Máy phát điện xoay chiều là gì? Dòng máy 1 pha và 3 pha

Có mấy loại máy phát điện xoay chiều biến đổi? Trường hợp nào thì dùng máy phát điện xoay chiều một pha, ba pha? Vẫn rất nhiều khách hàng còn bỡ ngỡ không biết nên sử dụng loại máy phát điện như nào thì phù hợp. Chính vì vậy, chúng tôi sẽ giúp bạn phân biệt được các loại máy phát điện xoay chiều với nhau qua bài viết dưới đây.

Các dòng máy phát điện xoay chiều biến đổi là gì?

Máy phát điện xoay chiều là một thiết bị phát điện có thể chuyển đổi năng lượng cơ học thành điện năng dưới dạng của dòng điện xoay chiều. Vì chi phí đầu tư thấp và thiết kế khá đơn giản, nên hầu hết các thiết bị phát điện đều sử dụng một từ trường với một thiết bị cố định.

Các thiết bị phát điện xoay chiều đều gồm 2 phần chính như:

  • Roto (phần chuyển động): bao gồm các nam châm điện có nhiệm vụ tạo ra từ thông.
  • Stato (phần đứng yên): thành phần này được tạo thành bởi các cuộn dây điện cố định và có kích thước hoàn toàn giống nhau.
Cấu tạo của các thiết bị phát điện xoay chiều
Cấu tạo của các thiết bị phát điện xoay chiều

Ngoài ra, chúng còn được cấu thành bởi các bộ phận khác nhau: đầu phát, làm mát, hệ thống xả, hệ thống nhiên liệu,…

Nguyên lý của các loại máy phát điện xoay chiều này chủ yếu dựa trên cảm ứng điện từ. Khi số đường sức từ của nam châm được xuyên qua tiết diện cuộn dây và luôn phiên tăng giảm, thì dòng điện cảm ứng cũng xuất hiện và luân phiên đổi chiều trong cuộn dây. Nếu chu trình cứ tiếp tục tái diễn như vậy, dần dà sẽ hình thành lên dòng điện có thể cung cấp cho vật dụng của bạn mỗi khi cần.

Tuy nhiên, trên thị trường hiện nay lại được phân loại hành máy phát điện xoay chiều 1 pha và 3 pha. Về cơ bản, chúng đều là dòng máy phát điện hiện đại và chỉ khác nhau một chút về nguyên tắc hoạt động và cấu tạo của thiết bị.

Các dòng máy phát điện xoay chiều một pha là gì?

Cấu tạo của các dòng máy phát điện 1 pha

Trong một máy phát điện xoay chiều 1 pha, các thiết bị phát điện sẽ được cấu thành bởi: Rotor, giắc cắm, cọc bắt dây,… Và hiện nay, tại một số dòng máy phát điện xoay chiều biến đổi 1 pha đã không còn phần chổi than và cổ góp. Mặc dù vậy, dòng máy phát điện 1 pha này vẫn có 2 bộ phận chính như Roto và Stato.

  • Roto: bao gồm các cặp cực xen kẽ với nhau nhằm tạo ra từ trường.
  • Stato: là bộ phận gồm các khung dây hoặc khung cuộn dây giống nhau và được cô tịnh trên một vòng tròn cho đến khi tạo ra các suất điện động cảm ứng.
Cấu tạo của các dòng máy phát điện 1 pha
Cấu tạo của các dòng máy phát điện 1 pha

Tùy theo công suất của mỗi máy lại có phần quay và phần đứng yên khác nhau. Cụ thể, đối với máy phát điện 1 pha công nếu sở hữu suất nhỏ thì phần đứng yên là nam châm và phần quay sẽ là khung dây. Còn máy phát điện công suất lớn hơn thì ngược lại.

Nguyên lý hoạt động của máy phát điện xoay chiều 1 pha

Máy phát điện 1 pha hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ. Tức là khi roto quay, chúng sẽ tạo ra một suất điện động biến thiên. Suất điện động biến thiên này khi được đưa ra ngoài sẽ tạo thành dòng điện xoay chiều.

Nguyên lý hoạt động của các dòng máy phát điện xoay chiều 1 pha
Nguyên lý hoạt động của các dòng máy phát điện xoay chiều 1 pha

Động cơ của các thiết bị phát điện 1 pha có khả năng tự đồng bộ rất tốt. Chúng có khả năng tự điều chỉnh độ rộng, tốc độ, điện áp và cường độ dòng điện. Trong đó, bộ điều chỉnh điện áp có cấu trúc mạch điều khiển và mạch lực khá đơn giản nhưng chất lượng của chúng đạt được lại khá cao.

Đối với những model phát điện 1 pha đời cũ được trang bị thêm chổi than và cổ góp. Trong môi trường hoạt động kém an toàn chúng rất dễ gây ra cháy nổ. Tuy nhiên, với công nghệ tân tiến, các bộ phận này đã được loại bỏ hoàn toàn và thiết bị cũng được cải tiến, tốt hơn rất nhiều.

Các dòng máy phát điện xoay chiều ba pha là gì?

Cấu tạo của các dòng máy phát điện 3 pha

Có thể bạn đã biết, máy phát điện 3 pha hay 1 pha đều có 2 bộ phận chính là roto  và stato. Tuy nhiên, cấu tạo của hai bộ phận này trên từng loại máy sẽ khác nhau.

Roto (phần chuyển động): là một nam châm điện, quay xung quanh trục stato và tạo ra các từ trường biến thiên.

Stato (phần đứng yên): bao gồm 3 cuộn dây có kích thước giống hệt nhau và lệch nhau một góc khoảng 120 độ.

Cấu tạo của các dòng máy phát điện 3 pha
Cấu tạo của các dòng máy phát điện 3 pha

Ngoài 2 bộ phận chính, máy phát điện 3 pha còn được trang bị thêm một số bộ phận khác như: vỏ máy phát, bạc lót, giá đỡ, bộ chỉnh lưu, bộ điều chỉnh điện và vòng tiếp điện.

Nguyên lý hoạt động máy phát điện xoay chiều 3 pha

Máy phát điện 3 pha hoạt động chủ yếu dựa trên cảm ứng điện từ. Các nam châm điện sẽ quay với tốc độ cao nhằm sinh ra từ trường và tạo ra dòng điện trong hệ thống.

Chính dòng điện này sẽ sinh ra 3 suất điện động trong 3 cuộn dây có kích thước giống hệt nhau. Điện áp được sinh ra ở 2 đầu cuộn dây chính là dòng điện xoay chiều mà chúng ta thường thấy.

Nguyên lý hoạt động của các dòng máy phát điện xoay chiều 3 pha
Nguyên lý hoạt động của các dòng máy phát điện xoay chiều 3 pha

Tuy nhiên, thay vì dòng điện chỉ  sinh ra ở 1 cuộn dây như máy phát điện 1 pha, thì ở máy phát điện 3 pha, dòng điện lại được sinh ra ở cả 2 cuộn dây.

So sánh máy phát điện 1 pha và máy phát điện 3 pha

Giống nhau

  • 2 dòng máy này đều có stato và roto
  • Đều dẫn được điện ra ngoài mạch bằng bộ góp điện có sẵn.
  • Thiết bị hoạt động dựa trên nguyên tắc cảm ứng điện từ.

Khác nhau

Có thể thấy, điểm tương đồng giữa 2 dòng máy này khá ít, vậy hãy cùng tìm hiểu kĩ hơn về những điểm khác biệt của 2 dòng máy phát điện 1 pha và 3 pha qua bảng dưới đây nhé!

Dòng máy phát điện 1 pha Dong máy phát điện 3 pha 
Roto & stato Tùy thuộc vào công suất của thiết bị mà sẽ được quy định phần roto và stato khác nhau. Roto luôn là bộ phận chuyển động và stato thì mãi đứng yên
Số lượng cuộn dây 5 3
Dải công suất Khá thấp, chỉ từ 1 KVA đến 50 KVA Tương đối cao, có thể lên tới vài nghìn KVA
Địa điểm thích hợp sử dụng Căn hộ, văn phòng có công ty quy mô nhỏ Các khu rộng lớn như khu công nghiệp, xí nghiệp, bệnh viện,..
Cách mắc mạch của thiết bị Cuộn dây và nam châm không cố định cách mắc mạch Cuộn dây và nam chân có rất nhiều cách mách mạch với nhau: hình tam giác, hình sao,…
Số lượng cuộn dây và nam châm trong hệ thống Bằng nhau Tùy thuộc vào công suất của thiết bị, thông thường với mỗi 2 nam chân, thiết bị sẽ được sở hữu 3 cuộn dây. Còn với 8 nam châm, chúng ta sẽ có đến 6 cuộn dây trong hệ thống
Hiệu điện thế ~220 (V) ~380V/3F

Khi nào nên sử dụng máy phát điện 1 pha và 3 pha?

Trong phần này, chúng tôi sẽ chỉ cho bạn các trường hợp sử dụng máy phát điện 3 pha và 1 pha phù hợp nhất

Khi nào nên sử dụng các thiết bị phát điện xoay chiều 1 pha

Bạn chỉ nên sử dụng các dòng máy phát điện 1 pha khi các thiết bị điện tử trong gia đình đang sử dụng dòng điện 1 pha. Hoặc, nhu cầu sử dụng máy phát điện hiện tại chưa được cao và không thường xuyên, thì máy phát điện 1 pha rất phù hợp với bạn.

Khi nào nên sử dụng các thiết bị phát điện xoay chiều 3 pha

Tương tự, nếu các thiết bị điện tử trong gia đình bạn đang sử dụng nguồn 3 pha thì bạn nên lựa chọn máy phát điện 3 pha. Hoặc nhu cầu sử dụng điện năng của bạn khá cao và thường xuyên. Bởi thế mà máy phát điện 3 pha thường được áp dụng trong các nhà máy, xí nghiệp và các nơi có không gian rộng lớn.

Trên thực tế, nhiều hộ gia đình hiện nay đã sử dụng máy phát điện 3 pha để có thể tận dụng được tối đa các lợi ích của chúng. Tuy nhiên, chi phí cần đầu tư cho một chiếc máy phát điện 3 pha  thường khá cao.

Trên đây là một vài những thông tin về máy phát điện xoay chiều mà Thợ Sửa Xe tin chắc rằng bạn có quan tâm. Hy vọng với những thông tin trên bạn đã có thể tự tin hơn trong việc lựa chọn và ra quyết định mua các model phù hợp với nhu cầu của bản thân. Đừng quên truy cập vào muahangdambao.com thường xuyên để cập nhật và trang bị cho mình nhiều kiến thức hay ho khác trong đời sống nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *