Client và Agency là gì? Tìm hiểu sự khác biệt giữa Agency và Client

Agency hay Client là khái niệm mà bất kì ai làm marketing đều phải hiểu rõ. Ngay cả các doanh nghiệp khi tuyển dụng nhân sự cũng cần phải chú ý đến thuật ngữ này để lựa chọn kế hoạch marketing phù hợp nhất.

Vậy Agency và Client là gì? Làm thế nào để phân biệt 2 khái niệm này? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu qua nội dung bài viết dưới đây nhé.

Agency nghĩa là gì? Tổng quan về agency

Agency là gì?

Agency là tên gọi chung cho các công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ truyền thông, quảng cáo. Đây cũng là từ ngữ ngắn gọn để chỉ những đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tiếp thị cho các công ty khác nếu có nhu cầu.

Cụ thể hơn, trong lĩnh vực Marketing có khái niệm “4P”:  Product (sản phẩm); Price (giá); Place (vị trí); Promotion (hoạt động). Tất cả những công ty có chiến lược Marketing chuyên nghiệp đều thực hiện theo quy trình này. Bạn đang băn khoăn không biết agency là làm gì trong quy trình trên đúng không? Hầu như các công ty chỉ thực hiện vào 3P đầu tiên, còn các công ty agency sẽ đảm nhiệm phần “Promotion”.

Bạn có thể đã nghe đâu đó cụm từ Agency Fb rồi phải không? Thực chất đây là từ viết tắt của cụm từ Font Bureau Agency. Đây là một kiểu chữ sans – serif dành riêng cho các tiêu đề, được sử dụng phổ biến trong khoảng 1990 – 1995. Đây không phải là công ty hoạt động trong lĩnh vực truyền thông như nghĩa Agency thông thường nên bạn hãy chú ý đừng nhầm lẫn nhé!

Các loại hình Agency phổ biến

Tóm tắt các loại hình agency phổ biến
Tóm tắt các loại hình agency phổ biến

Muốn hiểu rõ Agency Marketing là gì bạn cần tìm hiểu về các loại hình Agency thường gặp như sau:

  • Research Agency: Đây là thuật ngữ dành cho những Agency có nhiệm vụ lên kế hoạch, thực hiện kế hoạch và phân tích kết quả nghiên cứu thị trường để chuẩn bị cho chiến lược marketing.
  • Strategy & Branding Agency: Đây là các Agency chuyên sâu trong lĩnh vực tư vấn, thực thi các chiến lược giúp Client lựa chọn các giải pháp tối ưu cho thương hiệu và đưa ra hoạt động marketing.
  • Creative Agency: Đây là những người sản xuất sản phẩm marketing chủ yếu tác động đến với khách hàng bằng ấn tượng thị giác. Đó là những người thiết kế ra sản phẩm bao bì, video, tờ rơi, logo…
  • Digital Agency: Loại hình Agency này có nhiệm vụ sáng tạo nội dung phù hợp với công nghệ marketing hiện tại, giúp sản phẩm tiếp cận với khách hàng. Đây còn được gọi là Angency thiết kế.
  • Media agency: Nhiệm vụ chính của loại hình này là điều phối các hoạt động quảng cáo trên truyền thông để đảm bảo chúng phát huy tối ưu nhất, đúng thời điểm, đúng đối tượng nhất.
  • Production house: Đây là thuật ngữ chỉ các công ty hoạt động sáng tạo hình ảnh chuyển động như: video quảng cáo, phim hoạt hình, phim ngắn…
  • PR & Event Agency: Các Agency này giúp duy trì danh tiếng và mối quan hệ của công ty Client với khách hàng, các loại hình báo chí, phương tiện truyền thông. Hoạt động của các PR Agency giúp loại bỏ những review tiêu cực từ phía khách hàng.
  • Activation Agency: Đây là các Agency giúp kích hoạt thương hiệu thông qua trải nghiệm dùng thử sản phẩm hoặc dịch vụ.

Các vị trí công việc trong công ty Agency

Dưới đây là những công việc mà công ty Agency thường tuyển dụng:

  • Copywriter: Là những người đóng góp ý tưởng và viết nội dung quảng cáo, pr báo chí, slotgan, tagline, catalogue, tiêu đề…
  • Designer: Là người thiết kế sản phẩm để xuất bản, in ấn. Các sản phẩm này chủ yếu là hình ảnh được quảng cáo một cách ấn tượng nhất.
  • Photographer: Là người thực hiện chụp ảnh để designer sử dụng trong công việc của mình.
  • Film Director: Là đạo diễn, người quay TVC quảng cáo.
  • Media Planners: Là người lập nên kế hoạch truyền thông, phân tích thị trường, xu hướng người tiêu dùng và đưa ra các chiến lược quảng cáo phù hợp.
  • Media Buyers/ Booking: Là những người kết nối với truyền thông, liên hệ với các cơ quan báo, đài, truyền hình để thượng giá cả, vị trí đăng tài quảng cáo.
  •  Account Excutive (Junior): Là người có nhiệm vụ kết nối Agency và Client với nhau.
  •  Account manager:  Là những người có vai trò đi gặp gỡ khách hàng, nhận yêu cầu từ khách hàng và gửi lại cho các thành viên khác.

Client là gì? Tìm hiểu chi tiết về Client

Client là gì?

Trong Tiếng Anh Client có nghĩa là khách hàng. Client chính là khách hàng của Agency. Ở Việt Nam và một số nước trên thế giới, Client cũng được coi là công ty sản xuất và cung cấp sản phẩm đến với tay người tiêu dùng. Sau khi đã có sản phẩm, họ sẽ mang sản phẩm của mình đi phục vụ khách hàng khác và thuê Agency làm nhiệm vụ quảng bá truyền thông.  

Client vẫn duy trì các phòng ban Marketing chủ yếu để thực hiện những hoạt động Brand Management cơ bản như quảng cáo sản phẩm, đưa ra các ý tưởng chiến dịch quảng cáo.

Mặc dù vậy, các chiến dịch lớn công ty Client vẫn phải thuê Agency để đưa các sản phẩm mới đến với người tiêu dùng. Client là khách hàng phục vụ của Agency để có chiến lược quảng cáo tối ưu nhất.

Các yếu tố tạo nên Client
Các yếu tố tạo nên Client

Công việc của Client là gì?

Client là gì vốn là thuật ngữ thường dùng trong ngành Marketing và không phải để chỉ chức vụ cụ thể nào cả. Muốn hiểu rõ hơn về thuật ngữ này bạn cần biết cụ thể công việc của Client là gì:

  • Brand Manager – Quản trị thương hiệu: Đây là những người định vị kế hoạch phát triển thương hiệu của doanh nghiệp. Họ có nhiệm vụ lên ý tưởng, chiến lược cụ thể để đưa thương hiệu sản phẩm đến với người tiêu dùng.
  • Trade Marketing Manager: Đây là nhóm người có vai trò quan trọng giúp đưa sản phẩm kèm thương hiệu đến với người dùng. Trong chiến lược “4P” của Marketing thì Trade Marketing Manager đảm nhận vai trò Product và Place, chủ yếu triển khai các chiến lược bán hàng tăng doanh số. Nhóm người này cũng cần phải có sự phối hợp ăn ý với nhau để đạt kết quả bán hàng tốt nhất.
  • Quản lý phân tích và nghiên cứu thị trường: Đây là nhóm người thực hiện việc truyền bá nhãn hàng đến người tiêu dùng thông qua các dữ liệu data cũ. Bạn cần phải có kĩ năng phân tích dữ liệu, quan sát thị trường để nắm bắt nhu cầu của khách hàng.
  • Quản lý truyền thông: Nhiệm vụ của nhóm người này là kết hợp với Brand Management để đem lại kế hoạch truyền thông và quản trị thương hiệu tối ưu nhất.
  • Thực tập sinh: Trong cơ quan Client, thực tập sinh sẽ tham gia vào các dự án hỗ trợ đội nhóm hoàn thành kế hoạch.

Tìm hiểu sự khác biệt giữa Client và Agency.

Như vậy, Client là công ty có các Marketer phụ trách ý tưởng phát triển sản phẩm  để đưa thương hiệu đến với tay người tiêu dùng. Họ sẽ xây dựng các chiến lượng Marketing cụ thể để tạo nên một quy trình đạt kết quả tốt nhất.

Đối với các doanh nghiệp, Client rất quan trọng để thúc đẩy đưa sản phẩm ra thị trường và quyết định đến hiệu quả kinh doanh.

Cùng là quảng bá sản phẩm nhưng Client và Agency không giống nhau
Cùng là quảng bá sản phẩm nhưng Client và Agency không giống nhau

Agency là môi trường mở hơn, họ không quảng bá cho sản phẩm của mình như Client mà có thể quảng cáo cho bất kì sản phẩm nào đó của doanh nghiệp. Người làm Agency có thể giúp tư vấn và gợi ý cho khách hàng để làm tốt các hợp đồng quảng cáo mà mình nhận được.

Nếu bạn là một Agency bạn sẽ có nhiệm vụ chính là hỗ trợ khách hàng tìm hiểu về dịch vụ mà bạn cung cấp để đạt được mục tiêu trong hợp đồng. Bạn phải thấu hiểu khách hàng của mình và triển khai kế hoạch Marketing thông qua các kênh phù hợp nhất.

Sự khác biệt lớn nhất giữa Client và Agency là gì? Đó là agency cung cấp dịch vụ Marketing cho nhiều khách hàng ở mọi lĩnh vực còn Client chỉ tập trung Marketing cho chính sản phẩm của mình.

Hi vọng thông qua nội dung bài viết, bạn đã có thể hiểu rõ hơn Client và Agency là gì và chúng có vai trò như thế nào trong chiến lược Marketing. Mong rằng bạn có thể vận dụng những hiểu biết này vào các chiến dịch quảng bá sản phẩm của mình.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *