Ecommerce là gì? Vai trò và top 3 sàn Ecommerce uy tín tại việt nam

Ecommerce là bước tiến mới trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa. Phần lớn các doanh nghiệp đều đang tấn công sang thị trường này nhằm nâng cao doanh số, thu lại lợi nhuận cho mình. Vậy thì Ecommerce là gì? Cùng khám phá ngay chủ đề này với muahangdambao.com trong bài viết giải thích chi tiết phía dưới đây nhé!

Tìm hiểu thêm về khái niệm E-commerce là gì?

E commerce là gì? Thương mại điện tử trong tiếng Anh là “Electronic Commerce” hay còn được gọi là E-commerce. 

E-commerce đang trở thành xu hướng mua sắm phổ biến hiện nay
E-commerce đang trở thành xu hướng mua sắm phổ biến hiện nay

Đây là hình thức kinh doanh trực tuyến, trong đó việc truyền thông, mua bán, trao đổi, thanh toán hàng hoá và dịch vụ đều sử dụng nền tảng công nghệ thông tin trên hệ thống điện tử như là máy tính, điện thoại thông minh, máy tính bảng… có kết nối mạng Internet.

Nhờ tốc độ truyền tải dữ liệu cao cùng hệ thống thông tin hàng hóa, dịch vụ được chuẩn hóa mà hoạt động kinh doanh bằng hình thức thương mại điện tử này đã diễn ra nhanh hơn, thông minh hơn.

Từ đó kết nối rộng khắp người mua và người bán trên toàn thế giới, mở ra nhiều cơ hội hợp tác xuyên quốc gia chỉ trong vài cú nhấp chuột.

E-commerce có những hình thức cơ bản nào?

Hiện nay thương mại điện tử bao gồm những mô hình phổ biến như sau:

  • Mô hình thương mại điện tử B2B (Business to Consumer): Là hình thức thương mại điện tử giữa 2 doanh nghiệp với nhau.
  • Mô hình thương mại điện tử B2C (Business to Consumer): Đây là hình thức thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với các khách hàng.
  • Mô hình thương mại điện tử C2C (Consumer to Consumer): Hình thức thương mại điện tử giữa các cá nhân với nhau.
Hiện nay có 3 hình thức E-commerce cơ bản
Hiện nay có 3 hình thức E-commerce cơ bản

Lợi ích mà E-commerce đem lại là gì?

Tiết kiệm được tối đa các chi phí cho việc kinh doanh

Việc kinh doanh trên các sàn thương mại điện tử sẽ giúp tiết kiệm được nhiều chi phí hơn so với kinh doanh theo phương pháp truyền thống. Bạn không cần mất tiền thuê mặt bằng buôn bán cũng như không cần phải thuê quá nhiều nhân viên hỗ trợ, điều này giúp tối ưu được chi phí vận chuyển một cách đáng kể.

Quá trình mua sắm không bị giới hạn về thời gian

Khác với những cửa hàng truyền thống thường bị giới hạn thời gian mở cửa mỗi ngày. E-commerce có thể mở cửa 24/7, điều này vô cùng tiện lợi cho khách hàng được mua sắm thỏa thích không giới hạn thời gian, đồng thời đây cũng là cơ hội dành cho các thương nhân.

Mở rộng phạm vi kinh doanh hàng hoá trên toàn quốc

Thương mại điện tử hay E-Commerce tiện lợi tới mức bạn có thể mua bán bất cứ sản phẩm nào trên toàn thế giới mọi lúc chỉ cần với một cú click chuột. Đây cũng chính là điều mà các cửa hàng buôn bán kiểu truyền thống không có được. Nhờ đó mà các chủ shop hay doanh nghiệp có thể mở rộng phạm vi kinh doanh của mình trên toàn quốc.

Phạm vi kinh doanh của chủ shop được mở rộng hơn nhờ E-commerce
Phạm vi kinh doanh của chủ shop được mở rộng hơn nhờ E-commerce

Quản lý vấn đề hàng tồn kho nhanh chóng

Việc quản lý hàng tồn kho sẽ trở nên nhanh chóng và dễ dàng hơn rất nhiều thông qua công cụ online (trực tuyến). Điều này cũng giúp cho các doanh nghiệp hay chủ shop kinh doanh trên sàn thương mại điện tử có thể tiết kiệm được khá nhiều chi phí vận hành và hàng tồn kho.

Một cú nhấp chuột, hàng đến tận tay người mua

Khi thực hiện mua sắm hay buôn bán trên các trang thương mại điện tử thì các khách hàng chỉ cần click chuột để chọn và mua sắm. Sau khi chọn phương thức thanh toán, các shop sẽ tiến hành đóng gói và chuyển ngay cho đơn vị vận chuyển.

Có nhiều ưu đãi hấp dẫn

Tổ chức các chương trình khuyến mãi theo tháng, năm hay các dịp lễ lớn là điểm cộng lớn nhất đối với E-commerce. Việc cung cấp sản phẩm với mức giá “hời” nhưng vẫn đảm bảo được chất lượng giúp thu hút khách hàng được nhanh chóng nhất.

Shopee thường xuyên có những mã giảm giá hấp dẫn cho khách hàng
Shopee thường xuyên có những mã giảm giá hấp dẫn cho khách hàng

Thông tin hàng hóa luôn minh bạch, rõ ràng

Tất cả sản phẩm xuất hiện trên E-commerce đều được hiển thị rất rõ ràng, chi tiết. Mọi thông tin quan trọng về giá cả, cách sử dụng, đánh giá của người mua,… đều được cung cấp rất đầy đủ. Nhờ đó mà khách hàng sau đó sẽ có cái nhìn trực quan và chính xác hơn đối với từng sản phẩm và dịch vụ.

Giải đáp một số thông tin khác liên quan tới E-commerce 

M commerce là gì?

M-Commerce viết tắt của “Mobile Commerce” là mô hình kinh doanh cho phép các doanh nghiệp phân phối sản phẩm, dịch vụ và thực hiện các giao dịch trực tiếp với người tiêu dùng thông qua thiết bị không dây.

Cụ thể, các giao dịch thương mại điện tử gồm việc mua bán, thanh toán, quảng cáo cũng như vận chuyển hầu như đều thực hiện ngay trên điện thoại thông minh và máy tính bảng có kết nối Internet.

M-commerce là một phần quan trọng của thương mại điện tử. Sự phát triển mạnh mẽ của nó đã mang đến rất nhiều lợi ích cho cả doanh nghiệp và các khách hàng.

M-commerce hiện đang phát triển với tốc độ rất chóng mặt
M-commerce hiện đang phát triển với tốc độ rất chóng mặt
  • Đối với các khách hàng: Thương mại di động sẽ mang lại sự tiện lợi, giúp khách hàng thực hiện giao dịch được nhanh chóng hơn; đáp ứng nhu cầu cá nhân tốt hơn, sử dụng được ở mọi lúc mọi nơi, tính cá nhân hóa cao,…
  • Đối với doanh nghiệp: Sự hài lòng của khách hàng dẫn đến việc gia tăng doanh thu của doanh nghiệp hiệu quả, đem lại khả năng tiếp thị rộng rãi với quy mô lớn, nhiều dịch vụ hỗ trợ cho người dùng…

E-commerce platform là gì?

Vậy Ecommerce platform là gì? Ecommerce platform được hiểu là nền tảng thương mại điện tử. Nó là cửa hàng trực tuyến để các cá nhân, doanh nghiệp có thể thực hiện việc kinh doanh sản phẩm, dịch vụ. 

Một ecommerce platform cơ bản phải có đầy đủ các chức năng như bán hàng, quản lý hàng tồn kho, quản lý thanh toán và xuất báo cáo bán hàng.

Top 3 sàn E-commerce lớn nhất tại Việt Nam hiện nay

Sàn thương mại điện tử Shopee

Tính đến thời điểm hiện tại thì Shopee đã du nhập vào Việt Nam được hơn 5 năm. Từ một trang thương mại điện tử còn “non trẻ” nay nó đã trở thành một “ông lớn” đi đầu trong lĩnh vực này.

Shopee hiện là trang thương mại điện tử có quy mô lớn nhất tại Việt Nam
Shopee hiện là trang thương mại điện tử có quy mô lớn nhất tại Việt Nam

Với những ưu điểm nổi bật, Shopee đang dần từng bước chinh phục người dùng. Bên cạnh đó, sàn thương mại điện tử này cũng sở hữu các chiến lược Marketing vô cùng hiệu quả. Vậy nên, kênh mua sắm này đã thu hút được một lượng lớn nhà đầu tư cũng như các khách hàng tiềm năng.

Sàn thương mại điện tử Tiki

Tiki cũng nổi tiếng là sàn thương mại điện tử chuyên giao dịch văn phòng phẩm như: truyện, sách, dụng cụ học tập,… Không chấp nhận dậm chân tại chỗ, Tiki đã nhanh chóng mở rộng sang các mặt hàng khác như: mỹ phẩm, công nghệ, thực phẩm chất năng,… Tiki đã gia nhập vào thị trường thương mại điện tử của Việt Nam được 11 năm. Đây cũng được xem là một trong những “tiền bối” đi đầu trong lĩnh vực này tại nước ta.

Lazada

Vào năm 2012, Lazada đã tấn công vào thị trường thương mại điện tử Việt Nam. Lợi thế của kênh mua sắm này đó là sở hữu nguồn vốn nước ngoài lớn bởi Lazada thuộc sở hữu của tập đoàn Alibaba (Trung Quốc). 

Lazada thuộc quyền sở hữu của tập đoàn “khổng lồ” Alibaba
Lazada thuộc quyền sở hữu của tập đoàn “khổng lồ” Alibaba

Tương tự như với Shopee và Tiki, Lazada cũng cung cấp đa dạng, phong phú sản phẩm ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Thời gian đầu khi mới hoạt động, Lazada không được người tiêu dùng đánh giá quá cao. 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, chất lượng sản phẩm bày bán trên kênh thương mại này đang ngày càng được cải thiện hơn. Nhờ đó mà Lazada vẫn nằm trong top những sàn thương mại điện tử hàng đầu tại Việt Nam.

Có thể bạn quan tâm:

EVFTA là gì? Những điều cần biết về hiệp định thương mại EVFTA

Nhãn hiệu và thương hiệu là gì? Phân biệt giữa thương hiệu và nhãn hiệu

Mong rằng với những chia sẻ trên đây các bạn đã hiểu Ecommerce là gì và tại sao nó lại trở thành xu hướng mua sắm của nhiều khách hàng hiện nay!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *