử là một di sản văn hoá vô cùng quý báu đồng thời nó cũng thể hiện được tinh thần dân tộc Việt Nam qua hàng trăm năm. Chính vì vậy, mỗi người trong chúng ta cần có ý thức ghi nhờ, gìn giữ để có thể phát huy lịch sử hào hùng đó.

=> Từ “Chính vì vậy” ở đây được sử dụng với vai trò để liên kết hai câu văn lại với nhau, đồng thời cho biết câu sau chính là kết quả của câu trước.

Phép nối quan hệ từ

Phép nối quan hệ từ là cách sử dụng các hư từ vô cùng quen thuộc dùng để chỉ quan hệ giữa các từ ngữ trong ngữ pháp của câu. Các hư từ thường được sử dụng như là: Vì, nếu, mà, tuy, nhưng, còn, với, mà, thì,…

Có 4 loại phép nối cơ bản mà chúng ta sẽ được học
Có 4 loại phép nối cơ bản mà chúng ta sẽ được học

Ví dụ: Tuấn đang mắc phải căn bệnh hiểm nghèo. Nhưng bạn ấy vẫn luôn tỏ ra vui vẻ và lạc quan để những người xung quanh không phải lo lắng.

=> Từ “nhưng” ở đây được sử dụng để liên kết hai câu lại với nhau nhằm thể hiện sự tương phản giữa câu thứ nhất với câu thứ hai. Từ đó có thể nhấn mạnh và làm nổi bật tính cách cùng sự tích cực của một người.

Phép nối các trợ từ, phụ từ, tính từ

Là phép nối sử dụng tới 1 số trợ từ, phụ từ và tính từ mang ý nghĩa quan hệ được dùng để làm phương tiện liên kết và nối các bộ phận trong văn bản, chẳng hạn như các từ cũng, khác, cả là,…

Ví dụ: Hầu hết người thân và bạn bè đều ủng hộ Linh tham gia cuộc thi thử giọng sắp tới. Cả bố và mẹ Linh cũng như vậy.

=> Từ “cả” ở đây được sử dụng để kết nối hai câu này lại với nhau. Nó thể hiện sự vui mừng của người nói với việc Linh đã được mọi người ủng hộ, đặc biệt bao gồm cả bố và mẹ – những người có vai trò quan trọng nhất trong cuộc đời của một người.

Phép nối theo các quan hệ chức năng, cú pháp

Là sử dụng những câu chỉ có nét tương đương với 1 bộ phận nào đó hoặc chức năng cú pháp nào đó của câu liên quan với mục đích liên kết, thường được sử dụng trong các văn bản mang tính nghệ thuật nhiều hơn.

Ví dụ: Đêm. Trên bầu trời, những vì sao đang lặng lẽ nhấp nháy.

=> Ta có thể thấy từ “đêm” ở đây chính là trạng ngữ thuộc một bộ phận của câu nhưng nó đã được tách ra thành một câu riêng biệt. Tuy nhiên, sự tách biệt cú pháp này thành 2 câu riêng biệt không phải 1 lỗi sai mà là một dụng ý nghệ thuật của tác giả nhằm ý đồ nhấn mạnh ngữ cảnh đang được nói đến. Tuy nhiên, hai câu vẫn có được sự liên kết chặt chẽ về nội dung.

Xem thêm: Biện pháp tu từ là gì? Tác dụng và ví dụ về các biện pháp tu từ thường gặp

Những điểm lưu ý quan trọng khi sử dụng phép nối trong liên kết câu

Lưu ý những điều sau để vận dụng phép nối chính xác nhất
Lưu ý những điều sau để vận dụng phép nối chính xác nhất

Để giúp các bạn không nhầm lẫn giữa các phép nối với nhau hoặc giữa các phép nối với các phép liên kết câu khác, chúng tôi sẽ liệt kê một số lưu ý quan trọng  sau:

  • Phép nối quan hệ từ thường có tính chặt chẽ hơn so với phép nối tổ hợp từ.
  • Căn cứ vào phương tiện ngôn ngữ được sử dụng trong phép nối, chúng ta có thể xác định dễ dàng được mối quan hệ trong ý nghĩa của câu văn.
  • Phép nối tổ hợp từ sẽ được người viết sử dụng một cách trực tiếp và hoàn toàn có ý thức, còn 3 phép nối còn lại thường sẽ được sử dụng theo thói quen và không có ý thức rõ ràng.

Hy vọng với bài viết này, bạn đọc đã hiểu phép nối để liên kết là gì cũng như có các dạng phép nối nào. Từ đó có thể áp dụng linh hoạt hơn trong quá trình làm bài tập có liên quan.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *