Áp suất khí quyển là gì? Công thức tính như thế nào?

Có thể nhiều người trong chúng ta sẽ thấy khá quen thuộc khi nhắc đến thuật ngữ áp suất khí quyển. Nhưng không phải ai trong chúng ta cũng hiểu rõ áp suất khí quyển là gì? Công thức tính như thế nào? Vì thế, trong bài viết này muahangdambao.com sẽ giúp các bạn đi tìm hiểu những thắc mắc trên.

Áp suất khí quyển là gì?

Trước khi đi tìm hiểu áp suất khí quyển là gì thì chúng ta sẽ đi tìm hiểu trước áp suất là gì? khí quyển là gì? đã nhé.

Áp suất trong tiếng Anh được viết là Pressure, có ký hiệu bằng chữ P là đại lượng vật lý được định nghĩa là lực trên một đơn vị diện tích tác dụng theo hướng vuông góc với bề mặt của vật thể.

Khí quyển là lớp khí bao xung quanh Trái Đất và được giữ lại bởi lực hấp dẫn của Trái Đất. Nó bao gồm những chất khí như nitơ (chiếm 78,1% thể tích), oxi khoảng 20,9%.  Ngoài ra khí quyển còn là các chất khí khác như agon, cacbon đioxit,….

Áp suất khí quyển là gì?
Áp suất khí quyển là gì?

Áp suất khí quyển là gì? Áp suất khí quyển hay còn được gọi là áp suất không khí, là trọng lượng của lớp vỏ không khí có xung quanh trái đất tác dụng lên vật để đặt trong nó.

Hay hiểu một cách đơn giản hơn áp suất khí quyển chính là áp suất không khí chúng ta đang hít thở hằng ngày.

Ngoài định nghĩa trên, lý thuyết về áp suất khí quyển trong Vật lý 8 được định nghĩa như sau:

Chung quanh trái đất được bao bọc bởi một lớp không khí dày tới hàng ngàn km gọi là khí quyển. Do không khí có trọng lượng nên khi đó trái đất và mọi vật trên trái đất đều chịu áp suất của lớp không khí này và được gọi là áp suất khí quyển.

Áp suất khí quyển là bao nhiêu?

Độ lớn của áp suất khí quyển được xác định trên thí nghiệm của Torixenli và người ta đã tính được áp suất khí quyển có độ lớn khoảng 103360 Pa (làm tròn là 100 000 Pa)

Không chỉ dùng đơn vị Pascal (Pa) người ta còn dùng một số đơn vị khác để đo:

Ta có: 1 atm (átmốtphe) = 101325 Pa  (gần bằng 100000 Pa)

1 Torr = 1 mmHg (milimet thủy ngân) = 133,3 Pa

Đặc điểm, công thức tính áp suất khí quyển

Áp suất khí quyển có đặc điểm gì?

  • Áp suất khí quyển tác dụng theo mọi phương
  • Áp suất khí quyển phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như nhiệt độ, gió, độ cao,….
  • Càng lên cao, áp suất khí quyển càng giảm do không khí trở nên loãng hơn. Cứ lên cao 12m thì áp suất khí quyển lại giảm khoảng 1mmHg
  • Áp suất khí quyển tại một nơi thay đổi theo thời gian và những thay đổi này ảnh hưởng đến thời tiết của nơi đó.

Công thức tính áp suất khí quyển

Áp suất khí quyển được tính bởi công thức sau: 

Trong đó:

  • P là áp suất khí quyển (N/m2), (Pa), (Psi), (Bar),(mmHg)
  • F là lực tác động lên trên bề mặt ép (N)
  • S là ký hiệu của diện tích của bề mặt bị ép (m2)

Để biết được áp suất khí quyển bằng bao nhiêu bar thì ta có bảng chuyển đổi các đơn vị đo áp suất sau đây:

Bảng chuyển đổi các đơn vị đo áp suất
Bảng chuyển đổi các đơn vị đo áp suất

Bảng chuyển đổi các đơn vị đo áp suất này còn được áp dụng cho cả áp suất chân không và áp suất khí quyển.

Dụng cụ đo áp suất khí quyển

  • Người ta thường đo áp suất khí quyển bằng thủy ngân hoặc áp kế aneroid. Cụ thể, áp kế thủy ngân đo chiều cao của cột thủy ngân trong ống thủy tinh được dựng thẳng đứng. Khi áp suất không khí mà thay đổi thì kéo theo chiều cao của cột thủy ngân cũng thay đổi theo.
  • Các nhà khí tượng khi đo áp suất không khí theo đơn vị gọi là khí quyển (atm). Một bầu khí quyển tương đương với 1.013 millibars (MB) ở mực nước biển và được chuyển thành 760 milimét khi đo trên áp kế thủy ngân.
  • Áp suất trong không khí không đồng đều trên khắp hành tinh, phạm vi bình thường của áp suất không khí Trái đất dao động từ 980 MB đến 1.050 MB. Lý do có sự khác biệt này là do sự gia nhiệt không đều trên bề mặt Trái đất và lực dốc áp suất.
  • Áp suất khí quyển cao nhất được đo tại Agata, Siberia, vào ngày 31 tháng 12 năm 1968 rơi vào khoảng  1.083,8 MB. Còn áp suất thấp nhất từng được đo là 870 MB tại Typhoon Tip đánh vào phía Tây của Thái Bình Dương vào ngày 12 tháng 10 năm 1979.
Áp kế aneroid được dùng để đo áp suất khí quyển
Áp kế aneroid được dùng để đo áp suất khí quyển

Có nhiều bạn muốn biết áp suất khí quyển tại Hà Nội là bao nhiêu? Tuy nhiên như đã phân tích ở trên, áp suất phụ thuộc vào nhiều yếu tố và luôn thay đổi theo thời gian nên chưa có một số đo nhất định.

Nêu ví dụ về áp suất khí quyển

Dưới đây là một số ví dụ chứng tỏ sự tồn tại của áp suất khí quyển:

  • VD1: Trên nắp các bình nước lọc sẽ có một lỗ nhỏ thông với khí quyển để có thể lấy nước dễ dàng hơn.
  • VD2: Các bình pha trà thường có một lỗ nhỏ trên nắp để thông với khí quyển sẽ giúp việc rót nước dễ hơn.
  • VD3: Khi máy bay hạ cánh, thường xảy ra các hiện tượng khó chịu như cảm thấy đau đầu, ù tai, năng lực nghe giảm sút.

Đây là lý do là trong quá trình máy bay hạ cánh, áp suất không khí biến đổi trong chớp mắt.

Trên đây là những thông tin về áp suất khí quyển là gì cũng như những kiến thức cơ bản xoay quanh khái niệm này. Hi vọng rằng, với những thông tin chúng tôi cung cấp sẽ giúp ích cho bạn.

 

 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *