Dung môi là gì? Tính chất và ứng dụng của dung môi trong thực tế

Dung môi là thuật ngữ quen thuộc với những người làm việc tại phòng thí nghiệm hoặc thường xuyên tiếp xúc với hóa chất. Hãy cùng muahangdambao.com tìm hiểu dung môi là gì và các kiến thức liên quan trong bài viết sau đây nhé!

Dung môi là gì?

Theo định nghĩa dung môi là gì Hóa 8, dung môi tiếng Anh là solvent, là chất lỏng, rắn hoặc khí có tác dụng hòa tan một chất lỏng, rắn hoặc khí khác để tạo thành một dung dịch có thể hòa tan trong thể tích dung môi nhất định, tại điều kiện nhiệt độ, áp suất cụ thể.

Dung môi có tác dụng hòa tan các loại chất khác
Dung môi có tác dụng hòa tan các loại chất khác

Phân loại dung môi

Dung môi công nghiệp

Dung môi hữu cơ là loại dung môi trong thành phần có chứa nguyên tố Cacbon (C) hữu cơ. Với đặc trưng điển hình là dễ bay hơi nên dung môi hữu cơ có khả năng gây hại đến đường hô hấp của con người như: VOCs, Benzen, Toluen.

Dung môi được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp
Dung môi được sử dụng phổ biến trong các ngành công nghiệp

Trên thực tế, loại dung môi được sử dụng phổ biến nhất là dung môi hữu cơ. Ví dụ, tetrachlorethylene trong ứng dụng làm sạch khô; toluene, nhựa thông làm chất pha loãng sơn, acetone, ethyl acetate,… làm chất tẩy sơn móng tay, ethanol trong nước hoa,…

Dung môi vô cơ chỉ được sử dụng giới hạn trong nghiên cứu hóa học, sản xuất hóa chất công nghiệp hoặc quy trình công nghệ đặc biệt.

Trong đó, dung môi nước, dung môi xanh được dùng nhiều nhất, có giá thành rẻ và thân thiện với môi trường. Còn các loại dung môi khác ít được ứng dụng do tính chất vật lý và hóa học không phù hợp.

Phân loại dung môi theo hằng số điện môi

Hằng số điện môi của dung môi là khả năng làm giảm sự tích điện nội bộ của chất tan. Tính phân cực mạnh của nước được chọn làm thước đo tiêu chuẩn, ở điều kiện 20°C, hằng số điện môi của nước là 80.10.

Theo hằng số điện môi, dung môi được chia thành hai loại bao gồm: dung môi phân cực (có hằng số điện môi lớn hơn 15) và dung môi không phân cực (có hằng số điện môi nhỏ hơn 15).

Các tính chất đặc trưng của dung môi là gì?

Dung môi hữu cơ có tính lipophilic cao, có khả năng hòa tan dầu, chất béo, nhựa cây, cao su,… nên được ứng dụng phổ biến trong sơn, lớp phủ, chất kết dính và chất tẩy rửa.

Đa số dung môi hữu cơ đều dễ cháy và có mức độ dễ cháy tùy thuộc vào khả năng bay hơi của loại dung môi đó. Không khí và hơi dung môi khi hòa lẫn với nhau có thể phát nổ. Hơi dung môi nặng hơn không khí nên bị chìm xuống dưới và di chuyển với khoảng cách khá lớn mà không bị pha loãng.

Dung môi hữu cơ rất dễ cháy
Dung môi hữu cơ rất dễ cháy

Ví dụ: diethyl ether và carbon disulfide là dung môi có nhiệt độ tự cháy rất thấp, trong đó carbon disulfide là dưới 100°C (212°F). Do đó, các vật như bóng đèn, tấm sưởi, đường ống hơi nước và đèn đốt Bunsen khi mới tắt đều có khả năng làm hơi của các dung môi này bốc cháy.

Sự hình thành peroxide (oxy già) dễ nổ: các ete như ete diethyl và tetrahydrofuran (THF) có khả năng hình thành các peroxide hữu cơ dễ nổ khi tiếp xúc với ánh sáng và oxy, trong đó, THF có khả năng tạo ra peroxide cao hơn ete diethyl.

Ứng dụng của dung môi trong sản xuất và đời sống

  • Trong công nghiệp sản xuất sơn

Dung môi hữu cơ có tác dụng giữ nhựa và bột màu ở dạng lỏng. Trong sơn, khối lượng dung môi chiếm đến 40-50% tổng khối lượng. Tùy theo chủng loại, đặc tính nhựa trong sơn để lựa chọn loại dung môi phù hợp.

Ứng dụng của dung môi hữu cơ trong ngành sản xuất sơn
Ứng dụng của dung môi hữu cơ trong ngành sản xuất sơn
  • Trong ngành sản xuất mực in

Dung môi thường được sử dụng trong in chữ, in màu, giúp các bản in giữ nguyên vị trí và đạt được màu sắc chuẩn nhất.

Đặc biệt, khi sử dụng dung môi hexan, toluen trong tạp chí chuyên ngành giúp ngăn ngừa sự bôi trơn và có thể tái chế các chất thải còn sót lại.

  • Trong chăm sóc sức khỏe và làm đẹp

Dung môi công nghiệp được sử dụng để điều chế nhiều loại thuốc trong ngành dược phẩm như: penicillin, aspirin, thuốc mỡ… Diethyl ether, chloroform được sử dụng làm chất gây mê, thuốc ngủ và thuốc giảm đau.

Dung môi dùng để điều chế nhiều loại thuốc
Dung môi dùng để điều chế nhiều loại thuốc

Một số loại dung môi giúp làm tan các thành phần trong mỹ phẩm như bột, kem cạo râu, kem dưỡng da… Ví dụ, ethanol dùng để sản xuất nước hoa, ethyl acetate hoặc axeton trong sản xuất sơn móng tay, chất tẩy móng tay,…

  • Trong công nghệ làm sạch

Một số loại dung môi có khả năng tương thích cao với nước và dầu mỡ, khả năng phân hủy sinh học tốt đã trở thành thành phần quan trọng trong các chất làm sạch bề mặt kính, sàn nhà… và ứng dụng trong công nghệ giặt khô.

Dung môi có độc hại không?

Bên cạnh các lợi ích kể trên, dung môi có thể ảnh hưởng trực tiếp đến hệ hô hấp của con người. Cụ thể:

  • VOCs: Đây là tên gọi chung của các loại chất lỏng, rắn có chứa Cacbon hữu cơ dễ bay hơi như axeton, ethyl acetate,… Loại dung môi này ít gây độc mãn tính mà chủ yếu là ngộ độc cấp tính như chóng mặt, buồn nôn, co giật, ngạt thở, viêm phổi,…
  • Benzen: Nếu tiếp xúc trực tiếp với dung môi benzen thì loại chất này sẽ xâm nhập vào cơ thể qua da, phổi, sau khoảng 30 phút, 75-90% sẽ bị đào thải ra ngoài, phần còn lại sẽ tích tụ trong mỡ, não, tủy xương và đào thải ra ngoài dần dần.
Không được tiếp xúc trực tiếp với dung môi benzen
Không được tiếp xúc trực tiếp với dung môi benzen

Dung môi này gây ra sự rối loạn quá trình oxy hóa khử của các tế bào, khiến cơ thể bị xuất huyết bên trong. Nếu nhiễm độc benzen nặng, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, thậm chí tử vong.

Nếu phơi nhiễm thường xuyên, cơ thể sẽ bị rối loạn tiêu hóa, xung huyết niêm mạc miệng, đau đầu, chuột rút, thiếu máu nhẹ, phụ nữ mang thai có thể sinh non hoặc sảy thai.

  • Toluen: Chỉ với một lượng nhỏ toluen, nồng độ phần trăm (m) dung môi khoảng 1/1000 có thể khiến cơ thể bị mất thăng bằng, đau đầu; nồng độ cao hơn có thể gây ảo giác, choáng váng, thậm chí ngất xỉu.
  • Diethyl ether, chloroform và một số loại dung môi có nguồn gốc từ xăng hoặc keo dán trong trò “hít keo” có thể gây nhiễm độc thần kinh hoặc ung thư nếu sử dụng lâu dài.
  • Methanol có thể gây mù lòa, thậm chí tử vong.
Methanol độc hại có thể gây tử vong
Methanol độc hại có thể gây tử vong

Những lưu ý khi sử dụng dung môi bạn cần biết

  • Tránh tiếp xúc trực tiếp với các loại dung môi bằng cách trang bị các dụng cụ, đồ bảo hộ theo quy định.
  • Sử dụng các dụng cụ chứa dung môi theo tiêu chuẩn và phải luôn đóng kín.
  • Không để các dung môi dễ cháy ở những nơi gần lửa hoặc gần dung môi dễ cháy khác
  • Đọc kỹ các bảng thông số an toàn để thải bỏ dung môi theo đúng quy định, không đổ dung môi dễ cháy xuống cống
  • Tránh để dung môi tiếp xúc với da có thể gây khô da, lở loét và các vết thương trên da.

 

Trên đây là tổng hợp thông tin về dung môi. Hy vọng những chia sẻ trong bài viết đã giúp các bạn hiểu thêm về tính chất, ứng dụng và lưu ý khi sử dụng của loại chất đặc biệt này nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *