Kiến nghị là gì? Quy trình kiến nghị gồm các bước nào?

Để báo với cơ quan chức năng có thẩm quyền về những vấn đề cần trình bày, đề xuất; công dân có thể tới trực tiếp cơ quan để trình bày. Tuy nhiên khi không thể trực tiếp nói lên ý kiến của mình thì công dân còn có thể gửi đơn kiến nghị. Vậy thì đơn kiến nghị là gì? Cùng tìm hiểu rõ hơn trong bài viết sau của chúng tôi.

Kiến nghị là gì?

Phản ánh kiến nghị là gì? Theo khoản 2 Điều 2 của Luật Tiếp công dân năm 2013 thì phản ánh kiến nghị là việc công dân cung cấp thông tin, trình bày nguyện vọng, ý kiến cũng như đề xuất các giải pháp với cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân có thẩm quyền về những vấn đề liên quan tới việc thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật, công tác quản lý trong phương diện đời sống xã hội thuộc về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, đơn vị, cá nhân đó.

Kiến nghị có vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay
Kiến nghị có vai trò quan trọng trong cuộc sống hiện nay

Đề xuất kiến nghị là gì?

Đề xuất kiến nghị có nghĩa là đưa ra một ý kiến, phương án hoặc giải pháp trong công việc hay một hoạt động nào đó diễn ra trong cuộc sống hàng ngày nhằm cải thiện, giải quyết vấn đề ấy.

Đơn kiến nghị là gì?

Thực chất, đơn kiến nghị là một dạng văn bản đặc biệt; được dùng để trình bày ý kiến hay nguyện vọng của các cá nhân, cơ quan, tổ chức về một vấn đề nào đó có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách pháp luật, ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích chính đáng của cá nhân, cơ quan, tổ chức đó.

Tìm hiểu quyền và nghĩa vụ của người nộp đơn kiến nghị

Quyền của người nộp đơn kiến nghị

  • Được trình bày, đề đạt về nội dung mà mình muốn khiếu nại, tố cáo hay kiến nghị, phản ánh lên những cơ quan chức năng có liên quan.
  • Được các cơ quan chức năng giải thích, hướng dẫn về những nội dung liên quan đến vấn đề khiếu nại, tố cáo hay kiến nghị, phản ánh của mình.
Người nộp đơn kiến nghị sẽ được người tiếp công dân hướng dẫn cụ thể
Người nộp đơn kiến nghị sẽ được người tiếp công dân hướng dẫn cụ thể
  • Có quyền khiếu nại hay tố cáo đối với những hành vi vi phạm quy định pháp luật của người tiếp đón công dân.
  • Được nhận thông báo về việc tiếp nhận đơn kiến nghị, kết quả xử lý của các cơ quan có thẩm quyền.
  • Đối với những trường hợp mà người khiếu nại, tố cáo hay kiến nghị, phản ánh không sử dụng thông thạo được tiếng Việt thì có quyền sử dụng người phiên dịch giúp mình.
  • Ngoài ra còn có những quyền khác theo quy định pháp luật về việc khiếu nại, tố cáo.

Nghĩa vụ của người nộp đơn kiến nghị

  • Phải nêu rõ họ tên và địa chỉ nơi mình đang sống hoặc có thể xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy ủy quyền người kiến nghị (nếu có).
  • Cần có thái độ đúng mực và tôn trọng đối với người tiếp công dân.
Người nộp đơn kiến nghị cần có thái độ đứng đắn khi đến cơ quan có thẩm quyền
Người nộp đơn kiến nghị cần có thái độ đứng đắn khi đến cơ quan có thẩm quyền
  • Phải trình bày tất cả sự việc một cách trung thực, cung cấp đầy đủ những thông tin, tài liệu có liên quan đến việc kiến nghị, phản ánh; ký xác nhận nội dung trình bày đã được người tiếp công dân ghi chép lại.
  • Nghiêm túc chấp hành đầy đủ những nội quy tiếp công dân và hướng dẫn của người được phân công tiếp đón công dân.
  • Trong trường hợp có quá nhiều người cùng kiến nghị, phản ánh về cùng một nội dung thì phải cử người đại diện ra để trình bày kiến nghị, phản ánh.

Quy trình kiến nghị gồm các bước nào?

Sau đây, chúng tôi sẽ hướng dẫn bạn quy trình để viết một văn bản kiến nghị chuẩn nhất theo đúng quy định pháp luật. Quy trình sẽ bao gồm 6 bước như sau:

Bước 1: Xác định nơi có đủ chức năng, thẩm quyền giải quyết kiến nghị

Đầu tiên công dân cần phải chắc chắn rằng nơi mà mình gửi đơn kiến nghị là cơ quan chức năng có nhiệm vụ xem xét cũng như giải quyết đơn kiến nghị. Để kiểm chứng điều này, công dân có thể tra cứu trên trang web của chính quyền địa phương hoặc đến trực tiếp văn phòng hành chính để được giải đáp.

Nộp đơn kiến nghị đúng nơi, đúng chỗ 
Nộp đơn kiến nghị đúng nơi, đúng chỗ

Sau đó, công dân chỉ cần đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết kiến nghị nộp đơn. Nếu như cơ quan này từ chối giải quyết nội dung kiến nghị, khiếu nại của bạn thì có thể đưa đơn lên trên như cấp quận, huyện hoặc cấp tỉnh để được xem xét và giải quyết sớm nhất.

Bước 2: Thu thập được đủ số lượng chữ ký

Việc thu thập đầy đủ chữ ký cũng rất quan trọng vì điều này khiến cho nội dung kiến nghị của bạn có căn cứ vững chắc hơn. Chính vì vậy nếu bạn đặt mục tiêu là 200 chữ ký thì bạn sẽ cần phải thu thập cho đủ số lượng. Ngoài ra, để việc xin chữ ký trở nên có ích hơn thì công dân cần tìm hiểu và hướng dẫn mọi người ký đơn kiến nghị theo đúng tiêu chuẩn.

Bước 3: Xác định phương tiện phù hợp để kiến nghị

Hiện nay, nhờ có sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện thông tin đại chúng mà việc gửi đơn trực tiếp có lẽ chỉ thích hợp khi bạn muốn kiến nghị một vấn đề nào đó với đơn vị trực tiếp. 

Xác định phương thức nộp đơn kiến nghị, tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng
Xác định phương thức nộp đơn kiến nghị, tránh bị các đối tượng xấu lợi dụng

Ngoài ra, công dân cũng có thể gửi kiến nghị thông qua trung gian như phương tiện truyền thông. Tuy nhiên, hãy lưu ý lựa chọn những phương tiện chính thống, uy tín để trình bày hoặc gửi đơn kiến nghị; tránh bị các đối tượng xấu, các thế lực thù địch lợi dụng với mục đích chống phá.

Bước 4: Nội dung đơn kiến nghị phù hợp

Nội dung được trình bày trong đơn kiến nghị cần phải phù hợp với mục đích của người kiến nghị cũng như tuân thủ theo các quy chuẩn về pháp luật và đạo đức. Đặc biệt, nội dung kiến nghị phải có tính khách quan và tuyệt đối không vi phạm hay gây ảnh hưởng đến quyền lợi hợp pháp của những cá nhân hay tổ chức khác.

Nội dung đơn kiến nghị cần đầy đủ, câu chữ gọn gàng súc tích
Nội dung đơn kiến nghị cần đầy đủ, câu chữ gọn gàng súc tích

Câu văn trong đơn phải được trình bày một cách ngắn gọn, súc tích, mạch lạc, dễ hiểu và bao gồm việc đề cập đến các tổ chức, cá nhân cần kiến nghị; từ đó đưa ra những đề xuất thích hợp của bản thân người kiến nghị với vấn đề thực tế.

Bước 5: Mẫu đơn kiến nghị cần đúng tiêu chuẩn

Khi viết đơn kiến nghị, người viết phải tuân theo mẫu đơn chuẩn đã được đề ra. Theo đó, hiện nay tuỳ vào nội dung kiến nghị của một tập thể hay một cá nhân mà mẫu đơn kiến nghị cũng có sự khác nhau. Mẫu đơn kiến nghị tập thể thường yêu cầu nhiều thông tin hơn bởi nó có liên quan đến nhiều bên cũng như đại diện của những bên tham gia kiến nghị.

Tuy nhiên, về cơ bản thì người đứng ra làm đơn kiến nghị sẽ cần cung cấp đầy đủ và chính xác các thông tin như là họ và tên khai sinh, ngày tháng năm sinh, số Căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, nơi cư trú hiện tại, số điện thoại liên hệ.

Bước 6: Theo dõi sát sao trình tự đơn kiến nghị được giải quyết

Do tính chất đặc thù cũng như sự khác nhau của từng loại đơn kiến nghị nói trên mà công dân không thể áp dụng theo đúng trình tự và thủ tục giải quyết giống như với các đơn khiếu nại, tố cáo khác.

Theo dõi trình tự giải quyết đơn kiến nghị
Theo dõi trình tự giải quyết đơn kiến nghị

Một khi đã xác định được vụ việc (nội dung) thuộc về thẩm quyền giải quyết của mình thì cá nhân hoặc cơ quan sẽ phải căn cứ vào nội dung và tính chất của từng vụ việc đó để đưa ra các biện pháp giải quyết một cách phù hợp, chính xác và đúng pháp luật nhất.

Có thể bạn quan tâm:

Nghiệp vụ là gì? Cách năng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ

Luận điểm là gì? Luận cứ là gì? Phân biệt, vai trò, cách xác định

Trong bài viết nói trên, trang muahangdambao.com đã chia sẻ những thông tin hữu ích để bạn đọc có thể hiểu được kiến nghị là gì và tham khảo các bước viết đơn kiến nghị đúng quy chuẩn lên các cơ quan chức năng liên quan có thẩm quyền.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *