Nước đổ lá môn là gì? Dùng trong trường hợp nào

Từ khi còn nhỏ chúng ta đã được ông bà cha mẹ sử dụng nhiều câu thành ngữ để khuyên răn, dạy bảo. Trong đó có câu thành ngữ “Nước đổ lá môn”. Vậy “nước đổ lá môn” là gì? Dùng trong trường hợp nào? Hãy cùng muahangdambao.com tìm hiểu ý nghĩa của thành ngữ này ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Nước đổ lá môn là gì? 

Nước đổ lá môn được hiểu theo nghĩa đen là do tính chất cấu tạo của bề mặt lá môn trơn, nhẵn, mịn và không thấm nước, thế nên khi đổ nước vào là khoai thì trên lá sẽ không đọng lại giọt nước nào. 

Nếu hiểu theo nghĩa bóng thì đây chính là câu thành ngữ mang ý nghĩa dạy bảo khuyên răn một ai đó nhưng đều chỉ là tốn công vô ích, không có tác dụng do họ không tiếp thu. Có nói như thế nào cũng không để lại một chút kiến thức gì trong đầu. 

Lá môn có cấu tạo bề mặt trơn trượt nên nước đổ lá môn sẽ không còn đọng lại chút nước nào
Lá môn có cấu tạo bề mặt trơn trượt nên nước đổ lá môn sẽ không còn đọng lại chút nước nào

Như chúng ta đã biết tính chất của lá khoai, cứ đổ nước lên là trôi tuồn tuột không thấm. Hiện tượng thực tế này làm cho người tá liên tưởng đến việc không chịu tiếp thu lời khuyên bảo, răn dạy của một số người. Dù chúng ta có tốn công giải thích, khuyên bảo cho họ bao nhiêu cũng sẽ thành vô ích.

Họ không ghi nhớ không hiểu ra do kém thông minh, ít hiểu biết. Thế nhưng cũng có lúc không phải họ kém cỏi, tối dạ mà do bản thân họ bướng bỉnh, lười biếng không chịu tiếp thu. Họ hiểu cả, biết cả nhưng đôi khi vì một số lý do nào đó mà không nghe theo, làm theo. 

Những người kém thông minh khi không tiếp nhận được lời khuyên bảo của người khác là chuyện bình thường. Họ cứ ù ù cạc cạc gật gù nhưng không hiểu. Nhìn chung, những người không thông minh và những người bướng bỉnh sẽ đều gặp nhau ở một chỗ đó chính là những lời giáo huấn hay chỉ bảo đều là vô dụng và không đem lại hiệu quả gì. 

Nước đổ lá môn dùng trong trường hợp nào?

Thành ngữ “nước đổ lá môn” được sử dụng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày. Cụ thể là được sử dụng rất nhiều trong việc dạy dỗ con cái của bố mẹ. Bố mẹ từ trước tới giờ thường cho rằng những đứa con ngoan thì luôn biết dạ vâng, nghe lời và làm theo những điều mà bố mẹ nói. 

Còn những đứa trẻ hư không nghe lời bố mẹ sẽ được bố mẹ coi là “nước đổ lá khoai”. Thành ngữ này được bố mẹ nói ra như thể hiện sự bất lực của phụ huynh với con của mình. 

Nước đổ lá môn sử dụng để thể hiện sự bất lực khi không dạy được người khác
Nước đổ lá môn sử dụng để thể hiện sự bất lực khi không dạy được người khác

Bố mẹ chúng ta là những người đã đi trước chúng ta rất nhiều năm, có bề dày kinh nghiệm cùng sự trải nghiệm đa dạng. Do đó bố mẹ luôn muốn truyền đạt lại những kinh nghiệm của bản thân làm hành trang cho con cái bước vào đời. Để con trưởng thành hơn bố mẹ luôn luôn nỗ lực dạy con cái. Những lời khuyên mà bố mẹ dành cho con cũng chính là niềm tin của bố mẹ về con.

XEM THÊM: Thành ngữ: vạn sự khởi đầu nan nghĩa là gì?

Nước đổ lá môn có đúng trong mọi trường hợp?

Thành ngữ “nước đổ lá môn” được mở rộng, nói lên sự vô tác dụng không có kết quả. Thường là chỉ việc dạy dỗ con cái mà không có thành quả tốt đẹp. Cụ thể khi cha mẹ nói con để ngoài tai. 

Thế nhưng chúng ta cũng cần xét đến đúng và sai trong từng trường hợp. Bố mẹ luôn luôn nghĩ những kinh nghiệm của mình là đúng và con cái phải làm theo thì mới có thể thành công, mới là những đứa con ngoan. Tuy nhiên đôi lúc suy nghĩa đó của họ cũng chưa hẳn là đúng.

Một số trường hợp cha mẹ dạy dỗ con và cho rằng con không làm theo là “nước đổ lá môn” chưa hoàn toàn chính xác
Một số trường hợp cha mẹ dạy dỗ con và cho rằng con không làm theo là “nước đổ lá môn” chưa hoàn toàn chính xác

Trước hết đúng là bố mẹ có nhiều trải nghiệm cuộc sống. Thế nhưng mỗi thời đại một khác. Họ không thể lấy những trải nghiệm của bản thân trước đây bắt con cái nghe và làm theo vào bây giờ. Trong từng trường hợp bố mẹ cần phải phân biệt đúng sai sao cho phù hợp với từng hoàn cảnh.

Thêm vào đó là cách làm của bố mẹ sai. Họ ép buộc, bắt ép con mình phải làm theo mọi điều mà họ muốn thế nhưng lại chưa từng hỏi con có thích hay không, có tiếp nhận hay không. Đồng thời bố mẹ còn quy chụp con không nghe lời thì nói con hư mà không hề để con được quyền đưa ra ý kiến riêng của mình. 

Bài học rút ra qua câu thành ngữ

Trong cuộc sống, bạn cần phải biết lắng nghe ý kiến của những người khác để có thể thay đổi. Không hoàn toàn là bạn phải làm theo, bạn vẫn cần có chính kiến riêng của mình, thế nhưng bạn nên tham khảo ý kiến của người khác để đưa ra lựa chọn chính xác và hoàn thiện hơn.

Đặc biệt là lời khuyên của ông bà, bố mẹ, là những người đã đi trước. Họ chỉ muốn con cái mình được thành công và hiểu chuyện. Dù lời khuyên, sự dạy bảo đó có không chính xác trong trường hợp của bạn, nhưng vẫn nên lắng nghe và tiếp thu, trân trọng và chọn lọc, xem xét một cách chính xác. Từ đó thay đổi hoàn thiện bản thân sao cho tốt. 

XEM THÊM: Thành ngữ phú quý sinh lễ nghĩa là gì? thể hiện quan điểm gì?

Trên đây, muahangdambao.com đã cùng các bạn tìm hiểu về thành ngữ “nước đổ lá môn”. Hy vọng thông qua bài viết trên các bạn đã hiểu hết ý nghĩa của câu thành ngữ này, từ đó rút ra được bài học cho mình, vận dụng vào cuộc sống hàng ngày một cách hiệu quả. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *