Tham ô là gì? Tham ô và tham nhũng khác nhau thế nào?

Tình trạng tham ô, lợi dụng chức vụ để có thể tư lợi cho mình đang diễn ra tương đối phổ biến; khiến cho nhiều doanh nghiệp, tổ chức dần suy yếu, người dân mất lòng tin vào Đảng và Nhà nước. Vậy thì tham ô là gì? Tham ô và tham nhũng khác biệt như thế nào? Mời bạn đọc cũng dõi theo bài viết  cụ thể này của muahangdambao.com để có thêm những thông tin thật có ích nhé!

Tìm hiểu định nghĩa tham ô là gì?

Tham ô chính là hành vi lợi dụng chức vụ quyền hạn hòng chiếm đoạt tài sản của cơ quan, tổ chức Nhà nước thành tài sản riêng cho mình và do mình quản lý riêng, người phạm tội sẽ thực hiện hành vi với lỗi cố ý trực tiếp.

Tham ô là hành vi bị cả xã hội lên án kịch liệt
Tham ô là hành vi bị cả xã hội lên án kịch liệt

Tham ô cũng là một trong số hành vi của tham nhũng, do đó người có chức vụ, quyền hạn làm việc tại các cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước chiếm đoạt tài sản công sẽ gây ra nhũng nhiễu trong dân.

Vậy tội tham ô tài sản là gì? 

Tham ô tài sản là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn hòng chiếm đoạt tài sản mà mình có trách nhiệm chịu quản lý trị giá từ 2.000.000 đồng trở lên hoặc dưới 2.000.000 đồng, nhưng đã bị xử lý kỷ luật về hành vi này mà vẫn còn vi phạm hoặc đã bị kết án về một trong những tội phạm tham nhũng, chưa được xóa án tích mà tiếp tục vi phạm, do người từ đủ 16 tuổi trở lên và không ở trong tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.

Ví dụ trực quan về hành vi tham ô tài sản

Ví dụ 1: Chị A là kế toán của một ủy ban nhân dân huyện, nhưng chị A đã lấy tiền của cơ quan để mua một chiếc ô tô cho gia đình mình. Vì chị A là kế toán có quyền được tiếp cận, quản lý tài sản của cơ quan, chị A đã sử dụng quyền hạn của mình để có thể tham ô tài sản. Tùy vào tính chất và mức độ hành vi mà chị A sẽ bị xử phạt hành chính và hình sự theo quy định.

Ví dụ 2: Giám đốc công ty đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chỉ đạo nhân viên của mình trực tiếp là kế toán cũng như thủ quỹ lập khống chứng từ để quyết toán hợp đồng kinh tế nhằm rút tiền gần 2 tỷ đồng. 

Cùng với đó, giám đốc đã chia cho thủ quỹ, kế toán mỗi người 100 triệu đồng còn lại vị giám đốc này đã chi cho mục đích cá nhân của mình. Theo đó, vì đã lợi dụng chức quyền nhằm chiếm tài sản của công ty dùng cho mục đích cá nhân nên vị giám đốc này đã phạm tội tham ô.

Hành vi tham ô có thể diễn ra ở bất cứ đâu
Hành vi tham ô có thể diễn ra ở bất cứ đâu

Tham ô và tham nhũng khác nhau như thế nào?

Trên thực tế, tham nhũng và tham ô là hai khái niệm không hoàn toàn đồng nhất và không phải là một. Cụ thể, tham nhũng là khái niệm rộng hơn so với tham ô và bao gồm cả khái niệm tham ô. 

Trong khi tham ô chỉ là một trong số các hành vi của người lợi dụng chức vụ và quyền hạn vì vụ lợi trong các hành vi tham nhũng. Bên cạnh vi tham ô còn có các hành vi khác trong các hành vi tham nhũng như là: Nhận hối lộ, lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm đoạt tài sản; lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi đang thi hành nhiệm vụ, công vụ vì vụ lợi,…

Ví dụ về tham nhũng: Giả sử, anh B đưa tiền hối lộ và yêu cầu anh A phải cung cấp những tài liệu mật của Ủy ban nhân dân huyện nơi anh A đang làm việc. Anh A vì lòng tham mà đã nhận số tiền hối lộ và lấy thông tin, tài liệu mà anh B cần. Hành vi của anh A ở trong trường hợp này là hành vi tham nhũng (cụ thể là hành vi nhận hối lộ). Phụ thuộc vào tính chất và mức độ hành vi mà anh A sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc thậm chí là hình sự.

Hành vi tham nhũng bao hàm cả tham ô
Hành vi tham nhũng bao hàm cả tham ô

Để giúp các bạn phân biệt được rõ hơn về tham nhũng và tham ô, mời bạn đọc tham khảo bảng so sánh cụ thể dưới đây!

Tiêu chí đánh giá Hành vi tham ô Hành vi tham nhũng
Về bản chất Tham ô tài sản là một trong những hành vi thuộc phạm trù tham nhũng, là hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản mà mình đang có trách nhiệm quản lý. Tham nhũng là hành vi lợi dụng chức vụ và quyền hạn trực tiếp hoặc qua trung gian để nhận hoặc sẽ nhận lợi ích để làm một việc vì nào đó có lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ. Tham nhũng bao gồm cả các hành vi tham ô.
Đối tượng của hành vi Tài sản do bản thân mình có trách nhiệm quản lý. Tài sản mà bản thân mình đang có trách nhiệm quản lý. Hay tài sản hoặc lợi ích mà người đưa hối lộ đã đưa.
Mục đích chính Nhằm chiếm đoạt tài sản thành của riêng mình. Chiếm đoạt khối tài sản không phải của mình. Làm hoặc không làm một việc gì đó vì 1 lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Yếu tố tác động Tự bản thân của chủ thể thực hiện hành vi này đã cố ý thực hiện. Tự bản thân của chủ thể thực hiện hành vi này đã cố tình thực hiện; trực tiếp hoặc trung gian làm theo yêu cầu của người đưa hối lộ.

Khung hình phạt cho tội tham ô là gì?

Căn cứ theo Điều 353 của Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017 có quy định về tội tham ô tài sản như sau:

– Lợi dụng chức vụ và quyền hạn nhằm chiếm đoạt tài sản do mình quản lý giá trị từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc là dưới 2.000.000 đồng sẽ bị xử lý kỷ luật về hành vi tham ô tài sản, bị kết án chưa được xóa án tích thì bị phạt tù từ 2 năm đến 7 năm.

– Phạm tội có tổ chức, dùng những thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm, phạm tội có tổ chức hòng chiếm đoạt tài sản có giá trị từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, chiếm đoạt các tài sản dùng cho mục đích xóa đói giảm nghèo, trợ cấp…, gây thiệt hại từ  1.000.000.000 đến dưới 3.000.000.000 đồng sẽ bị phạt tù từ 7 năm đến 15 năm.

Tuỳ vào mức độ hành vi mà tội tham ô sẽ được kết án nặng hay nhẹ
Tuỳ vào mức độ hành vi mà tội tham ô sẽ được kết án nặng hay nhẹ

– Chiếm đoạt khối tài sản có giá trị từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng, gây ra thiệt hại về tài sản từ 3.000.000.000 đồng đến dưới 5.000.000.000 đồng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự an ninh xã hội, dẫn đến doanh nghiệp, tổ chức phá sản thì sẽ bị phạt tù từ 15 năm cho đến 20 năm.

– Chiếm đoạt tài sản có trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên, gây thiệt hại về tài sản 5.000.000.000 đồng trở lên sẽ bị phạt tù 20 năm, tù chung thân hoặc là tử hình.

– Người phạm tội sẽ bị cấm đảm nhận các chức vụ từ 1 năm đến 5 năm, phạt tiền từ 30.000.000 đồng tới 100.000.000 đồng, tịch thu một phần hoặc là toàn bộ tài sản.

Nhận thức là gì? Ví dụ về nhận thức theo triết học Mác-Lênin

Trên đây là những phân tích của chúng tôi về tội tham ô tài sản là gì. Hy vọng đã giúp bạn hiểu hơn về vấn nạn này! 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *