Bảo thủ là gì? Những biểu hiện của người bảo thủ

Bảo thủ là một trong những tính cách thường thấy ở con người trong thời đại hiện nay. Vậy bảo thủ là gì? Tính cách này có xấu không? Người bảo thủ thì có những biểu hiện như thế nào? Khám phá điều này cùng với muahangdambao.com trong bài viết cụ thể ngay sau đây bạn nhé!

Bảo thủ nghĩa là gì?

Bảo thủ là từ được dùng để ám chỉ những người không muốn nghe lời khuyên hay ý kiến góp ý từ người khác mà chỉ khăng khăng cho rằng lý tưởng của bản thân là đúng nhất.

Tìm hiểu ý nghĩa từ bảo thủ là gì?
Tìm hiểu ý nghĩa từ bảo thủ là gì?

Họ không bao giờ chấp nhận sự thật, không chịu nhận rằng mình đã sai mà thường hay gân cổ lên “cãi cùn” trong mọi cuộc tranh luận và trở nên nóng nảy khi bản thân rơi vào thế đuối.

Hầu hết, người bảo thủ thường từ chối lắng nghe người khác nói và cực kỳ bướng bỉnh. Điều này khiến cho họ khó có thể chấp nhận cái mới và cứ mãi sống trong lối mòn của suy nghĩ cổ hủ, khó thay đổi, thiếu sự linh động. Thậm chí, ngay cả khi đã biết mình sai rồi thì họ vẫn cố chấp bằng mọi giả để bảo vệ cái tôi cá nhân thay vì vui vẻ chấp nhận ý kiến và thay đổi.

Bảo thủ còn là thái độ không dám thừa nhận những sai lầm đã gây ra, không dám phủ định cái cũ để có thể xây dựng một cái mới được hoàn chỉnh hơn, tốt đẹp hơn cũng như phát triển hơn. Cá nhân bảo thủ thì đầu óc sẽ luôn tối tăm và lạc hậu. Người bảo thủ cũng sẽ rất khó để phát triển bản thân khi xã hội đang dần thay đổi và phát triển theo từng ngày.

Bảo thủ tiếng Anh là gì?

Bảo thủ trong tiếng Anh được biết đến là “conservative” với cách phát âm theo cả Anh – Mỹ và Anh – Anh là /kənˈsɜː.və.tɪv/. Dựa theo từ điển Cambridge thì “conservative” hay bảo thủ là tính từ được dùng để miêu tả những người thường không thích sự thay đổi đột ngột, họ theo đuổi chủ nghĩa “một ý kiến” tức là không nghe ý kiến của ai và sẽ có xu hướng bảo vệ ý kiến đó tới cùng, không muốn thay đổi.

  • Ví dụ 1: Older people are often more conservative and cynical of modern things. (Dịch Việt: Những người lớn tuổi thường có tính bảo thủ và hoài nghi về những điều hiện đại.)
  • Ví dụ 2: He’s very conservative in her eating habits. (Dịch Việt: Anh ấy cực kỳ bảo thủ trong thói quen ăn uống của mình.)
  • Ví dụ 3: The Conservatives gained ninety percent of the vote. (Dịch Việt: Đảng Bảo thủ đã giành được đến chín mươi phần trăm phiếu bầu.)

Biểu hiện của người bảo thủ như thế nào?

Nếu một người nào đó ở gần bạn có những biểu hiện như sau thì chắc hẳn họ là một người bảo thủ. Cụ thể như sau:

  • Khi nói chuyện họ chỉ biết ôm khư khư những thứ mà mình đang có, họ luôn cho suy nghĩ của bản thân là đúng và tuyệt nhiên không muốn nghe ý kiến từ phía người khác.
  • Lúc nào cũng chỉ luôn chăm chăm vào ý kiến của mình mà hoàn toàn phớt lờ ý kiến đóng góp của người khác và bỏ qua những thực tiễn khách quan miễn là mình đúng.
  • Không bao giờ chịu đổi mới bản thân mà chỉ làm theo những lối sống cũ kỹ, những kinh nghiệm cũ đã lỗi thời được truyền đạt từ ông cha.
Luôn cho mình là đúng, không nghe ý kiến của ai
Luôn cho mình là đúng, không nghe ý kiến của ai
  • Lặp đi lặp lại những thứ mang tính giáo điều (những luận điểm được công nhận mà không cần chứng minh, coi là chân lý bất di bất dịch). Người bảo thủ chỉ biết nghe lời răm rắp và hô vang những câu khẩu hiệu tuyên truyền xáo rỗng và cũ rích so với thời đại.
  • Chỉ làm việc theo một hướng nhất định, một “dàn bài” cũ kỹ, không có sự sáng tạo cũng không chủ động đổi mới theo xu hướng.
  • Lười cống hiến và không chịu hy sinh một chút lợi ích từ bản thân mình cho cả tập thể hay cộng đồng xung quanh.
  • Sống vô cùng ích kỷ, chỉ biết nghĩ cho bản thân mà không hề san sẽ hay nghĩ cho người người khác. Người khác có ra sao không quan trọng, mình sống tốt là được rồi.
  • Luôn thích chơi bời trác táng thay vì chăm chỉ làm lụng, tiết kiệm hay đầu tư vào để đổi mới bản thân.
  • Luôn sống trong một vỏ ốc của riêng mình, không tiếp xúc với ai. Điều này giúp họ cảm thấy an toàn trước mọi sự thay đổi hàng ngày của xã hội hiện đại.
  • Bảo thủ còn được thể hiện thông qua việc ai đó không biết đổi mới bản thân mình cũng như không biết đổi mới tư duy trong cuộc sống lẫn công việc.
  • Người bảo thủ cũng không muốn kết giao bạn bè mới hay dành tiền cho việc giải tỏa bản thân, đi chơi du lịch hoặc học hỏi thêm những kiến thức từ vùng đất hay quốc gia mới. Họ cho rằng đó là sự lãng phí, không cần thiết.
  • Người bảo thủ thường đề cao kinh nghiệm của những người đi trước, đây không phải điều xấu nhưng thay vì tham khảo họ lại lấy nó ra làm khuôn đo theo đuổi trong cuộc sống của mình.

Nguyên nhân dẫn đến tính bảo thủ là gì?

Có rất nhiều yếu tố dẫn đến tính bảo thủ ở mỗi người chúng ta. Nó có thể được hình thành trong quá trình sống, bắt chước hay do phụ thuộc hoặc cũng có thể bị ảnh hưởng bởi sự giáo dục khi còn nhỏ…. Cụ thể như sau:

Do con người ta luôn “bám” vào một cơ sở khoa học không chắc chắn nhưng lại ngại thay đổi tư duy cũ hay hành động để có thể phù hợp với tình hình mới của thời đại.

Thái độ bảo thủ còn có thể được bắt nguồn từ những ám ảnh từ thời thơ ấu do bị phê bình, phản bác hay là bị chỉ trích quá nhiều theo chiều hướng tiêu cực. Jannine Estes – người sáng lập nhóm trị liệu tâm lý Estes Therapy đến từ San Diego đã chia sẻ về nguyên nhân này: “Khi còn nhỏ, những đứa trẻ thường không biết làm cách nào để có thể đối diện với những khó khăn và chúng thường tìm lý do để bảo vệ cho chính bản thân mình. Và điều này rất dễ trở thành một thói quen xấu khi lớn lên”.

Lý do dẫn đến tính bảo thủ là gì?
Lý do dẫn đến tính bảo thủ là gì?

Do ảnh hưởng từ những người xung quanh, khi thấy người lớn luôn đổ lỗi cho hoàn cảnh khi gặp khó khăn thay vì nhìn nhận lại bản thân.

Có thể khi còn nhỏ, họ đã bị trách móc, chỉ trích quá nhiều bởi bố mẹ, người lớn hoặc thường hay bị so sánh với “con nhà người ta” nên sinh ra tâm lý bướng bỉnh không muốn nghe người khác nói.

Xem thêm: Gia trưởng là gì? 3 dấu hiệu nhận biết chính xác đàn ông gia trưởng

Hậu quả do tính bảo thủ mang lại là gì?

Dần dần tụt hậu và không thể phát triển xa hơn

Tác hại của tư tưởng bảo thủ sẽ càng lớn hơn khi nó được áp đặt vào người khác hay áp đặt vào tập thể. Do đó sẽ rất nguy hiểm nếu người mang tư tưởng bảo thủ được giữ những chức vụ cao, nhất là những người có tiếng nói giữ vai trò chủ trì, chủ chốt ở các cơ quan, đơn vị và địa phương.

Ví dụ, nếu sự bảo thủ quá lớn và có tầm ảnh hưởng mạnh thì dần dần đơn vị đó sẽ bị tụt hậu, không thể theo kịp sự phát triển của thời đại hiện nay. Các sản phẩm làm ra cũng lỗi thời khiến công ty không thể ký được những hợp đồng mới, khách hàng cũng mất dần đi trong khi các đối thủ cạnh tranh lại vượt lên mạnh mẽ. Và chẳng bao lâu công ty đó sẽ bị phá sản.

Do đó, nếu không thể tỉnh táo kiểm điểm lại bản thân mình và bỏ đi những cái đã lỗi thời, sai hỏng thì nhất định sẽ bị xã hội bỏ rơi, tụt hậu và bị vượt mặt nhanh chóng. Nếu không có nhận sai sót, không tự phê bình lẫn nhau, không chỉ trích thì sẽ không bao giờ bắt kịp được thời đại và phát triển trong tương lai.

Gia tăng thêm kẻ thù và dễ xảy ra tranh cãi

Tất nhiên là chẳng ai muốn trao đổi hay tranh cãi với người chỉ luôn khăng khăng cho mình là đúng . Cuộc sống là phải cùng nhau tiếp thu, thay đổi và tiến bộ. Chính vì thế việc cứ khư khư nghĩ là mình đúng sẽ chỉ làm hại đến quyền lợi của bản thân đồng thời cản trở việc giúp đỡ từ người khác mà thôi.

Những người từng đưa cho bạn lời khuyên sẽ chẳng đưa tay giúp bạn thêm một lần nữa đâu khi bạn luôn bác bỏ ý kiến của họ. Chính vì thế, nếu gặp phải khó khăn người bảo thủ luôn phải chống chọi một mình và chết dần chết mòn trong sự cổ hủ của bản thân.

Bảo thủ trong tình yêu là gì?

Bảo thủ trong tình yêu là sự cố chấp giữ vững nhưng suy nghĩ đã cũ về tình cảm. Họ thường thể hiện tình cảm một cách máy móc, luôn muốn điều khiển đối phương theo ý của mình. Nếu đối phương phản khác, họ sẽ tức giận ngược lại và thậm chí còn có xu hướng bạo lực. Nói tóm lại, bảo thủ trong tình yêu thường sẽ dẫn đến đổ vỡ, không sớm thì muộn.

Tướng người bảo thủ trông như thế nào?

Một người bảo thủ sẽ khiến cho cuộc sống gặp rất nhiều khó khăn. Và đây sẽ là những nét tướng điển hình để bạn biết được tính cách của một người để dễ bề ứng phó.

Dáng người khi đi hơi ngả về phía trước

Người nào có dáng hơi ngả về phía trước, hai chân bước vội vàng, đứng không yên là người lúc nào cũng sốt sắng, nóng ruột. Điều này cũng đồng nghĩa với việc họ có chút nóng nảy, bướng bỉnh và rất khó bảo. Người này ương bướng nên đối với họ, lời ăn tiếng nói của chúng ta phải hết sức cẩn thận, tuyệt đối không được lơ là.

Dáng đi số 2 là dáng đi của người bảo thủ
Dáng đi số 2 là dáng đi của người bảo thủ

Trán xuất hiện nhiều nếp nhăn lộn xộn

Theo các nhà nhân tướng học, trên trán của một người có nhiều nếp nhăn lộn xộn sẽ chứng tỏ người này rất hay cau có, thường không bằng lòng với những điều mà người khác nói, vậy nên tâm trạng lúc nào cũng khó chịu cáu gắt. Nhăn trán cũng là biểu hiện của việc thường xuyên có phản ứng bất đồng. Có thể lý giải vì sao các nếp nhăn lộn xộn hình thành trên trán cũng là đánh giá tính cách của người đó vô cùng ương bướng và cực kỳ khó bảo.

Hai mắt to, nhỏ không đều

Người mắt to, mắt nhỏ đa phần là những người khó tính, họ thường tự làm những việc theo ý của mình. Bất cứ sự góp ý nào từ những người khác cũng khiến cho họ cảm thấy bực bội và phản ứng lại. Họ không dễ dàng tiếp thu những lời khuyên bảo từ người khác. Do đó, bạn phải thật sự nhẹ nhàng và tình cảm thì mới có thể khiến cho người ấy cảm động được.

Gò má quá cao

Thông thường những người có tướng gò má cao thường là những người cá tính, mạnh mẽ, quyết đoán. Một khi đã định làm việc gì thì họ chắc chắn sẽ làm đến nơi đến chốn. Tuy nhiên, người có tướng gò má cao cũng thường đi kèm với tính ương bướng, bảo thủ, không thích nghe lời người khác khuyên bảo.

Mũi nhỏ

Theo thuật xem tướng thì người mũi nhỏ thường là người có tính hẹp hòi, không phải hẹp hòi trong chuyện vật chất mà là hẹp hòi ở cách suy nghĩ. Họ luôn tự cho mình là người giỏi nhất, có tài nhất và không thích người khác nói nhiều hay đưa ra nhận xét về họ. Tình cảm của họ cũng được quyết định tương đối bảo thủ, khi đã thích ai thì sẽ thích mãi không thôi, còn nếu đã không ưng ai thì đừng hòng ép buộc họ. Do vậy, đối với những người này thì phải hết sức nhẹ nhàng, tình cảm.

Tư tưởng bảo thủ là gì?

Tư tưởng bảo thủ hay chủ nghĩa bảo thủ truyền thống là một triết lý mang tính chính trị nhấn mạnh sự cần thiết của những nguyên tắc của luật tự nhiên và các trật tự đạo đức siêu việt, truyền thống, thứ bậc và sự thống nhất hữu cơ, chủ nghĩa nông nghiệp, chủ nghĩa cổ điển và nền văn hóa cao cũng như các lĩnh vực trung thành giao thoa nhau. Hiện nay có 10 hình thức của chủ nghĩa bảo thủ, đó là:

  • Chủ nghĩa bảo thủ tự do.
  • Chủ nghĩa tự do bảo thủ.
  • Chủ nghĩa bảo thủ tự do cá nhân.
  • Chủ nghĩa bảo thủ tài chính.
  • Chủ nghĩa bảo thủ quốc gia và chủ nghĩa bảo thủ truyền thống.
  • Chủ nghĩa bảo thủ văn hóa và chủ nghĩa bảo thủ xã hội.
  • Bảo vệ bất bình đẳng.
  • Chủ nghĩa bảo thủ tôn giáo.
  • Chủ nghĩa bảo thủ gia trưởng.
  • Chủ nghĩa bảo thủ độc đoán.
Tư duy bảo thủ hiện nay đã quá lỗi thời
Tư duy bảo thủ hiện nay đã quá lỗi thời

Chồng bảo thủ phải làm sao để khắc phục?

Người chồng có tính gia trưởng thường rất thích chỉ đạo, thích vợ phải phục tùng mệnh lệnh của mình, thích thể hiện quyền lực đối với vợ, ghét tranh cãi. Nên khi người vợ gân cổ lên cãi thì chỉ làm cho mọi chuyện trở nên tệ hại hơn mà thôi. Do đó, cách tốt nhất để có thể thay đổi tính cách của họ chính là lờ đi coi như không biết gì hết.

Nếu là ông chồng thực sự nhạy cảm, lâu lâu sẽ nhận ra những sự thay đổi của vợ. Và khi chồng hỏi đến, bạn hãy nhẹ nhàng trao đổi 1 cách thẳng thắn về những suy nghĩ ở trong lòng mình. Cách trao đổi này sẽ dễ dàng thuyết phục chồng hơn thay vì càu nhàu, cãi vã với chồng chỉ khiến cả 2 thêm bực tức.

Tuy nhiên, bạn cùng đừng nghĩ rằng mọi việc trong gia đình chỉ là chuyện riêng của hai vợ chồng. Bởi vì tính bảo thủ của chồng có thể gây nên bạo lực nếu người vợ tiếp tục giấu giếm. Tốt nhất, người vợ nên chia sẻ chuyện này với người thân, họ hàng, bạn bè của cả 2 vợ chồng hay cả với đồng nghiệp để họ có thể biết được tính cách thật sự của người chồng. Và từ đó sẽ có thêm tác động tích cực để người chồng sớm nhận ra sai lầm của mình và dần dần sửa đổi tính xấu này.

Bên cạnh đó, người vợ cũng cần tự lập cả về tài chính lẫn tình cảm vì nếu sống quá phụ thuộc vào người chồng cũng đồng nghĩa là bạn đang đánh mất chính bản thân mình cũng như làm tăng quyền lực của chồng lên.

Xem thêm: Trách nhiệm là gì? Biểu hiện của người sống có tinh thần trách nhiệm

Hướng dẫn cách chữa bảo thủ hiệu quả

Bỏ qua các định kiến cũ

Có thể những suy nghĩ của bạn là chính xác và có tính đổi mới. Bạn cho rằng ý kiến của người khác là sai, là bảo thủ không hợp với ý tưởng của bạn. Thì để bản thân không trở thành người bảo thủ, bạn cũng cần lắng nghe người khác nói một cách chân thành nhất. Bỏ qua những suy nghĩ và định kiến cá nhân để cùng trao đổi về vấn đề mà người khác đang nói đến.

Khi muốn đối phương tháo gỡ tấm khiên trong lòng mình thì có lẽ chính chúng ta cũng cần phải tháo bỏ những định kiến ngăn cách giữa cả 2. Chính điều này sẽ giúp bạn cải thiện được việc lúc nào cũng cho là mình đúng cũng như tiếp thu được thêm nhiều kiến thức hay chí ít là kinh nghiệm quý báu từ người khác.

Xoá bỏ đi những định kiến cũ
Xoá bỏ đi những định kiến cũ

Tránh sử dụng những từ ngữ tạo cảm giác đổ lỗi

Việc đổ lỗi hay dùng từ ngữ làm tổn thương người khác sẽ tạo thành thói quen coi mình là cái rốn của vũ trụ, buộc người khác phải để ý tới mình, buộc người khác phải nghe theo lời mình. Chính điều này đã vô tình khiến cho người khác rơi vào thế “tiến thoái lưỡng nan” và buộc phải quay ra để chống đối bạn. Hạn chế nó sẽ giúp bạn thu hẹp khoảng cách với tất mọi người xung quanh và bớt được sự bảo thủ trong tính cách.

Thay đổi phương pháp nói chuyện

Để hạn chế đến mức tối đa tính bảo thủ của người khác thì nhà tâm lý học Lisa Kift đã cho rằng: “Hãy nói với người kia về việc họ có ý nghĩa quan trọng như thế nào đối với bạn. Điều đó sẽ khiến họ cảm thấy dù có bị bạn phê bình, trách móc đi nữa thì họ vẫn sẽ được quan tâm và chấp nhận điều này theo cách nào đó.”

Tránh chỉ trích quá nặng nề và làm lớn vấn đề từ câu chuyện của người khác. Thay vì chê hay phản bác 1 cách phiến diện, hãy tôn trọng và lắng nghe lời người khác nói. Ghi nhận sự nỗ lực từ người khác thì chắc chắn họ sẽ không phản ứng lại bằng cách tỏ ra bảo thủ đến cùng.

Rất nhiều người họ vốn dĩ không hề muốn trở thành 1 người bảo thủ, thậm chí họ biết họ sai và biết nhìn nhận lại vấn đề. Nhưng vì bị nhiều người khác dồn nén cùng 1 lúc, đem ra chỉ trích quá thẳng thắn đến mức thậm tệ, không được ghi nhận sự cố gắng sẽ dần trở nên bảo thủ và chống đối với ý kiến của người khác khi bị nhắc đến.

Tập trung vào cảm xúc của bản thân

Hãy tập trung vào cảm giác cũng như ý kiến về bản thân mình trước khi vạch trần hay trưng cầu ý kiến của người khác. Điều này có thể làm giảm đến mức thấp nhất cảm giác phòng thủ từ phía đối phương khiến cho họ khó tỏ ra bảo thủ với suy nghĩ của chính mình. Chí ít họ còn biết cụ thể rằng điều gì mà họ làm khiến cho bạn không vui, thay vì cứ phải tự suy diễn và kết luận là bạn đang không thích họ.

Quan tâm đến cảm xúc của những người khác

Hãy thật lòng quan tâm tới phản ứng của người khác bởi thông thường những người bảo thủ sẽ luôn cảm thấy bản thân bị bỏ lại, bị tổn thương, tự ti và chính lúc này họ rất cần sự công nhận cũng như ghi nhận từ người khác. Họ cần được quan tâm và vì thế hãy nói và quan tâm hơn đến người khác nhiều hơn để tránh gây tranh cãi nhé!

Giữ mình luôn bình tĩnh trong mọi trường hợp

Sự nóng giận chỉ khiến bạn tự chuốc thêm sự ức chế vào người mà thôi. Đôi khi, vấn đề nằm ở chính bản thân người ấy chứ không phải do cách tiếp cận của bạn. Hãy làm những gì tốt nhất có thể, nhưng cũng đừng quên đặt ra những giới hạn để tránh tự làm tổn thương chính mình nhé!

Mất bình tĩnh không giúp bạn giải quyết được vấn đề
Mất bình tĩnh không giúp bạn giải quyết được vấn đề

Đọc sách để tiếp thu thêm kiến thức

Cách duy nhất để thay đổi tính cách và suy nghĩ của bản thân chính là việc tự chiêm nghiệm và rút ra bài học cho bản thân mình. Sẽ rất khó nếu chỉ từ việc giáo dục và hướng dẫn của người khác bởi vô tình chung nó sẽ khiến cho bạn cảm thấy bị tổn thương và bị chạm đến lòng tự trọng của bản thân.

Chính vì vậy, việc chọn đọc sách mỗi ngày sẽ phần nào giúp bạn thay đổi được tư duy cũng như suy nghĩ một cách tiến bộ, khoa học hơn. Và dĩ nhiên sẽ có nhiều nguồn thông tin, tri thức mới mẻ hơn cũng như hiện đại hơn, giúp bạn mở mang kiến thức và sống dễ dàng hơn.

Xem thêm: Bản lĩnh là gì? Rèn luyện bản lĩnh đàn ông thế nào?

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi vừa cung cấp trên đây đã giúp bạn hiểu thế nào là tính bảo thủ và cách để nhận ra một người có tính bảo thủ. Từ đó, tìm được cách đối phó với những người này 1 cách phù hợp nhất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *