Đình công là gì? Khi nào người lao động nên đình công?

Đình công là cách mà người lao động thường áp dụng để bảo vệ quyền lợi của bản thân. Tuy nhiên không phải trường hợp đình công nào cũng được pháp luật đảm bảo quyền lợi chính đáng. Vậy bạn hiểu đình công là gì? Người lao động nên đình công khi nào? Làm gì để hạn chế đình công? Hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu nhé!

Đình công là gì?

Hiểu một cách đơn giản thì đình công chính là việc người lao động ngừng làm việc tạm thời, tự nguyện và có sự tổ chức nhằm đạt được yêu cầu trong quá trình giải quyết tranh chấp lao động. Đây cũng là một trong những biện pháp giúp cho người lao động có thể gây áp lực lớn đến người sử dụng lao động để đòi hỏi quyền lợi cho mình.

Đình công - ngừng làm việc tạm thời
Đình công – ngừng làm việc tạm thời

Đình công là một trong những hoạt động mang tính chất tập thể, cộng đồng chứ không phải mang tính chất cá nhân. Không giống với các hoạt động khác, đình công mang những đặc điểm riêng biệt như sau:

  • Đình công là sự ngừng làm việc, lao động của một tập thể người. Ngừng làm việc ở đây có thể hiểu chính là sự đơn phương hay ngừng hẳn công việc đang làm bình thường dựa trên những thỏa ước được quy định ở trong hợp đồng hay trong những thỏa ước do 2 bên đã quy định trước đó.
  • Đình công được coi như là một trong những hình thức đấu tranh có tổ chức. Tính tổ chức ở trong đình công có thể được biểu hiện rõ nhất đó là tất cả các công việc đều do người đại diện và công đoàn tiến hành. Từ những công việc quyết định đình công cho đến cách thức tiến hành đình công, thủ tục chuẩn bị đình công như thế nào và cuối cùng đó là giải quyết đình công đều sẽ do những người phụ trách quyết định và tất cả mọi người sẽ làm theo.
  • Việc đình công của công nhân có thể chỉ được diễn ra ở một bộ phận nào đó hay là một doanh nghiệp cụ thể.

Khi nào người lao động nên đình công?

Việc người lao động đình công có thể là đình công hợp pháp hoặc là đình công bất hợp pháp. Tuy nhiên, người lao động chỉ được đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình khi mà thực hiện đình công hợp pháp. Vậy cụ thể đình công hợp pháp và bất hợp pháp là gì?

Đình công hợp pháp là gì?

Đình công hợp pháp có thể hiểu là đình công tuân thủ theo các quy định của pháp luật. Đình công được xem như là hợp pháp trong các trường hợp dưới đây:

  • Hòa giải không thành hoặc là hết thời hạn hòa giải: Theo như quy định tại khoản 2 Điều 188 của Bộ luật Lao động năm 2019 khi mà hòa giải viên lao động không tiến hành hòa giải.
  • Ban trọng tài lao động không được thành lập hoặc là thành lập nhưng không đưa ra các quyết định để giải quyết tranh chấp. Hoặc người sử dụng lao động là bên tranh chấp nhưng không tuân thủ quyết định giải quyết tranh chấp của Ban trọng tài lao động.
Đình công hợp pháp 
Đình công hợp pháp

Để đình công được coi là hợp pháp khi tuân thủ các điều kiện sau:

  • Tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức cũng như lãnh đạo đình công.
  • Tuân thủ theo đúng quy trình và thủ tục đình công, bao gồm có: Lấy ý kiến về đình công theo như quy định tại Điều 201 của Bộ luật Lao động năm 2019. Tiếp đến là đưa ra quyết định đình công và thông báo đình công theo như quy định tại Điều 202 của Bộ luật Lao động năm 2019. Cuối cùng là tiến hành việc đình công.
  • Tranh chấp lao động tập thể chưa được giải quyết bởi cơ quan, tổ chức hoặc là cá nhân có thẩm quyền theo như quy định của Bộ luật Lao động năm 2019.
  • Không được đình công tại các nơi làm việc bởi có thể đe dọa đến quốc phòng, an ninh, trật tự công cộng hoặc là sức khỏe của con người.
  • Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công từ cơ quan có thẩm quyền thì không được tiếp tục thực hiện đình công nữa.

Đình công bất hợp pháp là gì?

Đình công bất hợp pháp có thể hiểu là đình công thiếu một trong các điều kiện đình công hợp pháp theo như quy định của pháp luật.

Đình công bất hợp pháp
Đình công bất hợp pháp

Đình công bị coi như là bất hợp pháp trong các trường hợp dưới đây (theo quy định của Bộ luật Lao động năm 2019):

  • Không thuộc trường hợp được đình công được quy định tại Mục 2 của Điều 204 Bộ luật Lao động năm 2019. Điều này cũng có nghĩa là đình công diễn ra trong các trường hợp không được quy định rõ ràng và hợp pháp trong luật lao động.
  • Không do tổ chức đại diện người lao động có quyền tổ chức cũng như lãnh đạo đình công. Bởi đình công phải được tổ chức và lãnh đạo bởi tổ chức đại diện người lao động có thẩm quyền theo như quy định của pháp luật.
  • Vi phạm các quy định về trình tự cũng như thủ tục tiến hành đình công theo như quy định của Bộ luật Lao động năm 2019. Điều này đề cập đến việc người lao động không tuân thủ các quy định về thủ tục và trình tự khi tổ chức hay tiến hành đình công.
  • Khi tranh chấp lao động tập thể đang được cơ quan, tổ chức hay cá nhân có thẩm quyền giải quyết theo như quy định của Bộ luật Lao động 2019. Đình công không được tiến hành trong khi mà tranh chấp đang được xem xét và giải quyết bởi các cơ quan có thẩm quyền.
  • Tiến hành đình công trong trường hợp không được đình công quy định tại Điều 209 của Bộ luật Lao động năm 2019. Điều này áp dụng cho các trường hợp mà pháp luật cụ thể quy định là không được phép đình công.
  • Khi đã có quyết định hoãn hoặc ngừng đình công của cơ quan có thẩm quyền theo như quy định tại Điều 210 của Bộ luật Lao động năm 2019. Nếu như cơ quan có thẩm quyền đã ra quyết định hoãn hoặc là ngừng đình công thì việc tiếp tục đình công sẽ bị coi như là bất hợp pháp.

Giải pháp hạn chế đình công là gì?

  • Đơn vị và cơ quan có thẩm quyền cần phải thực hiện tốt chức năng và nhiệm vụ của mình, phân công rõ nhiệm vụ cho từng người theo như quyền hạn giải quyết. Trong công tác chỉ đạo thì cần phải thực hiện theo đúng quy trình giải quyết các vụ đình công. Cần xử lý nghiêm minh những vụ việc vi phạm và không đúng với pháp luật.
Xử lý nghiêm trường hợp đình công bất hợp pháp
Xử lý nghiêm trường hợp đình công bất hợp pháp
  • Cần phải thường xuyên tiến hành mở các lớp tập huấn để nâng cao trình độ cho tất cả đội ngũ làm công tác quản lý tại các cấp (từ cấp cơ sở cho đến những cấp tại trung ương). Đặc biệt là chủ động đối phó với các công việc khi xảy ra những tranh chấp lao động hay các cuộc đình công. Thực hiện phối hợp và  nắm bắt kịp thời tất cả các thông tin có liên quan đến vấn đề khi có những cuộc đình công hoặc là biểu tình xảy ra.
  • Tăng cường chế tài và quản lý, cần phải có sự quan tâm của Nhà nước trong vấn đề chăm lo đời sống cho người lao động trong các doanh nghiệp. Đặc biệt, cần chú trọng đến các vấn đề về tiền lương, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp… cho người lao động.
  • Thực hiện các công việc như là tuyên truyền và phổ biến sâu rộng nội dung cơ bản của luật lao động Việt Nam mới nhất đến với tất cả người lao động trong cả nước. Đặc biệt trong những vấn đề như là bảng lương, mức lương quy định và mức thưởng, phúc lợi thì cần có sự rạch ròi và đúng đắn… 
Tuyên truyền nội dung về luật lao động
Tuyên truyền nội dung về luật lao động
  • Tiến hành tuyên truyền và phổ biến các kiến thức cũng như là vận động, giáo dục những người lao động, cần phải có sự hiểu biết đúng đắn và nên tìm hiểu rõ hơn về doanh nghiệp. Tất cả những người lao động trong doanh nghiệp cần phải chấp hành đúng về lao động, giảm thiểu các cuộc đình công không đúng với trình tự thủ tục nhằm hạn chế tối đa những hậu quả không mong muốn.

Có thể bạn quan tâm:

Lao động là gì? Chính sách, nội dung của nhà nước về Luật LĐ

An toàn lao động là gì? Các nội dung cần biết về Luật an toàn lao động

Thực tế, đình công là một vấn đề phức tạp, có liên quan trực tiếp đến quyền lợi cũng như nghĩa vụ của người lao động, người sử dụng lao động. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có thêm những kiến thức hữu ích!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *