Dân tộc là gì? Tính dân tộc là gì? Các đặc trưng cơ bản

Dân tộc là thuật ngữ đã quá quen thuộc với mỗi người chúng ta. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ được khái niệm dân tộc là gì? Tính dân tộc là gì? Đặc trưng cơ bản của dân tộc? Trong bài viết này hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết các vấn đề có liên quan đến “dân tộc” nhé!

Khái niệm dân tộc là gì?

Dân tộc là gì?

Khái niệm dân tộc được hiểu theo rất nhiều nghĩa khác nhau, có thể kể đến như:

  • Dân tộc có thể hiểu là một cộng đồng người có mối liên hệ chặt chẽ và bền vững, cùng nhau sinh sống trên một khu vực địa lý nhất định. Họ có sinh hoạt kinh tế chung, có ngôn ngữ riêng, có những nét văn hóa đặc thù và xuất hiện sau bộ lạc, bộ tộc. Nói cách khác, dân tộc chính là một bộ phận của quốc gia có nhiều dân tộc.
Dân tộc Việt Nam
Dân tộc Việt Nam
  • Dân tộc là cộng đồng người dân ổn định và hợp thành nhân dân một nước. Họ cùng nhau sinh sống trên một lãnh thổ rộng lớn và chịu sự quản lý của bộ máy Nhà nước. Dân tộc có nền kinh tế thống nhất, quốc ngữ chung và gắn bó với nhau bởi lợi ích chính trị, kinh tế, truyền thống, văn hóa… Nói cách khác, dân tộc chính là toàn bộ nhân dân của quốc gia độc lập.
  • Dân tộc chính là cộng đồng chính trị – xã hội, được hình thành bởi sự tập hợp của nhiều tộc người, sở hữu trình độ phát triển kinh tế – xã hội khác nhau, cùng nhau chung sống trên một lãnh thổ nhất định và được sự quản lý thống nhất bởi một Nhà nước.

Như vậy, dân tộc hiểu một cách đơn giản là cộng đồng người ổn định, hình thành trong lịch sử, tạo lập nên một quốc gia cùng nhau sinh sống trên một lãnh thổ nhất định (có ngôn ngữ, truyền thống, văn hoá, đặc điểm tâm lý, ý thức về dân tộc cũng như tên gọi của dân tộc).

Phân biệt “dân tộc” với “tộc người”

Tộc người có thể hiệu là một tập thể người được sinh ra và phát triển trên một lãnh thổ riêng, có đặc tính chung về ngôn ngữ, văn hóa và có ý thức tự giác. Có thể thấy rằng cách hiểu của tộc người khá giống với khái niệm dân tộc. Tuy nhiên, chúng ta có thể hiểu một cách rõ ràng và nhất quán hơn: Dân tộc được hiểu là một hình thái phát triển cao hơn của tộc người và được sử dụng trong thời kỳ phát triển của chủ nghĩa tư bản.

Tộc người - người sinh sống trên cùng một lãnh thổ
Tộc người – người sinh sống trên cùng một lãnh thổ

Trong khái niệm về dân tộc có thể thấy rằng dân tộc bao hàm nhiều hình thức cộng đồng người (tộc người, sắc tộc, bộ tộc, dân tộc). Việt Nam là một quốc gia có vùng lãnh thổ thống nhất, có sự đa dạng về tộc người và đặc biệt mỗi tộc người đều mang một bản sắc đặc trưng, có nền văn hóa riêng biệt.

Dân tộc chính là cộng đồng xã hội được quản lý bởi Nhà nước, có chung chính sách và các thể chế chính trị. Dân tộc được hình thành cũng như phát triển lên một bậc cao hơn dưới sự kết hợp của các bộ tộc, tộc người. Đây là một quá trình mang tính chất lâu dài, biểu trưng cho sự lớn mạnh của một cộng đồng trong suốt những năm tháng lịch sử của dân tộc.

Hiện nay, vẫn còn rất nhiều tranh luận về cách sử dụng của 2 thuật ngữ “dân tộc” và “tộc người”. Tuy nhiên không giống như cách dùng của giới dân tộc học, thông thường thì các văn bản được Nhà nước ban hàng đều sẽ sử dụng danh từ “dân tộc” thay vì “tộc người”.

Đặc trưng cơ bản của dân tộc là gì?

Dân tộc chính là kết quả của quá trình phát triển loài người, từ thuở sơ khai cho đến một cộng đồng thống nhất về lãnh thổ, ngôn ngữ cũng như văn hóa. Dưới đây là những đặc trưng cơ bản của dân tộc:

  • Là một cộng đồng sở hữu ngôn ngữ chung

Ngôn ngữ chính là công cụ giao tiếp được sử dụng trong một cộng đồng. Các dân tộc trong một quốc gia có thể giao tiếp với nhiều ngôn ngữ khác nhau và có những ngôn ngữ được sử dụng chung với nhiều dân tộc. Mỗi dân tộc sẽ có một ngôn ngữ, từ vựng hay cấu trúc ngữ pháp thống nhất để thể hiện đặc trưng của dân tộc đó.

Dân tộc - cộng đồng sở hữu ngôn ngữ chung
Dân tộc – cộng đồng sở hữu ngôn ngữ chung
  • Là một cộng đồng sở hữu lãnh thổ riêng

Lãnh thổ dân tộc được hiểu là địa bàn được thống nhất chủ quyền bao gồm có vùng đất, vùng trời, vùng biển và hải đảo. Một dân tộc sẽ có lãnh thổ riêng và không có sự chia cắt giữa các vùng lãnh thổ với nhau. Phạm vi lãnh thổ phát triển theo lịch sử dân tộc, là tổng hợp của các vùng lãnh thổ của các dân tộc trong cùng một quốc gia.

  • Là một cộng đồng sở hữu nền kinh tế ổn định

Sự liên kết giữa dân tộc với nền kinh tế thời đại mới đang ngày càng gắn bó chặt chẽ và ổn định. Mức độ phát triển cũng như hội nhập hiện nay khiến cho cộng đồng dân tộc tham gia sôi nổi hơn, mạnh mẽ hơn cùng với phạm vi rộng rãi hơn. Sự chung tay hợp nhất giữa các dân tộc đã góp phần làm cho nền kinh tế càng trở nên bền vững và lớn mạnh hơn.

Dân tộc - cộng đồng sở hữu kinh tế ổn định
Dân tộc – cộng đồng sở hữu kinh tế ổn định
  • Là cộng đồng thống nhất về văn hóa và tín ngưỡng

Văn hóa hiểu đơn giản là bản sắc riêng biệt của mỗi dân tộc, là yếu tố quan trọng để phân biệt được sự khác nhau giữa dân tộc này đối với dân tộc khác. Văn hóa dân tộc mang đầy tính đa dạng theo dòng lịch sử và nó được thể hiện thông qua các phong tục tập quán, tín ngưỡng, thói quen hay cách sống…

Có thể bạn quan tâm:

Bản sắc văn hóa dân tộc là gì? Tại sao chúng ta phải gìn giữ?

Cộng đồng Việt Nam có bao nhiêu dân tộc? Kể tên chi tiết

Một số khái niệm có liên quan đến “dân tộc”

Tính dân tộc là gì?

Tính dân tộc được coi là một phẩm chất, bản chất xã hội của văn học. Mỗi dân tộc sẽ có cách sống, cách cảm thụ thế giới cũng như có hệ giá trị riêng do truyền thống văn hoá, phong tục tập quán, tâm lý hay ngôn ngữ tạo thành. Tính dân tộc có thể được hiểu là các đặc điểm nổi bật của một cộng đồng người có chung lãnh thổ, ngôn ngữ, phương thức hay chế độ chính trị trải qua một thời kỳ lịch sử lâu dài.

Độc lập dân tộc là gì?

Độc lập dân tộc chính là quyền bất khả xâm phạm của một dân tộc bởi chính những người dân đang sinh sống tại đó, có nghĩa có chủ quyền tối cao. Độc lập dân tộc còn được hiểu là “sự không phụ thuộc” từ cá nhân, tập thể, xã hội, quốc gia hay là dân tộc này vào dân tộc khác.

Độc lập dân tộc
Độc lập dân tộc

Sức mạnh dân tộc là gì?

Sức mạnh dân tộc Việt Nam chính là sự tổng hợp của các yếu tố vật chất và tinh thần, của truyền thống và hiện đại. Nó là sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc, chính nghĩa dân tộc và sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng dưới ánh sáng của chủ nghĩa Mác – Lênin cùng với tư tưởng Hồ Chí Minh.

Yếu tố quyết định để phát huy được sức mạnh dân tộc chính là giữ vững tinh thần độc lập, tự chủ, tự lực và tự cường. Sức mạnh dân tộc Việt Nam đã được phát huy ở mức cao trong thời đại Hồ Chí Minh đã đưa đất nước chúng ta vượt qua những khó khăn, thử thách và hiểm nghèo.

Bản sắc văn hóa dân tộc là gì?

Bản sắc văn hóa dân tộc có thể hiểu là tổng hòa của những giá trị văn hóa bền vững, phản ánh diện mạo, sắc thái, cốt cách, tâm hồn hay tâm lý… của một dân tộc. Nó được thường xuyên hun đúc, bổ sung cũng như là lan tỏa trong lịch sử dân tộc và trở thành tài sản tinh thần đặc sắc, là sức mạnh gắn kết cộng đồng cũng như để phân biệt sự khác nhau giữa dân tộc này đối với dân tộc khác trong cộng đồng nhân loại.

Bản sắc văn hóa dân tộc
Bản sắc văn hóa dân tộc

Chủ nghĩa dân tộc là gì?

Chủ nghĩa dân tộc nói đến một hệ tư tưởng, một tình cảm, một hình thức văn hóa, hoặc là một phong trào tập trung vào quốc gia hay dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc đã trở thành một trong những động lực chính trị cũng như xã hội quan trọng nhất trong lịch sử.

Lịch sử dân tộc là gì?

Lịch sử dân tộc chính là lịch sử của một cộng đồng quốc gia hay dân tộc, những người đang sinh sống trên một lãnh thổ nhất định và chịu sự quản lý của một Nhà nước thống nhất.

Trên đây là những thông tin liên quan đến dân tộc là gì. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn tích lũy được thêm những kiến thức hay và bổ ích về. Nếu như bạn có bất kỳ thắc mắc nào khác thì hãy để lại bình luận ngay bên dưới nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *