Bazo là gì? Tính chất hóa học, phân loại và ví dụ bazo

Bazo dùng để phân tích và lý giải nhiều hiện tượng nảy sinh trong hoá học cũng như trong đời sống và sản xuất. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ bazo là gì. Phân loại? Tính chất? Ứng dụng của bazo. Trong bài viết này hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về hóa chất này nhé!

Bazo là gì?

Bazơ là hợp chất hóa học gồm có một nguyên tử kim loại liên kết cùng với một hay nhiều nhóm -OH (hydroxit). Ngoài ra, cũng có thể hiểu bazơ là chất mà khi hòa tan vào trong nước sẽ tạo thành dung dịch có độ pH lớn hơn 7. Đây cũng chính là đặc trưng cơ bản của dung dịch bazơ.

Bazo - X(OH)n
Bazo – X(OH)n

Bazơ có công thức tổng quát thường gặp ở dạng X(OH)n. Trong đó:

  • X chính là một kim loại trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học. Khác với axit là hợp chất của các nguyên tố phi kim thì bazơ là hợp chất của các nguyên tố kim loại.
  • n chính là hóa trị của kim loại trên. Sở dĩ nhóm -OH có hóa trị 1 vậy nên số nhóm -OH đính kèm với một nguyên tử kim loại cũng sẽ tương ứng với số hóa trị của kim loại đó.

Ngoài ra thì còn có một số dạng thức bazơ không có cấu tạo từ nguyên tố kim loại nhưng nó vẫn mang đầy đủ các tính chất của một bazơ (tính chất của nhóm -OH). Có thể kể đến như: amoniac (NH3OH), bazơ có chứa vòng thơm (C6H5OH)… 

Để gọi tên một bazơ, danh pháp hóa học của bazơ sẽ được tạo nên từ: Tên kim loại (kèm hóa trị nếu kim loại có nhiều hóa trị) + hydroxit (tên nhóm -OH).

Ví dụ:

  • Ca(OH)2: Canxi hydroxit.
  • Cu(OH)2: Đồng (II) hydroxit.

Phân loại bazo là gì?

Bazơ được cấu tạo từ các nguyên tố kim loại và có các đặc tính vật lý, tính chất hóa học khác nhau. Dựa vào các tính chất đó chúng ta có thể phân loại bazơ theo các nhóm dưới đây:

Phân loại bazo
Phân loại bazo

Căn cứ vào tính chất hóa học của bazơ, có thể phân thành 2 loại như sau:

  • Bazơ mạnh. Ví dụ: NaOH, KOH… 
  • Bazơ yếu. Ví dụ: Fe(OH)3, Al(OH)3… 

Căn cứ vào tính tan của bazơ trong nước (H2O) thì có thể chia bazơ thành 2 loại như sau:

  • Bazơ tan (hay còn gọi dung dịch hòa tan của bazơ là kiềm). Ví dụ: NaOH, KOH… 
  • Bazơ không tan. Ví dụ: Ba(OH)2, Cu(OH)2… 

Căn cứ vào cấu tạo của bazơ có thể phân chia thành 2 loại như sau:

  • Bazơ kim loại. Ví dụ: NaOH, Al(OH)3… 
  • Bazơ không chứa kim loại. Ví dụ như amoniac (NH3OH), các amin mang tính bazơ hay các hợp chất có tính bazơ chứa vòng thơm như C6H5OH…

Tính chất của bazo là gì?

Tính chất vật lý

  • Bazơ tồn tại ở dưới dạng rắn, bột hay đôi khi là ở trạng thái dung dịch.
Bazo tồn tại ở dạng rắn
Bazo tồn tại ở dạng rắn
  • Bazơ có nồng độ cao. Đặc biệt, bazơ mạnh có tính ăn mòn chất hữu cơ và tác dụng mạnh với các hợp chất axit.
  • Bazơ sẽ gây ra cảm giác nhờn hoặc một số sẽ nhớt.
  • Bazơ có mùi và có vị đắng.
  • Bazơ tan được trong nước thường không màu và bazơ không tan trong nước (kết tủa) thường có màu.

Tính chất hóa học

Đổi màu chất chỉ thị

  • Đổi màu quỳ tím chuyển sang xanh.
Bazo làm quỳ tím chuyển xanh
Bazo làm quỳ tím chuyển xanh
  • Đổi màu dung dịch Phenolphthalein sang thành màu hồng.
  • Đổi màu Methyl sang thành màu vàng.

Bazo tác dụng với oxit axit

Khi bazơ tác dụng với oxit axit thì sẽ tạo thành muối và nước. Ví dụ:

  • 2NaOH + SO2 → Na2SO3 + H2O
  • 3Ca(OH)2 + P2O5 → Ca3(PO4)2↓ + 3H2O

Bazo tác dụng với axit 

Khi tác dụng với axit thì bazơ sẽ tạo ra muối và nước. Ví dụ:

  • KOH + HCl → KCl + H2O
  • Cu(OH)2 + 2HNO3 → Cu(NO3)2 + H2O

Bazo tác dụng với muối

Khi cho bazơ tác dụng với muối thì sẽ tạo thành muối mới và bazơ mới. Ví dụ:

  • 2KOH + CuSO4 → K2SO4 + Cu(OH)2
  • 2NaOH + CuSO4 → Na2SO4 + Cu(OH)2↓

Bazơ nhiệt phân hủy

Đối với bazơ không tan thì sẽ bị nhiệt phân hủy thành oxit và nước. Ví dụ:

  • Cu(OH)2 →  CuO + H2O
  • 2Fe(OH)3  →Fe2O3 + 3H2O

Có thể bạn quan tâm:

Oxit là gì? Có mấy loại oxit? Tính chất hóa học và cho ví dụ

Muối axit là gì? Công thức, tính chất hóa học và phân loại

Ứng dụng của bazo là gì?

Bazơ hiện có khá nhiều ứng dụng trong các ngành nghề khác nhau. Có thể kể đến như: ngành y dược, ngành thực phẩm, ngành dầu khí, ngành công nghiệp dệt, ngành công nghiệp hoá chất, cụ thể:

  • Xử lý nước hồ bơi: Bazơ có thể làm tăng độ pH cho nước khi hoà tan.
  • Xử lý nước trong ống dẫn nước: Bazơ giúp trung hòa cũng như khử sạch cặn bẩn có trong đường ống dẫn nước.
  • Trong ngành công nghiệp hóa chất, ngành dược: Bazơ có thể được sử dụng để điều chế ra các sản phẩm làm trắng răng, chất khử trùng…
  • Bazơ được dùng để sản xuất nước rửa chén nhờ vào tính năng thuỷ phân chất béo trong dầu mỡ động vật.
Bazo dùng làm xà phòng hoặc chất tẩy
Bazo dùng làm xà phòng hoặc chất tẩy
  • Bazơ dùng để sản xuất các hóa chất xử lý mối mọt cho gỗ hay tre nứa…
  • Trong công nghiệp dệt may: Bazơ được dùng để làm chất phân huỷ pectins, sáp để xử lý vải thô giúp cho vải có độ bóng, sáng và dễ nhuộm màu hơn.
  • Trong khai thác dầu: Bazơ được sử dụng để làm chất cân bằng độ pH cho dàn khoan dầu khí. 
  • Bazơ được sử dụng trong pha chế dung dịch kiềm để rửa rau, hoa quả trước khi chế biến và đóng gói.
  • Bazơ còn được dùng để làm chất hỗ trợ nghiên cứu, làm các thí nghiệm trong phòng thí nghiệm hóa học của các viện nghiên cứu, công ty hoặc là nhà trường.

Trên đây là những thông tin liên quan đến bazo là gì. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn có cái nhìn tổng quan về bazo để ứng dụng nó trong quá trình học tập và nghiên cứu.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *