Metaverse là gì? Những điều bạn cần biết về metaverse

Mark Zuckerberg – CEO của Facebook hay Satya Nadella – CEO của Microsoft đã từng đề cập đến Metaverse. Họ nói rằng Metaverse chính là tương lai của internet, tương lai của loài người. Vậy thì chính xác Metaverse là gì? Cùng khám phá về vũ trụ ảo này cùng với muahangdambao.com trong bài viết sau!

Khái niệm Metaverse là gì?

Trend Metaverse là gì? Metaverse được cấu thành bởi meta và verse trong đó:

  • Meta: Là một tiền tố quan trọng dùng để miêu tả những thứ vượt trội hơn, toàn diện hơn.
  • Verse: Verse là cách viết ngắn gọn của Universe tức vũ trụ.
Metaverse Facebook là bước đi táo bạo của CEO Mark Zuckerberg
Metaverse Facebook là bước đi táo bạo của CEO Mark Zuckerberg

Như vậy Metaverse được dùng để gọi vũ trụ ảo, là khái niệm về vũ trụ kỹ thuật số được tạo bởi nền tảng công nghệ ảo (VR) và thực tế ảo tăng cường (AR) hoặc đồ họa đa chiều,… nhằm gây dựng một nền tảng xã hội vô cùng đặc biệt. Bởi vậy nó cho phép người dùng có thể tương tác cũng như có trải nghiệm chân thực như trong thực tế. 

Vũ trụ ảo không chỉ tái hiện sinh động những trải nghiệm bên ngoài đời thực trong môi trường số mà còn tích hợp cả hai môi trường này lại. Người dùng sẽ có cơ hội khám phá thêm nhiều về không gian đa chiều của thế giới kỹ thuật số ảo.

Game metaverse là gì?

Game metaverse thường là một môi trường mà người chơi sẽ chơi và giao dịch tài sản trong game bằng các crypto. Trong một game metaverse, sự nhập vai, tính liên tục và tương tác qua lại là ba đặc điểm chính.

Game metaverse là một thế giới ảo nơi mà người chơi sẽ tham gia thông qua các bộ tai nghe thực tế ảo, thực tế tăng cường hoặc là thực tế hỗn hợp. Họ có thể đắm chìm trong một thế giới nơi mọi thứ được diễn ra liên tục mà không bị gián đoạn và tạm dừng như game online bình thường.

Nguồn gốc xuất hiện của Metaverse là từ đâu?

Metaverse tuy đã xuất hiện từ rất lâu nhưng nó mới chỉ trở nên phổ biến hơn trong thời gian gần đây. Từ năm 1992, thuật ngữ Metaverse đã được nhà văn Neal Stephensen nhắc đến trong cuốn tiểu thuyết Snow Crash. 

Thuật ngữ Metaverse đã xuất hiện từ rất lâu trước đây
Thuật ngữ Metaverse đã xuất hiện từ rất lâu trước đây

Trong đó Metaverse đã vẽ ra một thế giới ảo, nơi con người tương tác với nhau thông qua hình đại diện kỹ thuật số. Hai bộ phim The Matrix và Ready Player One là các ví dụ rõ nhất cho thuật ngữ này.

Đặc trưng của vũ trụ ảo Metaverse là gì?

4 đặc điểm cơ bản của Metaverse mà chúng ta có thể kể tới như là:

  • Sự đồng bộ và tính liên tục (Sustainability): Khả năng liên tục cũng như duy trì, cải tiến dịch vụ hoặc hệ sinh thái.
  • Tính chân thực (Immersion): Giải đáp cho câu hỏi liệu trải nghiệm của người dùng trong Metaverse sẽ đạt được bao nhiêu % chân thực so với thực tế ngoài đời.
  • Tính cởi mở (Openness): Cho phép người tham gia có thể kết nối hoặc ngắt kết nối bất cứ lúc nào. Đây cũng là không gian mở cho phép bạn sáng tạo không giới hạn.
  • Tính sở hữu kinh tế (Economic System): Hệ thống kinh tế được thiết lập song song với thực tế. Trong hệ thống đó người tham gia có thể dịch chuyển tài sản giữa thế giới thực và Metaverse 1 cách dễ dàng và nhanh chóng hơn. Bên cạnh đó, những cải tiến và sáng tạo cũng xuất hiện những đột phá không giới hạn.

Cấu tạo của vũ trụ Metaverse là gì?

  • Foundation Layer: Đây chính là mạng lưới Internet quan trọng, nền tảng cho mọi sự kết nối.
  • Infrastructure Layer: Những phần cứng giúp người tham gia có được những trải nghiệm chân thực nhất có thể, bên cạnh đó là các công nghệ hiện đại để hình thành nên vũ trụ Metaverse cũng nằm trong phần này.
Thế giới Metaverse có nhiều lớp khác nhau
Thế giới Metaverse có nhiều lớp khác nhau
  • Content Layer: Người dùng sẽ có thêm những trò chơi và ứng dụng khác nhau ở lớp layer này, cung cấp cho người dùng những trải nghiệm tuyệt vời, sống động nhất. 
  • True Metaverse: Tất cả các layer được nhắc đến ở trên sẽ cùng tạo nên một vũ trụ Metaverse đúng nghĩa.

Trong quá trình Metaverse được phát triển thì các layer cũng sẽ được cập nhật theo đó, cụ thể là:

  • Các đơn vị nghiên cứu vẫn đang không ngừng sáng tạo và phát triển để cho ra đời những công nghệ Internet ngày càng tiến bộ hiện đại hơn.
  • Các lớp infrastructure cũng đang tiếp tục được phát triển mạnh mẽ và được đầu tư mạnh về linh kiện phần cứng.
  • Mỗi lớp layer có thể thấy được những hình thái đầu tiên của Metaverse bằng dạng một tựa game. Layer này cũng đang chờ đợi sự hoàn thiện hơn nữa từ Infrastructure để có thể thật sự bùng nổ trong thì tương lai.

Ứng dụng của Metaverse trong đời sống hàng ngày

Trong các lĩnh vực thể thao, giải trí

Hiện nay, có rất nhiều công ty game đang dần định hướng các sản phẩm của mình theo hướng Metaverse. Một số tựa game nổi bật phải kể đến như: Minecraft, Roblox, GTA V… Đặc biệt hơn, Metaverse còn có thể giúp doanh nghiệp phản chiếu những môn thể thao ở chế độ hình ảnh 3D. 

Game Metaverse đang dần trở thành xu hướng trong giới trẻ
Game Metaverse đang dần trở thành xu hướng trong giới trẻ

Hỗ trợ chăm sóc sức khỏe

Công nghệ AR còn được sử dụng trong lĩnh vực y tế. Chẳng hạn như tai nghe của Microsoft sẽ giúp các bác sĩ phẫu thuật cộng tác và hỗ trợ nhau được nhanh chóng hơn trong các quy trình tiến hành phẫu thuật cần có chuyên môn cao. Các bác sĩ sẽ sử dụng thiết bị HoloLens hiển thị hình ảnh 3D từ quá trình thu thập dữ liệu của bệnh nhân bằng cử chỉ tay hoặc đọc lệnh thoại.

Hỗ trợ giáo dục đào tạo

Công nghệ AR và VR đã được Nasa sử dụng trên các trạm vũ trụ của mình nhằm giúp điều khiển từ xa các loại máy móc hoặc trong quy trình bảo trì. Trong 1 cuộc thử nghiệm, Scott Kelly một phi hành gia đã sử dụng tai nghe Microsoft Hololens để chuẩn bị cho các nhiệm vụ trên tàu. Các thành viên khác cũng vẽ những hình ảnh từ dạng 3D trên màn hình HoloLens.

Những nguy hiểm đáng báo động từ Metaverse 

Một trong những mối nguy hiểm của Metaverse đó là việc người dùng có thể bị nghiện metaverse, dẫn đến sử dụng các thiết bị VR/AR 24/7, giống như trường hợp một số người nghiện game online vậy. Điều này dẫn khiến họ tách biệt với thế giới thực.

Metaverse cũng đem lại những nguy hại mà nhiều người chưa biết
Metaverse cũng đem lại những nguy hại mà nhiều người chưa biết

Metaverse còn có khả năng tạo ra cảm giác buồn bã về cuộc sống thực ngoài đời. Con người ta sẽ dành nhiều thời gian của mình trong metaverse hơn, trốn tránh những công việc ở thế giới thực. 

Dù vậy, an toàn mạng mới là vấn đề cần quan tâm nhất. Chúng ta đã thấy nhiều sự kiện có liên quan đến bảo mật trên các nền tảng mạng xã hội và làm việc online trong thời kỳ COVID. Với metaverse, đây sẽ mãi là một vấn đề, thậm chí số vụ việc còn có thể tăng cao hơn bởi metaverse. 

Cuối cùng, những phần cứng phục vụ cho metaverse có thể khiến mọi người cảm thấy phiền phức. Đeo những bộ headset VR làm người dùng cảm thấy không thoải mái. Về lâu dài, những chiếc kính này còn có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe. Để tránh được những vấn đề này thì các thiết bị sử dụng cho metaverse cần phải có thiết kế nhỏ gọn. 

Những doanh nghiệp áp dụng công nghệ này cũng gặp không ít rủi ro khi kinh doanh trong metaverse. Để thành công thì các công ty trước hết cần biết cách bảo vệ mình khỏi những rủi ro kinh doanh mà vũ trụ ảo mang lại.

Tiềm năng của Metaverse được đánh giá như thế nào?

Eric Hazan, tác giả của bản báo cáo “Value Creation in the Metaverse”, cho rằng Metaverse sẽ đem lại rất nhiều giá trị về mặt kinh tế. Khách hàng sẵn sàng sử dụng những công nghệ mới, các công ty thì đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực metaverse, các nhãn hàng nhanh chóng thử nghiệm metaverse đều nhận được những phản hồi tích cực.

Metaverse có thể trở thành tương lai của con người trong những năm tới đây
Metaverse có thể trở thành tương lai của con người trong những năm tới đây

Dự đoán rằng đến năm 2030, metaverse có thể sẽ tạo ra 5 nghìn tỷ, tương đương với nền kinh tế của đất nước Nhật Bản. Đây cũng là một thị trường rất tiềm năng cho các startup trẻ, muốn khởi nghiệp. 

Về sự phát triển kinh tế – xã hội nói chung, metaverse cũng sẽ đem đến những cơ hội mới để cung cấp thêm các dịch vụ công như giáo dục, y tế, tạo ra nhiều công việc mới và quy hoạch các không gian công cộng. 

Những điều này thực tế đang xảy ra. Ví dụ như chính quyền thành phố Seoul (Hàn Quốc) đã lên kế hoạch dành ít nhất 32 triệu đô cho hệ sinh thái metaverse để có thể cải thiện các dịch vụ của thành phố, đồng thời cũng để lên kế hoạch, quản lý và hỗ trợ du lịch ảo trong tương lai. 

Thách thức lớn nhất ở đây chính là vấn đề nhân lực, phải đảm bảo được nhân lực cho các dịch vụ công, có đủ kiến thức, kỹ năng để có thể hiện thức hóa những tiềm năng này thành sự thật. 

Qua bài viết trên, chúng tôi hy vọng các bạn đã hiểu được dự án Metaverse là gì cùng những thông tin liên quan khác. Nhìn chung, Metaverse rất có tiềm năng phát triển và đang nhận được rất nhiều sự chú ý. Nhưng liệu metaverse thực sự có thay đổi cuộc sống con người không thì hãy để thời gian trả lời. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *