Nhân thân là gì? Đặc điểm, quyền nhân thân và quan hệ nhân thân

Nhân thân – một trong những quyền dân sự có ý nghĩa quan trọng, được gắn liền với chính người đó. Vậy bạn có biết quyền nhân thân là gì? Đặc điểm của quyền nhân thân? Quyền nhân thân khác gì so với quan hệ nhân thân?

Nhân thân là gì?

Nhân thân được hiểu chính là các yếu tố nói đến con người với tính cách là thành viên của xã hội, là người tham gia vào quan hệ xã hội và là thực thể của xã hội. Khái niệm này chỉ bao gồm những đặc điểm về tâm lý, xã hội và cũng có thể bao gồm một số đặc điểm về sinh học có ý nghĩa về mặt xã hội như giới tính, tuổi, thái độ, cách cư xử, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, trình độ giáo dục, hệ thống giá trị…

Nhân thân - yếu tố nói đến con người
Nhân thân – yếu tố nói đến con người

Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng việc xác nhận các yếu tố liên quan đến nhân thân đóng vai trò rất quan trọng. Bởi các yếu tố nhân thân có ảnh hưởng trực tiếp đến hành vi của con người cũng như ảnh hưởng đến nhận thức của chủ thể. Việc các yếu tố đánh giá nhân thân như giới tính, tuổi hay nghề nghiệp, trình độ văn hóa, hệ thống giá trị… cũng sẽ có ảnh hưởng đến hành vi. Vậy nên, nói ngược lại khi đánh giá hành vi của một chủ thể thì chúng ta cũng cần phải xem xét đến các yếu tố nhân thân gây ra ảnh hưởng.

Quan hệ nhân thân là gì?

Quan hệ nhân thân thuộc đối tượng điều chỉnh của rất nhiều ngành luật khác nhau. Khi nói tới quan hệ nhân thân thì chúng ta có thể hiểu các quan hệ này xuất phát từ các giá trị tinh thần của chủ thể. Giá trị tinh thần này có thể gắn liền với lợi ích về kinh tế hoặc cũng có thể không gắn liền với lợi ích về kinh tế. Quan hệ nhân thân chính là một trong hai đối tượng điều chỉnh của Luật dân sự.

Quan hệ nhân thân - xuất phát từ các giá trị tinh thần của chủ thể
Quan hệ nhân thân – xuất phát từ các giá trị tinh thần của chủ thể

Quan hệ nhân thân phát sinh vì lợi ích tinh thần và luôn gắn liền với chủ thể. Nói cách khác, nó không mang tính hàng hóa hay tiền tệ và không thể tính được bằng trị giá. Khác với quan hệ tài sản có thể có sự dịch chuyển tài sản từ chủ thể này sang chủ thể khác thì trong quan hệ nhân thân việc dịch chuyển các giá trị tinh thần là điều không thể thực hiện được.

Đặc điểm quan hệ nhân thân là gì?

Quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh và nó có những đặc điểm nổi bật như sau:

  • Mang giá trị tinh thần

Quan hệ nhân thân do Luật dân sự điều chỉnh và nó luôn có sự liên quan đến một lợi ích tinh thần. Lợi ích tinh thần có thể là những giá trị tinh thần được pháp luật ghi nhận và được mọi người tôn trọng như: danh dự, nhân phẩm, uy tín… Tuy nhiên, lợi ích tinh thần đó cũng có thể là kết quả của hoạt động lao động sáng tạo của con người như: các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, cây trồng…

Lợi ích tinh thần chính là yếu tố chi phối quan hệ nhân thân và do Luật dân sự điều chỉnh để có thể phân biệt với quan hệ tài sản (luôn liên quan đến tài sản).

Quan hệ nhân thân chịu sự điều chỉnh của Luật dân sự
Quan hệ nhân thân chịu sự điều chỉnh của Luật dân sự
  • Tính chất phi tài sản

Quan hệ nhân thân không được xác định được bằng tiền. Giá trị nhân thân và tiền tệ không phải là những đại lượng tương đương và không thể nào trao đổi ngang giá. Trong quá trình tham gia vào các quan hệ xã hội thì lợi ích tinh thần của cá nhân có thể do pháp luật quy định cho cá nhân hoặc cũng có thể do cá nhân có được liên quan đến hoạt động sáng tạo tinh thần. Tuy nhiên các lợi ích tinh thần đó không thể nào định giá thành tiền. Nói cách khác, về mặt pháp lí thì quan hệ nhân thân mang tính chất phi tài sản.

  • Tính gắn liền với chủ thể

Các lợi ích tinh thần luôn luôn gắn liền với chủ thể. Pháp luật dân sự thừa nhận quyền nhân thân chính là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân mà không thể nào chuyển dịch cho chủ thể khác. 

Các quyền dân sự nói chung hay quyền nhân thân nói riêng đều là do Nhà nước quy định cho các chủ thể dựa trên những điều kiện về kinh tế – xã hội nhất định. Vì vậy, về mặt nguyên tắc thì cá nhân không thể dịch chuyển quyền nhân thân cho chủ thể khác. 

Nói cách khác, quyền nhân thân không thể là đối tượng trong các giao dịch dân sự giữa các cá nhân với nhau. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt được pháp luật quy định thì quyền nhân thân có thể chuyển giao cho chủ thể khác.

Quyền nhân nhân luôn gắn liền với chủ thể
Quyền nhân nhân luôn gắn liền với chủ thể
  • Tính không thể tước bỏ

Các lợi ích tinh thần không thể nào bị hạn chế hoặc tước bỏ (trừ trường hợp pháp luật quy định). Vậy nên, mỗi chủ thể có những giá trị nhân thân khác nhau nhưng lại được bảo vệ như nhau khi các giá trị đó bị xâm phạm.

Phân loại quyền nhân thân là gì?

Theo như quan điểm truyền thống về quan hệ nhân thân trong pháp luật dân sự thì quyền nhân thân được ra chia thành 2 nhóm chính như sau:

  • Nhóm các quan hệ nhân thân gắn với tài sản

Đây là nhóm các quan hệ xuất phát từ các giá trị tinh thần ban đầu. Tức là các chủ thế sẽ được hưởng các lợi ích vật chất từ việc chuyển quyền đối với kết quả của hoạt động sáng tạo. Đây chính là những quan hệ nhân thân do cá nhân tạo ra từ việc tạo ra một giá trị tinh thần bằng nhân thân và gắn liền với tài sản. Đặc biệt, nó có thể chuyển giao cho người khác.

Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản
Quan hệ nhân thân liên quan đến tài sản
  • Nhóm các quan hệ nhân thân không gắn với tài sản

Đây là nhóm các quan hệ đã được Nhà nước quy định rõ trong Bộ luật dân sự 2015 cho các cá nhân. Các quan hệ nhân thân không gắn với tài sản đó chính là các quan hệ nhân thân xuất phát từ giá trị tinh thần. Các giá trị tinh thần này không có nội dung kinh tế và nó cũng hoàn toàn không thể chuyển giao được.

Sự khác nhau giữa quyền nhân thân và quan hệ nhân thân

Quyền nhân thân cũng chính là tiền đề hình thành nên quan hệ nhân thân:

  • Quyền nhân thân: Là một quyền dân sự và do luật định, được pháp luật bảo vệ. Trong Bộ luật dân sự thì quyền nhân thân đã được quy định từ Điều 24 cho đến Điều 51.
  • Quan hệ nhân thân: Là quan hệ giữa người với người về một giá trị nhân thân của cá nhân hoặc là tổ chức. Quan hệ nhân thân phát sinh trên cơ sở các quy phạm pháp luật. Cụ thể, các quy định về quyền nhân thân đã được quy định trong Bộ luật dân sự cùng với các sự kiện pháp lý và năng lực chủ thể.
So sánh quyền nhân thân và quan hệ nhân thân
So sánh quyền nhân thân và quan hệ nhân thân

Cơ sở phát sinh:

  • Quyền nhân thân là quyền được pháp luật ban hành hoặc là thừa nhận cho các chủ thể. Vì vậy mà quyền nhân thân có mối quan hệ hữu cơ đối với cá nhân từ khi người đó sinh ra và sẽ chấm dứt khi cá nhân đó chết đi. Mỗi cá nhân đều có sự bình đẳng về quyền nhân thân.
  • Để xác lập nên quan hệ nhân thân thì phải căn cứ xem đó có phải là các quyền nhân thân đã được quy định trong luật hay không. Ngoài ra, nó còn đòi hỏi khi tham gia quan hệ nhân thân phải có được năng lực hành vi chủ thể cũng như là sự kiện pháp lý. Tức là, trong quan hệ nhân thân thì bên cạnh việc có quyền nhân thân được đề cập tới thì còn có các quy phạm pháp luật dân sự khác nói chung ( độ tuổi, năng lực hành vi dân sự…) cũng sẽ được xem xét.

Có thể bạn quan tâm:

Nhân cách là gì? Đặc tính, cấu trúc của nhân cách con người

Thành phần biệt lập là gì? Ví dụ, dấu hiệu nhận biết & bài tập

Có thể nói quyền nhân thân chính là cơ sở pháp lý để bảo vệ cho cá nhân tồn tại với tư cách là một thực thể hay một chủ thể độc lập trong cộng đồng. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác liên quan đến quyền nhân thân, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *