Phân hữu cơ là gì? Gồm những loại nào? Lợi ích của phân hữu cơ

Người nông dân từ xưa đã có kinh nghiệm dùng phân hữu cơ trong canh tác nông nghiệp để gia tăng năng suất cây trồng. Vậy phân hữu cơ là gì? Tác dụng của loại phân bón này như thế nào? Cùng tìm hiểu đáp án trong bài viết ngay sau đây của muahangdambao.com bạn nhé!

Tìm hiểu thêm về phân bón hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ là phân bón được hình thành từ chất thải của các loài gia súc gia cầm, tàn dư thân lá cây, thụ phẩm từ quá trình sản xuất nông nghiệp, than bùn hoặc các chất hữu cơ thải ra từ sinh hoạt, nhà bếp, nhà máy sản xuất thủy, hải sản…

Phân hữu cơ được khuyến khích sử dụng trong nông nghiệp
Phân hữu cơ được khuyến khích sử dụng trong nông nghiệp

Thành phần của phân hữu cơ gồm những gì?

Phân hữu cơ chứa các chất dinh dưỡng đa, trung, vi lượng dưới dạng hợp chất hữu cơ và được dùng nhiều trong sản xuất nông nghiệp. Khi bón vào đất phân bón hữu cơ sẽ cải tạo lại đất, tăng độ tơi xốp phì nhiêu cho đất bằng việc bổ sung cũng như cung cấp thêm các loại vi sinh vật, chất hữu cơ, chất mùn cho đất đai và cây trồng.

Phân loại phân bón hữu cơ

Dựa vào nguồn gốc mà phân hữu cơ được chia thành hai nhóm chính là phân bón hữu cơ công nghiệp và phân bón hữu cơ truyền thống.

Phân bón hữu cơ công nghiệp

Được chế biến từ các chất hữu cơ có nguồn gốc khác nhau, áp dụng quy trình công nghiệp để chế biến với khối lượng lớn lên tới hàng ngàn tấn, ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng, mức dưỡng chất của phân bón so với nguồn gốc đầu vào và so với các loại phân bón hữu cơ truyền thống.

  • Phân hữu cơ vi sinh: Có chứa một hay nhiều loại vi sinh vật hữu ích trong nhiều nhóm. Loại phân này giúp hệ sinh vật đất phát triển, phân giải các chất mà cây trồng khó có thể hấp thu thành dạng dễ hấp thu cho cây trồng đa phần là đạm, khống chế những mầm bệnh tồn tại trong đất, gia tăng hiệu quả hấp thụ phân bón.
  • Phân hữu cơ sinh học: Có trên 22% là các chất hữu cơ, được chế biến từ các loại nguyên liệu hữu cơ đã pha trộn và xử lý bằng cách lên men cộng với một hay nhiều loại vi sinh vật có lợi để nâng cao cũng như cân bằng hàm lượng các chất dinh dưỡng quan trọng cho cây trồng.
  • Phân hữu cơ vi sinh: Hàm lượng các chất hữu chiếm hơn 15%. Được chế biến từ nhiều loại nguồn nguyên liệu hữu cơ khác nhau theo quy trình công nghiệp, được lên men từ một hay nhiều chủng loại vi sinh vật có lợi chứa các bào tử sống. Chúng giúp cải tạo độ phì nhiêu, độ tơi xốp cho đất cũng như ức chế sự phát triển của các mầm bệnh trong đất.
  • Phân hữu cơ khoáng: Là loại phân bón hữu cơ trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm N, P và K. Có chứa từ 8 đến 18% tổng các chất vô cơ (hóa học N,P,K), chứa ít nhất 15% thành phần là chất hữu cơ. Ưu điểm là hàm lượng dưỡng chất khoáng cao.
Phân vi sinh giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn
Phân vi sinh giúp cây trồng dễ dàng hấp thụ chất dinh dưỡng hơn

Phân bón hữu cơ truyền thống

Phân hữu cơ truyền thống được tổng hợp từ nhiều loại nguyên liệu
Phân hữu cơ truyền thống được tổng hợp từ nhiều loại nguyên liệu

Có nguồn gốc từ phân của các loài gia súc gia cầm, rác thải, phân xanh, thụ phẩm từ quá trình sản xuất nông nghiệp, chế biến nông, lâm, thủy sản,… được chế biến bằng kỹ thuật ủ truyền thống. Nhìn chung, các loại phân bón hữu cơ truyền thống này thường có thời gian xử lý dài, hiệu lực chậm và hàm lượng chất dinh dưỡng không cao.

  • Phân xanh: Được hình thành từ lá cây tươi và thân cây, được chế biến bằng phương pháp ủ hoặc vùi bên trong đất để bón cho đất và cây trồng. Ưu điểm của phân xanh là hạn chế xói mòn, bảo vệ, cải tạo lại đất đai.
  • Phân rác: Có nguồn gốc từ rơm, rạ, thân cây, lá cây từ quy trình sản xuất nông nghiệp hàng ngày,… Chúng được chế biến bằng biện pháp ủ truyền thống. Ưu điểm của phân rác là chống hạn cho cây, hạn chế hiện tượng xói mòn, giúp tăng độ tơi xốp và ổn định các kết cấu đất.
  • Phân chuồng: Có nguồn từ phân và nước tiểu của động vật như gia súc, gia cầm, phân bắc,… được chế biến bằng phương pháp ủ truyền thống. Có chứa các chất dinh dưỡng khoáng đa trung vi lượng, cung cấp thêm chất mùn giúp cải tạo đất, tăng thêm độ phì nhiêu, tơi xốp cho đất, ổn định lại kết cấu đất, tạo điều kiện cho bộ rễ cây phát triển, hạn chế tình trạng hạn hán, xói mòn.
  • Than bùn: Phải trải qua chế biến mới sử dụng được cho cây trồng. Bên cạnh đó chúng ta cũng không thể bón than bùn trực tiếp. Giúp cải tạo đất, tăng độ phì nhiêu và độ hữu cơ bên trong đất.

Tác dụng phân hữu cơ là gì?

Sử dụng phân bón hữu cơ đem lại rất nhiều lợi ích tốt trong sản xuất nông nghiệp và đây cũng là loại phân bón đang được các nhà khoa học khuyến khích sử dụng nhất hiện nay. Sau đây là những công dụng của phân hữu cơ: 

  • Phân bón hữu cơ cung cấp đầy đủ các loại chất dinh dưỡng cho cây trồng (các dưỡng chất cần thiết gồm N, P, K).
  • Bón phân hữu cơ giúp cho cây trồng phát triển cân đối, bền vững và ổn định hơn, gia tăng chất lượng nông sản.
  • Đảm bảo được hàm lượng chất dinh dưỡng, bổ sung chất mùn cho đất đai, cân bằng các loài vi sinh vật trong đất.
  • Hạn chế tình trạng xói mòn đất và rửa trôi các chất dinh dưỡng cần thiết, bảo vệ cấu trúc của đất.
  • Phân bón hữu cơ có tác động rất tốt trong công việc cải tạo lại đất trồng, đặc biệt là đất cát và đất bị bạc màu.
  • Hạn chế hiện tượng sâu bệnh hại tốt hơn các loại phân bón hóa học.
  • Phân hữu cơ dễ dàng bị phân hủy hơn và không gây ô nhiễm môi trường.
Lợi ích của phân hữu cơ là rất to lớn đối với cây trồng và môi trường
Lợi ích của phân hữu cơ là rất to lớn đối với cây trồng và môi trường

Những cách sử dụng phân hữu cơ hiệu quả nhất

Hướng dẫn sử dụng phân hữu cơ truyền thống

Cách sử dụng phân bón hữu cơ truyền thống hiệu quả nhất đó là dùng để bón lót vào trong đất trồng, trước khi tiến hành trồng cây khoảng tầm ngày. Thời gian này sẽ vừa đủ để các chất dinh dưỡng hòa tan vào trong đất, nhờ vậy khi trồng cây, cây sẽ dễ hấp thụ hơn. Trong quá trình bón phân, bà con nông dân có thể rải phân theo từng hàng, bón vào trong hố, xới đất lên trộn hoặc xới đất rải đều khắp bề mặt sau đó lấp đất lại.

Nên dùng phân hữu cơ truyền thống cho bước bón lót
Nên dùng phân hữu cơ truyền thống cho bước bón lót

Hướng dẫn sử dụng phân hữu cơ công nghiệp

  • Đối với phân hữu cơ sinh học

Phân hữu cơ sinh học có thể dùng cho bước bón lót, bón thúc hoặc phun trên lá cây. Cụ thể:

– Bón lót cho cây trồng lâu năm: Trộn chung với đất, cho vào trong hố cây hoặc bà con có thể đào rãnh xung quanh hố trồng.

– Bón thúc: Đào rãnh ở xung quanh tán cây trồng sau đó tiến hành lấp đất lại.

  • Cách dùng phân hữu cơ vi sinh

Bà con nông dân nên dùng phân hữu cơ vi sinh để bón lót, tuy nhiên cũng có thể dùng để bón thúc. Cách sử dụng phân bón hữu cơ vi sinh cũng giống với cách dùng phân hữu cơ sinh học. Tuy nhiên, bà con cần chú ý là:

– Bón lót sẽ áp dụng cho các loại cây trồng.

– Bón thúc thì áp dụng cho các loại cây trồng lâu năm.

*Lưu ý: Trong quá trình sử dụng các loại phân bón hữu cơ vi sinh thì bà còn nên hạn chế dùng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật hóa học. Bởi những sinh vật có lợi trong đất sẽ bị chết, làm giảm hiệu quả của phân bón hữu cơ. Sau khoảng 30 ngày sử dụng phân bón hữu cơ thì bạn mới có thể sử dụng thuốc bảo vệ thực vật như bình thường được.

  • Cách sử dụng phân hữu cơ khoáng
Bạn có thể đào các rãnh xung quanh cây trồng trước khi bón phân
Bạn có thể đào các rãnh xung quanh cây trồng trước khi bón phân

Đây là loại phân hữu cơ được trộn chung với khoảng 8 đến 18% hàm lượng chất dinh dưỡng dưới dạng vô cơ. Loại phân này có thể dùng để bón lót, bón thúc đều được nhờ hàm lượng vô cơ có trong phân nên cây sẽ hấp thụ nhanh hơn nhiều so với các loại khác.

Cách sử dụng loại phân này cũng tương tự như với phân sinh học là đào rãnh xung quanh tán cây hoặc lấp đất lại. Tuy nhiên, bà con không nên quá lạm dụng phân hữu cơ khoáng quá nhiều bởi vì nó có thể khiến cây bị ngộ độc chất hữu cơ, gây tồn dư các chất vô cơ ở trong đất.

Có thể bạn muốn tìm hiểu:

Phân vô cơ là gì? Phân loại và nêu công dụng của phân vô cơ

Hi vọng thông qua bài viết trên đây, muahangdambao.com đã giúp các bạn biết phân hữu cơ là gì cũng như cách sử dụng phân bón hữu cơ đúng cách để đạt hiệu quả tối ưu nhất. Nếu như các bạn thấy những thông tin này hữu ích thì đừng quên chia sẻ bài viết để mọi người cùng được biết nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *