Bản chất là gì? Hiện tượng là gì? Quan hệ giữa bản chất và hiện tượng

Theo quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin thì bản chất và hiện tượng có quan hệ mật thiết với nhau nhưng cũng tồn tại những mâu thuẫn bên trong. Vậy thì bản chất là gì, hiện tượng là gì? Để hiểu rõ được vấn đề này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu kỹ hơn thông qua bài viết dưới đây.

Bản chất là gì? 

Bản chất là phạm trù được dùng để chỉ sự tổng hợp tất cả các mặt căn bản, những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định bên trong một sự vật, quy định sự vận động và phát triển của sự vật và hiện tượng đó.

Bản chất là một phạm trù tương đối trừu tượng
Bản chất là một phạm trù tương đối trừu tượng

Ví dụ: Các loài sinh vật hay con người dù có phong phú đa dạng như thế nào cũng đều do bản thân gen di truyền của loài và dựa theo quy luật sinh học (bản chất sinh học) quyết định. Như vậy di truyền của loài và quy luật sinh học cũng chính là bản chất của con người và sinh vật. Nó tồn tại ổn định bên trong mỗi con người, sinh vật và tạo nên sự vận động, phát triển.

Hiện tượng là gì?

Hiện tượng là những sự kiện xảy ra mà con người có thể quan sát, nhận biết được. Thuật ngữ này thường nói đến một sự kiện hay sự việc gì đó bất thường và đặc biệt đối với những người quan sát hoặc có thể là một sự kiện hay sự việc bình thường mà lĩnh vực khoa học thường sử dụng.

Những quan điểm liên quan đến bản chất và hiện tượng là gì?

Để giải đáp cho thắc mắc hiện tượng là gì của bản chất, chúng ta cần làm rõ những quan điểm liên quan đến hai vấn đề trên. Đó là:

  • Phạm trù bản chất sẽ gắn liền với phạm trù cái chung nhưng lại không đồng nhất với cái chung. Có cái chung là bản chất nhưng cũng có những cái chung không phải là bản chất. Phạm trù bản chất và phạm trù quy luật cùng loại và cùng một bậc.
Bản chất và hiện tượng là hai yếu tố tồn tại khách quan với nhau
Bản chất và hiện tượng là hai yếu tố tồn tại khách quan với nhau
  • Chủ nghĩa duy vật biện chứng triết học Mác – Lênin cho rằng: “Cả bản chất và hiện tượng đều tồn tại khách quan và là cái vốn có của sự vật không do ai sáng tạo ra. Bởi vậy, sự vật nào cũng được tạo nên từ một số yếu tố nhất định. Những yếu tố này có sự liên kết với nhau bằng những mối liên hệ khách quan, đan xen và khá chằng chịt. Trong đó chỉ có những mối liên hệ tất nhiên là tương đối ổn định. Những mối liên hệ tất nhiên đó đã tạo thành bản chất của sự vật. Vậy bản chất chính là cái tồn tại khách quan gắn liền với sự vật còn hiện tượng là những biểu hiện ra bên ngoài của bản chất và cũng là cái khách quan không do cảm giác chủ quan của con người quyết định.
  • Giữa bản chất và hiện tượng đều tồn tại yếu tố khách quan. Cũng theo chủ nghĩa Mác – Lênin thì quan điểm duy tâm không thừa nhận hoặc chưa hiểu đúng sự tồn tại khách quan của bản chất và hiện tượng. Họ cho rằng, trong bản chất không tồn tại thật sự, bản chất chỉ là tên gọi trống rỗng do con người bịa đặt ra mà thôi, còn hiện tượng dù có tồn tại nhưng đó cũng chỉ là tổng hợp những cảm giác của con người, chỉ tồn tại trong thế giới chủ quan con người.
Theo chủ nghĩa Mác-Lê, bản chất không có thật còn hiện tượng có tồn tại
Theo chủ nghĩa Mác-Lê, bản chất không có thật còn hiện tượng có tồn tại

Mối quan hệ giữa bản chất và hiện tượng là gì?

Thứ nhất: Có sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng

  • Không những tồn tại sự khách quan mà bản chất và hiện tượng còn có mối liên hệ hữu cơ, liên kết hết sức chặt chẽ với nhau. Sự thống nhất này đã được thể hiện ở những điểm sau:
  • Bản chất bao giờ cũng bộc lộ thông qua hiện tượng, bất cứ bản chất nào cũng được bộc lộ thông qua những hiện tượng tướng ứng.
  • Hiện tượng bao giờ cũng là biểu hiện của bản chất, bất cứ hiện tượng nào cũng là sự bộc lộ của bản chất ở một mức độ nào đó nhiều hoặc ít.
  • Nếu bản chất khác nhau thì chúng sẽ bộc lộ ra những hiện tượng khác nhau. Bản chất thay đổi thì hiện tượng tương ứng cũng sẽ thay đổi theo, khi bản chất mất đi thì hiện tượng biểu hiện cũng mất đi.
  • Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng, giữa những quy định và sự vận động, phát triển của sự vật có rất nhiều biểu hiện.

Thứ hai: Bản chất và hiện tượng tồn tại những yếu tố khách quan trong cuộc sống

Cả bản chất và hiện tượng đều là hai yếu tố có thực, tồn tại khách quan bất kể con người có nhận thức được chúng hay không. Nguyên nhân là bởi:

Hiện tượng là biểu hiện của bản chất ra bên ngoài để chúng ta nhìn thấy
Hiện tượng là biểu hiện của bản chất ra bên ngoài để chúng ta nhìn thấy
  • Bất cứ sự vật nào cũng được tạo nên từ những yếu tố nhất định. Các yếu tố này tham gia vào những mối liên hệ qua lại, đan xen và chằng chịt với nhau.
  • Sự vật tồn tại một cách khách quan mà những mối liên hệ tất nhiên, tương đối ổn định lại nằm bên trong sự vật. Do đó, đương nhiên là chúng cũng sẽ tồn tại khách quan.
  • Hiện tượng chỉ là biểu hiện của bản chất ra bên ngoài để chúng ta có thể nhìn thấy nên hiện tượng cũng tồn tại khách quan.

Thứ ba: Có sự thống nhất với nhau nhưng bản chất và hiện tượng cũng có sự mâu thuẫn

  • Sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng chính là sự thống nhất biện chứng. Mặc dù bản chất và hiện tượng thống nhất với nhau, về căn bản là phù hợp với nhau nhưng chúng cũng không bao giờ phù hợp với nhau hoàn toàn.
  • Sự không hoàn toàn trùng khớp này khiến cho sự thống nhất giữa bản chất và hiện tượng là một sự thống nhất tồn tại tính mâu thuẫn. Sự mâu thuẫn của tính thống nhất giữa bản chất và hiện tượng được thể hiện ở điểm: Bản chất phản ánh những cái chung tất yếu, cái chung quyết định sự tồn tại và phát triển của sự vật còn hiện tượng lại phản ánh những cái cá biệt.
Phạm trù bản chất và hiện tượng cũng tồn tại những mâu thuẫn
Phạm trù bản chất và hiện tượng cũng tồn tại những mâu thuẫn
  • Bản chất là yếu tố tương đối ổn định, biến đổi chậm rãi còn hiện tượng không ổn định, nó luôn trôi qua và biến đổi nhanh hơn so với bản chất.
  • Những điều kiện tồn tại bên ngoài do sự tác động qua lại của sự vật này với sự vật khác thường xuyên biến đổi. Hiện tượng thường xuyên biến đổi trong khi bản chất vẫn được giữ nguyên.
  • Nội dung hiện tượng được quyết định không chỉ bởi bản chất sự vật mà còn là bởi những điều kiện tồn tại bên ngoài của nó, bởi tác động qua lại của nó với những sự vật xung quanh.
  • Điều này không có nghĩa là bản chất luôn giữ nguyên như cũ từ lúc vừa ra đời cho đến lúc mất đi. Bản chất cũng sẽ biến đổi nhưng là biến đổi rất chậm so với hiện tượng.

Từ chỉ hiện tượng là gì?

Từ chỉ hiện tượng là những từ dùng để nói về các dạng hiện tượng do thiên nhiên hoặc con người tạo ra trong môi trường không gian và thời gian. Loại từ này cũng được chia thành các nhóm nhỏ như sau:

Động đất là một trong những danh tử chỉ hiện tượng thiên nhiên
Động đất là một trong những danh tử chỉ hiện tượng thiên nhiên
  • Hiện tượng tự nhiên: Mưa, gió, sấm sét, bão, lũ lụt, sóng thần, động đất, sạt lở. Những hiện tượng này không có tác động từ ngoại lực, do tự nhiên sinh ra.
  • Hiện tượng xã hội: Chiến tranh, nội chiến, sự nghèo khó, sự giàu sang,… Đây là những hành động, sự việc do chính con người tạo ra.

Có thể bạn quan tâm:

Trăng máu là gì? Khám phá điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên này

Triều cường là gì? Hiện tượng triều cường có chu kỳ như nào?

Hy vọng nội dung trong bài viết mà muahangdambao.com chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc hiểu được bản chất và hiện tượng là gì cũng như mối quan hệ giữa hai yếu tố này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *