Tìm hiểu tổng quan về cấu tạo tháp giải nhiệt nước

Tháp giải nhiệt là thiết bị cần thiết giúp hệ thống máy móc, thiết bị trong nhà xưởng vận hành ổn định và đạt hiệu quả. Bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu sâu hơn về cấu tạo tháp giải nhiệt cũng như một số lưu ý trong quá trình sử dụng. 

Tháp giải nhiệt là gì?

Tháp giải nhiệt là thiết bị vận hành thông qua sự tiếp xúc giữa nước và không khí (chủ yếu là tấm tản nhiệt và quạt gió) để làm mát nước. Thiết bị này sẽ trích nhiệt từ nguồn nước nóng rồi thải ra môi trường bên ngoài. Từ đó, tạo ra dòng nước có nhiệt độ thấp hơn và đưa vào sử dụng trong hệ thống làm mát điều hòa, kho lạnh,… hay ứng dụng làm mát máy móc, thiết bị trong hệ thống nhà xưởng, khu công nghiệp. 

Ngoài tên gọi tháp giải nhiệt, thiết bị này còn được gọi là tháp tản nhiệt, tháp làm mát, tháp hạ nhiệt, tháp cooling giải nhiệt nước,… 

Bản vẽ cad tháp giải nhiệt
Bản vẽ cad tháp giải nhiệt

Cấu tạo tháp giải nhiệt

Tháp hạ nhiệt nước có nhiều loại với kích thước lớn, nhỏ khác nhau. Tuy nhiên, cấu tạo tháp giải nhiệt nhìn chung khá giống nhau; được chia thành 3 phần với các bộ phận chính sau: 

Hệ thống dẫn nước nóng vào

Nguồn nước nóng được dẫn vào tháp đi qua đầu phun và hệ thống các ống chia nước. Đầu phun sẽ tiếp nhận nước nóng và phần chia nước đến các ống chia. Trên ống chia nước có các lỗ phun với đường kính nhỏ để dẫn nước vào khoang giải nhiệt – nơi diễn ra quá trình trao đổi nhiệt. 

Chất liệu làm đầu phun cũng rất đa dạng, gồm có: 

  • Đầu phun ABS cao cấp phù hợp với các dòng tháp có công suất dưới 60RT và xử lý nguồn nước dưới 70 độ C. 
  • Đầu phun hợp kim nhôm có khả năng chịu nhiệt tốt, phù hợp với các dòng tháp có công suất trên 80RT và xử lý dòng nước trên 70 độ C. 
  • Đầu phun inox chuyên lắp đặt ở các model tháp xử lý nguồn nước có nhiệt độ cao, chứa nhiều hóa chất và tạp chất. 
Đầu phun tháp giải nhiệt được thiết kế chắc chắn với số lượng ống chia nước có thể 2, 4, 6, 8, 10,... tùy theo từng model tháp
Đầu phun tháp giải nhiệt được thiết kế chắc chắn với số lượng ống chia nước có thể 2, 4, 6, 8, 10,… tùy theo từng model tháp

Hệ thống giải nhiệt của tháp

Từ đầu phun và các ống phun nhánh, nước nóng được rải đều lên bề mặt tấm tản nhiệt. Cùng lúc này, luồng không khí mát được đưa vào tháp từ dưới lên, xuyên qua tấm tản nhiệt và cuốn theo hơi nóng ra môi trường bên ngoài nhờ hoạt động của cánh quạt. 

Các bộ phận chính tham gia vào quá trình giải nhiệt nước gồm có: 

  • Cánh quạt: Chủ yếu được làm từ chất liệu nhựa ABS cao cấp dành cho các model tháp có công suất dưới 60RT hoặc kim loại cho dòng tháp trên 60RT. Đây đều là các chất liệu có độ bền cao, khả năng chống ăn mòn tốt, đảm bảo cung cấp đủ lượng không khí trong quá trình tháp hoạt động. 
  • Động cơ tháp giải nhiệt: Đây là một trong các bộ phận quan trọng cấu tạo tháp giải nhiệt, ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu suất làm mát của thiết bị. Với các dòng tháp làm mát nước công suất nhỏ, động cơ được gắn trực tiếp trên cánh quạt. Với các dòng tháp có công suất lớn (trên 7.5HP) được gắn thêm hộp số (hộp giảm tốc), đảm bảo cho động cơ hoạt động ổn định. 

Vì môi trường làm việc ngoài trời, thường xuyên phải tiếp xúc với nước, bụi bẩn nên động cơ được làm kín và gia công từ các chất liệu cao cấp nên có độ bền cao, ít bị ảnh hưởng bởi các tác nhân ngoại cảnh. 

  • Tấm tản nhiệt: Hay còn được gọi là màng giải nhiệt, tấm giải nhiệt, màng lọc,… Linh kiện này có nhiệm vụ là tăng diện tích tiếp xúc giữa nước và không khí để nâng cao hiệu suất giải nhiệt. Màng giải nhiệt thường được làm từ vật liệu PVC với ưu điểm là giá thành rẻ, phù hợp với nguồn nước có nhiệt độ dưới 60 độ C. Tuy nhiên, với nguồn nước có nhiệt độ cao hoặc tính chất đặc biệt thì tháp sẽ được trang bị tấm giải nhiệt làm bằng chất liệu PP, gỗ hoặc composite. 
Một số bộ phận chính tham gia vào quá trình làm mát nước
Một số bộ phận chính tham gia vào quá trình làm mát nước

Khu vực chứa nước mát

Nguồn nước nóng sau khi được hạ nhiệt sẽ rơi xuống đế bồn và lưu trữ tại đây trước khi đưa vào sử dụng. Đế tháp có độ dày lớn và thiết kế đơn giản, thuận tiện cho công việc bảo trì và vệ sinh. 

Đế bồn hay đế tháp giải nhiệt
Đế bồn hay đế tháp giải nhiệt

Một số bộ phận khác

Ngoài ra, còn có rất nhiều các bộ phận khác cấu tạo tháp giải nhiệt như:

  • Vỏ tháp: Là bộ phận bao bọc bên ngoài tháp, có nhiệm vụ bảo vệ cho các linh kiện bên trong. Vỏ tháp được gia công từ chất liệu composite tổng hợp nên có độ bền, khả năng chịu nhiệt và chống oxy hóa cao. 
  • Tấm lưới xám: Có nhiệm vụ ngăn chặn không có các vật thể bên ngoài xâm nhập vào trong tháp. Đồng thời hạn chế tình trạng nước bắn ra ngoài, hạn chế tình trạng hao tốn nước trong quá trình hoạt động.

Các lưu ý khi dùng tháp hạ nhiệt nước

Để sử dụng tháp hạ nhiệt nước đạt hiệu quả cao, người dùng cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Chọn tháp làm mát có công suất phù hợp với nhu cầu sử dụng
  • Thường xuyên vệ sinh, bảo dưỡng tháp để hạn chế các vấn đề như ăn mòn, cáu bẩn, bám rong rêu,… gây ảnh hưởng đến tuổi thọ và hiệu quả làm mát của tháp. 
  • Thay mới linh kiện tháp giải nhiệt khi cần thiết để đảm bảo cho tháp vận hành tốt nhất!

Cấu tạo, nguyên lý hoạt động tháp giải nhiệt Tashin

Tháp giải nhiệt Alpha: Cấu tạo, nguyên lý hoạt động & cách sử dụng

Mong rằng qua bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về cấu tạo tháp giải nhiệt. Quý khách hàng có câu hỏi thắc mắc hay nhu cầu mua tháp hạ nhiệt xin vui lòng liên hệ đến số hotline 0983 530 698 để được hỗ trợ tốt nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *