Câu đặc biệt là gì? Cách xác định câu đặc biệt và nêu ví dụ

Chắc hẳn ai trong chúng ta đã từng phải vật lộn với các bài tập về câu đặc biệt trong chương trình Ngữ Văn 7. Thế nhưng sau một thời gian dài, sẽ chẳng còn mấy ai nhớ rõ câu đặc biệt là gì hay chúng có tác dụng như thế nào? Thấu hiểu điều đó, chúng tôi đã tổng hợp toàn bộ kiến thức cũng như các dạng bài tập về kiểu câu này, mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Tổng hợp kiến thức về câu đặc biệt chương trình Ngữ Văn lớp 7
Tổng hợp kiến thức về câu đặc biệt chương trình Ngữ Văn lớp 7

Câu đặc biệt là gì? Cho ví dụ

Đây là kiểu câu không được cấu tạo theo cấu trúc cụm chủ ngữ – vị ngữ như những câu đơn thông thường. Nói cách khác, câu đặc biệt không tuân theo quy tắc ngữ pháp nào cả.

Ví dụ:

Ôi chao! Bông hoa mới đẹp làm sao!

“Ôi! Lại quên không mang chìa khóa nhà rồi!”

Trong hai ví dụ trên thì các câu “Ôi chao!” và “Ôi!” là câu đặc biệt.

Thông thường, loại câu này được tạo nên từ một từ hoặc cũng có thể là một cụm từ nhất định. Vì vậy, câu đặc biệt được cho là kiểu câu ngắn nhất trong ngữ pháp Việt Nam.

Tác dụng của câu đặc biệt

Trong văn viết hay giao tiếp hàng ngày, câu đặc biệt được sử dụng rất phổ biến với các mục đích như:

Thể hiện cảm xúc của người nói!

Ví dụ: ‘Mừng quá! Bài thi lần này hơi khó “nhằn” nhưng tao vẫn được điểm 9”.

=> Câu “Mừng quá” được dùng để thể hiện cảm xúc vui mừng, phấn khởi của người nói khi thi đạt điểm cao mặc dù bài thi hơi khó.

Xác định thời gian hoặc nơi chốn cụ thể của sự việc:

Ví dụ: “Một đêm đông. Cái lạnh “thấu xương thấu thịt” vẫn không ngăn nổi gánh hàng bánh đúc của bà trong từng ngõ ngách của thị trấn”.

=> Câu “Một đêm đông” dùng để xác định thời gian cụ thể.

Thể hiện chức năng gọi – đáp:

Ví dụ: “Ba ơi! Ba làm giúp con con diều tre đi ạ! – Ừ!”.

=> Câu đặc biệt “Ba ơi!” và “Ừ!” được dùng với chức năng để gọi – đáp.

Dùng với mục đích liệt kê hoặc thông báo về sự có mặt của một sự vật/ hiện tượng:

Ví dụ: “Một buổi sớm ồn ào trong làng chài nhỏ bên sông. Tiếng sóng. Tiếng người….”.

=> “Tiếng sóng. Tiếng người” được dùng để liệt kê những âm thanh xuất hiện trong buổi sáng sớm tại một làng chài nhỏ.

Câu đặc biệt có tác dụng gì?
Câu đặc biệt có tác dụng gì?

Cách xác định câu đặc biệt

So với các kiểu câu thông thường như câu đơn hoặc câu ghép thì ta có thể dễ dàng xác định được bởi kiểu câu này rất ngắn và không được cấu tạo theo mô hình cụm chủ – vị.

Nhưng câu đặc biệt và câu rút gọn lại có cấu tạo khá giống nhau nên việc xác định trở nên khó khăn hơn nếu bạn không thực sự hiểu rõ bản chất của hai kiểu câu này.  Tuy nhiên, bạn vẫn có thể phân biệt được chúng dựa theo các đặc điểm sau:

Câu đặc biệt Câu rút gọn
Khái niệm Do không cấu tạo theo cấu trúc cụm chủ ngữ – vị ngữ nên không thể khôi phục những bộ phận bị khuyết đó. Đây là kiểu câu bị lược bỏ đi một trong hai thành phần chủ ngữ – vị ngữ, thậm chí là cả chủ ngữ và vị ngữ nên hoàn toàn có thể khôi phục lại được.
Tác dụng Dùng để bộc lộ cảm xúc, gọi – đáp, liệt kê hoặc thông báo sự có mặt của hiện tượng, sự vật,… Giúp câu văn trở nên ngắn gọn, súc tích và không bị lặp từ.
Ví dụ “Má ơi! Chiếc váy này đẹp quá”.

=> “Má ơi!” là câu đặc biệt thể hiện cảm xúc của người nói và không được cấu tạo theo mô hình cụm chủ ngữ – vị ngữ.

“Ngoài chơi đá bóng, bi – a, bóng chuyền, cầu lông, tennis, bóng bàn thì cậu còn biết chơi môn thể thao nào nữa? – “Bóng ném và bóng rổ”.

=> “Bóng ném và bóng rổ” là câu rút gọn bị lược bỏ thành phần chủ ngữ. Chúng ta có thể khôi phục câu này như sau: 

“Tôi còn biết chơi bóng ném và bóng rổ”.

Các dạng bài tập vận dụng về câu đặc biệt

Dạng số 1: Đặt câu

Đề bài có thể yêu cầu bạn đặt 1 câu, 2 câu đặc biệt hoặc nhiều hơn theo một chủ đề nhất định hoặc tự chọn. Dạng bài tập này sẽ giúp củng cố kiến thức căn bản cho học sinh.

Dạng số 2: Xác định câu rút gọn và câu đặc biệt trong đoạn văn cho trước và cho biết tác dụng của chúng.

Với dạng bài tập này, bạn cần phải nắm vững khái niệm câu rút gọn, câu đặc biệt là gì và điểm khác nhau giữa hai loại câu này để không bị nhầm lẫn khi phân biệt.

Hơn nữa, việc chỉ ra tác dụng của chúng còn giúp tăng khả năng cảm thụ văn học.

Dạng số 3: Viết đoạn văn ngắn sử dụng câu đặc biệt. Chỉ rõ và nêu lên tác dụng của chúng.

Để làm tốt dạng này, bạn cần phải vận dụng tối đa kiến thức làm văn và kiến thức về câu đặc biệt.

Các dạng bài tập về câu đặc biệt
Các dạng bài tập về câu đặc biệt

Mong rằng qua những thông tin chia sẻ trên sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về câu đặc biệt. Trong quá trình ôn luyện, nếu gặp phải bất kỳ thắc mắc gì, hãy để comment vào bình luận bên dưới bài viết, chúng tôi sẽ giải đáp sớm nhất cho bạn!

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *