Nghiệp vụ là gì? Cách năng cao kỹ năng chuyên môn nghiệp vụ

Mỗi một ngành nghề khác nhau sẽ có những yêu cầu về nghiệp vụ chuyên môn khác nhau. Vậy bạn có biết nghiệp vụ là gì không? Nghiệp vụ khác gì so với chuyên môn? Vai trò, cách nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ là gì?

Nghiệp vụ là gì?

Khái niệm

Nghiệp vụ hiểu đơn giản là những kỹ năng, chuyên môn mà người lao động đang sở hữu để hoàn thành tốt công việc cũng như nhiệm vụ được giao. 

Nghiệp vụ - kỹ năng mà người lao động đang sở hữu
Nghiệp vụ – kỹ năng mà người lao động đang sở hữu

Người có nghiệp vụ thấp thì thường hoàn thành công việc chậm hơn so với những người có nghiệp vụ cao. Chính vì vậy ở các ngành nghề thì nghiệp vụ là công cụ để đánh giá năng lực của nhân viên khi họ đảm nhận công việc. Doanh nghiệp cũng sẽ lấy đó để làm tiền đề cho sự khen thưởng hay thăng chức, tăng lương.

Ví dụ

  • Nghiệp vụ buồng phòng bao gồm các hoạt động như quy trình dọn buồng, thao tác khi dọn giường, trải ga giường, sắp xếp lại chăn gối, bố trí các vật dụng trong phòng gọn gàng… 
  • Nghiệp vụ sư phạm bao gồm các hoạt động như thiết kế giáo án, bài giảng, điều hành lớp học, giảng dạy, điều phối học viên, đặt câu hỏi, thiết kế các bài kiểm tra, làm điểm…
  • Nghiệp vụ ngân hàng bao gồm các hoạt động như nhận tiền gửi, chuyển tiền, nghiệp vụ tín dụng, kinh doanh đối ngoại… 

Phân biệt nghiệp vụ và chuyên môn

Về cơ bản thì chuyên môn và nghiệp vụ là tổng hợp của các kỹ năng và kiến thức cần phải có trong từng lĩnh vực khác nhau để đảm nhận tốt nhiệm vụ được giao.

Chuyên môn - kỹ năng cần thiết trong công việc
Chuyên môn – kỹ năng cần thiết trong công việc

Theo khái niệm thì nghiệp vụ được hiểu là những kỹ năng cần thiết trong công việc và nó được hình thành khi tiếp xúc với một ngành nghề cụ thể. Còn chuyên môn lại là kỹ năng được trau dồi trong quá trình học tập và trưởng thành, được ứng dụng vào cuộc sống để nâng cao trình độ của bản thân.

Hơn nữa, tính đặc thù của chuyên môn thường có tính khái quát cho toàn bộ lĩnh vực. Có thể kể đến như: chuyên môn marketing, chuyên môn kinh tế, chuyên môn giảng dạy… Ngoài ra, tính chuyên môn còn có thể được đánh giá thông qua bằng cấp hoặc học vị. Một chuyên môn sẽ có chứa nhiều nghiệp vụ khác nhau.

Ví dụ: Ngành du lịch thì sẽ bao gồm nhiều nghiệp vụ như bán tour, điều hành hay hướng dẫn viên…

Phân loại nghiệp vụ là gì?

Nghiệp vụ có thể được chia thành 2 nhóm bao gồm: nghiệp vụ xét theo trình độ chuyên môn và nghiệp vụ xét theo tính chất công việc. Cụ thể như sau:

  • Nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn

Đây chính là những kỹ năng mà bạn đã có hay được tích lũy trong quá trình học tập. Sau đó sẽ vận dụng và sáng tạo nó vào trong công việc của mình một cách tốt hơn, cụ thể hơn để giúp cho công việc được hoàn thành một cách thuận lợi nhất.

Nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn
Nghiệp vụ theo trình độ chuyên môn
  • Nghiệp vụ theo tính chất công việc

Nghiệp vụ theo tính chất công việc chính là những nghiệp vụ yêu cầu các kỹ năng nhất định để có thể thực hiện với một công việc cụ thể. Ví dụ: nghiệp vụ ngành nhà hàng, nghiệp vụ lễ tân, khách sạn… Tùy theo mỗi công việc khác nhau thì sẽ có nghiệp vụ chuyên môn khác nhau, đảm bảo phù hợp với ngành nghề mà bạn đang làm.

Có thể bạn quan tâm:

Trình độ chuyên môn là gì? Hướng dẫn ghi trong sơ yếu lý lịch

QS là gì? Chia sẻ kinh nghiệm của một qs chuyên nghiệp

Vai trò của nghiệp vụ là gì?

Trong công việc thì nghiệp vụ quyết định đến sự thành công hoặc thất bại trong công việc khá lớn. Vì vậy mà vai trò của nó đối với từng công việc là đặc biệt quan trọng. Một số vai trò chung của nghiệp vụ trong công việc như sau:

  • Thể hiện sự chuyên nghiệp trong việc giải quyết công việc, hạn chế được các rủi ro không đáng có.
Nghiệp vụ - thể hiện sự chuyên nghiệp
Nghiệp vụ – thể hiện sự chuyên nghiệp
  • Người có nghiệp vụ sẽ thường hoàn thành tốt những nhiệm vụ được giao và hiệu quả công việc cũng cao hơn so với những người khác.
  • Năng lực cũng như kỹ năng chuyên môn đảm bảo để đề xuất những phương án hoặc chiến lược có hiệu quả.
  • Có kỹ năng xử lý tốt khi bắt gặp các tình huống bất ngờ xảy ra trong quá trình làm việc.
  • Tạo được độ tin cậy hay sự hài lòng với khách hàng, đối tác…

Cách năng cao chuyên môn nghiệp vụ

  • Đối với người lao động

Để nâng cao nghiệp vụ chuyên môn thì bản thân người lao động cần phải chủ động trau dồi các kỹ năng xử lý công việc để tối ưu hóa hiệu suất làm việc.

Nâng cao nghiệp vụ của bản thân
Nâng cao nghiệp vụ của bản thân

Bạn cần phải liên tục cập nhật và bổ sung thông tin, kiến thức mới có liên quan đến công việc và ngành nghề của mình. Bên cạnh đó, không ngừng mở rộng các mối quan hệ với các chuyên gia, người giỏi trong nghề để có thể học hỏi và tích lũy thêm nhiều kinh nghiệm.

  • Đối với người sử dụng lao động

Để nhân viên có cơ hội phát triển nghiệp vụ chuyên môn thì các doanh nghiệp cũng cần phải tổ chức các lớp đào tạo, các buổi chia sẻ kiến thức hay trao đổi thông tin… dành cho cán bộ công nhân viên của mình.

Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu được nghiệp vụ là gì và có được những thông tin bổ ích để chủ động hơn trong việc nâng cao nghiệp vụ của bản thân.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *