Kỹ sư là gì? Các ngành học được cấp bằng kỹ sư hiện nay

Kỹ sư – một trong nhóm ngành nghề phổ biến hiện nay và đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ ngành kỹ sư là gì? Trường nào cấp bằng kỹ sư? Hay ngành kỹ sư nào phổ biến nhất hiện nay? Cùng tìm hiểu nhé!

Kỹ sư là gì? 

Kỹ sư là một khái niệm chung dùng để chỉ các lao động làm việc trong nhóm ngành kỹ thuật. Hiểu một cách đơn giản hơn thì kỹ sư sẽ là những người thực thi, áp dụng các nghiệp vụ kỹ thuật, nghiên cứu, phát minh các máy móc và công nghệ để phục vụ cho các hoạt động, cuộc sống cũng như khoa học.

Kỹ sư - lao động làm việc trong nhóm ngành kỹ thuật
Kỹ sư – lao động làm việc trong nhóm ngành kỹ thuật

Kỹ sư chính là nhóm ngành đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế. Họ sẽ giúp phát triển, cải thiện cũng như nâng cao chất lượng cuộc sống nói chung của xã hội.

Để trở thành kỹ sư thì bạn sẽ cần được đào tạo bài bản và thông qua các trường lớp chuyên nghiệp. Nếu như bạn học các cấp cao hơn như tiến sĩ, thạc sĩ hay giáo sư thì có thể được làm việc với những vị trí cao hơn.

Trường cấp bằng kỹ sư là gì?

Để trở thành kỹ sư thì chúng ta cần học bao lâu và học trường nào nhé? Thông thường thì bạn cần bỏ ra khoảng thời gian từ 4 – 5 năm để đào tạo tại các trường chuyên môn thì mới có thể trở thành một kỹ sư thực sự. Tùy vào chuyên ngành mà bạn theo học thì bạn sẽ được học các nội dung có liên quan tới chuyên ngành của mình như là: cơ điện tử, cơ khí điện tử, kỹ thuật cơ khí, kỹ thuật ô tô, xây dựng…

Học ngành kỹ sư
Học ngành kỹ sư

Nếu như bạn học các hệ đào tạo kỹ sư chất lượng cao thì bạn sẽ được học thêm nhiều bộ môn khác như là: tin học, ngoại ngữ, mỹ thuật công nghiệp… Thông thường, chuyên ngành kỹ sư tại các trường đại học thì thường yêu cầu sinh viên phải có từ 22 điểm trở lên và theo các tổ hợp xét tổ như là A01, A00, D00 hay D07…

Bạn có thể theo học chuyên ngành kỹ sư này tại một số ngôi trường đào tạo kỹ sư nổi tiếng trên cả nước như: Đại học Xây dựng, Đại học Công nghiệp, Đại học Bách khoa Hà Nội hay Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội…

Những ngành kỹ sư phổ biến nhất hiện nay

  • Kỹ sư cơ khí

Đây là ngành nghề kỹ sư lâu đời nhất và nó cũng có tính ứng dụng cao nhất ở thời điểm hiện tại. Kỹ sư cơ khí có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của đất nước nên có cơ hội và triển vọng nghề nghiệp cực lớn. Với những ai mà yêu thích công việc sáng chế máy móc thì kỹ sư cơ khí chắc chắn sẽ là lựa chọn lý tưởng nhất. Bởi bạn sẽ được trang bị đầy đủ các kiến thức từ cơ bản cho đến chuyên sâu về chế tạo máy.

Kỹ sư cơ khí
Kỹ sư cơ khí

Kỹ sư cơ khí chính là những người phụ trách thiết kế, chế tạo máy móc trong các lĩnh vực cực kỳ “cao siêu” như là: máy bay, ô tô, robot, hệ thống nhiệt… 

  • Kỹ sư phần mềm

Có thể nói cuộc cách mạng 4.0 đã thành công xây nên đế chế của công nghệ số. Chính vì vậy mà kỹ sư phần mềm chính là những nhân tố được săn đón hàng đầu trong thời đại ngày này. Nhiệm vụ chính của họ đó chính là tìm hiểu nhu cầu của người dùng cũng như thiết kế ra những phần mềm, những hệ thống trên máy tính có khả năng thoả mãn các nhu cầu đó. Để làm được điều này thì các kỹ sư phần mềm cần phải có kiến thức chuyên sâu về ngôn ngữ lập trình, hệ điều hành hay ứng dụng các kỹ thuật toán học, khoa học, thiết kế…

  • Kỹ sư y sinh

Kỹ sư y sinh chính là lựa chọn hàng đầu dành cho những bạn trẻ có niềm yêu thích lĩnh vực y tế nhưng lại không muốn theo đuổi giấc mơ trở thành bác sĩ.

Ký sư y sinh
Ký sư y sinh

Trở thành một kỹ sư y sinh thì bạn sẽ được vận dụng toàn bộ các kiến thức toán, hóa, sinh cũng như dựa trên những nguyên lý cơ bản trong kỹ thuật để đưa ra các giải pháp trong y học, sinh học. Từ đó tạo nên các dụng cụ chăm sóc sức khỏe, giúp hỗ trợ quá trình điều trị cũng như hồi phục bệnh của con người.

  • Kỹ sư hàng không vũ trụ

Kỹ sư hàng không vũ trụ được coi là một trong những lĩnh vực phức tạp nhất trong các ngành kỹ sư và nó cũng là giấc mơ của rất nhiều bạn trẻ hiện nay. Công việc chính của họ đó là phân tích, thiết kế cũng như phát triển các loại máy bay thương mại, máy bay quân sự, tên lửa hay tàu vũ trụ ngày càng an toàn và tiện lợi hơn. Từ đó giúp rút ngắn khoảng cách, thời gian di chuyển, đặc biệt là khiến việc chinh phục vũ trụ không còn là giấc mơ hoang đường đối với loài người.

  • Kỹ sư hàng hải

Toàn bộ máy móc, thiết bị mà xuất hiện trên những con tàu, thuyền buồm ở trên biển đều là do kỹ sư hàng hải trực tiếp tạo nên. Công việc của họ có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình vận hành cũng như là sự an toàn của các thuyền viên trên tàu. Bởi vì nhiệm vụ của họ đó chính là nghiên cứu và tạo nên những máy móc hiện đại, tân tiến, phù hợp đối với nhu cầu sử dụng của các thuỷ thủ.

Kỹ sư hàng hải
Kỹ sư hàng hải
  • Kỹ sư hạt nhân

Kỹ sư hạt nhân cũng là ngành nghề yêu cầu trình độ cao và phức tạp nhất trên thế giới. Nhiệm vụ của những kỹ sư hạt nhân đó chính là nghiên cứu về năng lượng bức xạ và hạt nhân. Đây là một lĩnh vực vô cùng học thuật và cao siêu. Với đặc thù công việc như vậy nên môi trường làm việc của họ là các nhà máy điện hạt nhân, các viện nghiên cứu… nơi mà chúng ta chỉ thường bắt gặp trong các siêu phẩm điện ảnh của Hollywood.

  • Kỹ sư hóa học

Kỹ sư hóa học có vẻ không quá gần gũi với chúng ta nhưng sự thật là họ lại đóng vai trò rất quan trọng trong tất cả những sản phẩm công nghiệp mà chúng ta đang sử dụng. Từ những loại thức ăn, nước uống đóng chai cho đến các sản phẩm như là ô tô, máy tính… thì đều có sự góp mặt của các kỹ sư hoá học trong quá trình nghiên cứu cũng như sản xuất.

Kỹ sư hóa học
Kỹ sư hóa học
  • Kỹ sư xây dựng

Kỹ sư xây dựng có lẽ là một trong những nghề nghiệp quen thuộc nhất đối với bất cứ ai trong chúng ta. Từ ngôi nhà mà chúng ta đang ở cho đến các công trình như cầu đường, trường học, bệnh viện hay là các tòa cao ốc chọc trời… đều là do bàn tay tài hoa cùng khả năng thiết kế xuất chúng của các kỹ sư xây dựng tạo dựng nên.

  • Kỹ sư điện tử

Kỹ sư điện tử là người nghiên cứu tất cả những vấn đề có liên quan đến thiết bị điện tử. Đồng thời họ cũng là người trực tiếp thiết kế và sản xuất ra các thiết bị máy móc, bộ vi xử lý hay mạch tích hợp điện tử… để phục vụ cho các ngành nghề khác.

Kỹ sư điện tử
Kỹ sư điện tử
  • Kỹ sư nông nghiệp 

Đây chính là nhóm những người sẽ thực hiện thiết kế và phát triển những loại máy móc, công cụ để phục vụ cho các hoạt động nông nghiệp. Chủ yếu sẽ được sử dụng trong sản xuất, chế biến, lưu trữ cũng như vận chuyển hàng hóa nông nghiệp. Ngoài ra thì nhóm ngành kỹ sư thủy lợi thì cũng có thể thuộc nhóm kỹ sư nông nghiệp này.

Có thể bạn quan tâm:

Elisa Leonida Zamfirescu – nữ kỹ sư đầu tiên trong lịch sử khoa học

Kiến tập là gì? Chia sẻ kỹ năng đi kiến tập đạt kết quả tốt

Kỹ sư đóng vai trò hết sức quan trọng trong việc nghiên cứu các dự án, phát minh và sáng kiến để góp phần phát triển nền kinh tế của đất nước. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu kỹ sư là gì và có được cái nhìn tổng quan về ngành kỹ sư.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *