Cà rốt có tác dụng gì? Tất tần tật về cà rốt mà bạn cần biết

Cà rốt là một trong những loại củ quả được sử dụng thường xuyên trong cuộc sống hàng ngày. Vậy cà rốt có tác dụng gì? Hãy cùng với muahangdambao.com tìm hiểu những điều thú vị xung quanh loại củ này trong bài viết ngay dưới đây các bạn nhé!

Tìm hiểu đôi nét về củ cà rốt

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu tác dụng của cà rốt, bạn cần nắm vững những thông tin cơ bản như sau:

Cà rốt là loại thực phẩm vô cùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày
Cà rốt là loại thực phẩm vô cùng phổ biến trong cuộc sống hàng ngày
  • Kích thước: Cây cà rốt có chiều cao từ 40 đến 50 cm. Trong đó phần củ sẽ dài khoảng 10cm, phần lá dài khoảng 30cm.
  • Xuất xứ: Cây cà rốt thuộc họ Umbelliferae và có nguồn gốc từ đất nước Afghanistan.
  • Đặc điểm nhận dạng: Cà rốt là cây thân cỏ, có phần rễ trụ phình to lên thành củ, chứa nhiều chất dự trữ. Lá kép lông chim 2 đến 3 lần, cuống dài; gốc cuống phát triển thành bẹ. Cụm hoa dạng tán kép, mọc ở đầu cành. Quả gồm hai quả bế, có cạnh khá sắc.
  • Màu sắc: Vỏ củ cà rốt có rất nhiều màu sắc tùy vào giống của nó như màu vàng cam, đỏ, vàng, trắng hoặc tía. 
  • Phân loại: Hiện nay ở Việt Nam có 2 loại cà rốt phổ biến đó là cà rốt đỏ và cà rốt cam.
  • Đặc tính: Cà rốt là loại cây sống được khoảng hai năm. Có thể thu hoạch cà rốt sau khoảng 100 đến 130 ngày, lúc cà rốt dài 18 tới 22cm, đường kính đạt 3 đến 4cm. Cà rốt thường được gieo trồng từ tháng 8 đến đầu tháng 2 của năm sau; thu hoạch từ tháng 11 tới tháng 5 năm sau.

Vậy ăn cà rốt có tác dụng gì đối với chúng ta?

Giúp đôi mắt luôn sáng khỏe

Mắt sáng và khỏe hơn nhờ vào cà rốt
Mắt sáng và khỏe hơn nhờ vào cà rốt

Sự thiếu hụt vitamin A là một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh quáng gà. Cà rốt rất giàu alpha carotene và beta carotene nên đây là những tiền chất mà cơ thể sẽ có thể chuyển hóa thành vitamin A, đặc biệt với cà rốt màu cam.

Ngoài ra, trong cà rốt còn chứa 1 lượng lớn Lutein, đây là một trong những chất chống oxy hóa phổ biến, có vai trò hết sức quan trọng đối với sức khỏe của mắt. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng Lutein có khả năng làm giảm nguy cơ mắc căn bệnh thoái hóa điểm vàng.

Giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư

Các hoạt chất như Polyacetylenes, Anthocyanins và Carotenoid có trong cà rốt là các chất chống oxy hóa đặc biệt có khả năng chống lại các gốc tự do có hại bên trong cơ thể, từ đó làm giảm nguy cơ mắc ung thư.

Bảo vệ hiệu quả hơn cho sức khỏe tim mạch

Cà rốt không chỉ cung cấp chất xơ mà còn cung cấp chất chống oxy hóa như Carotenoid, vitamin C và Polyacetylenes có tác dụng làm giảm lượng cholesterol trong máu.

Hàm lượng kali dồi dào có trong cà rốt cũng giúp cơ thể kiểm soát tốt các chỉ số huyết áp bằng cách loại bỏ natri dư thừa. Mức natri trong cơ thể cao chính là một trong các nguyên nhân làm tăng huyết áp.

Hệ thống tim mạch ổn định khi ăn cà rốt thường xuyên
Hệ thống tim mạch ổn định khi ăn cà rốt thường xuyên

Tăng cường lớp màng bảo vệ hệ thống miễn dịch

Vitamin A và vitamin C có rất nhiều trong cà rốt, giúp cơ thể tạo ra các kháng thể đồng thời điều chỉnh chức năng hệ thống miễn dịch và ngăn ngừa tình trạng nhiễm trùng. Ngoài ra, vitamin C còn đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp cơ thể tăng sinh collagen, rất cần thiết cho quá trình chữa lành các vết thương.

Giảm thiểu chứng táo bón

Các chất xơ có trong củ cà rốt giúp làm giảm nguy cơ bị táo bón, do chất xơ có khả năng làm tăng kích thước của phân và làm mềm phân hơn. Đồng thời, chất xơ cũng kích thích nhu động ruột, đẩy phân ra ngoài dễ dàng hơn.

Bên cạnh đó, một nghiên cứu khoa học cũng cho thấy rằng những người có bổ sung thêm lượng chất xơ có trong cà rốt vào khẩu phần ăn sẽ giúp giảm thiểu nguy cơ mắc ung thư đại tràng hơn những người tiêu thụ ít chất xơ.

Hỗ trợ tối đa việc kiểm soát căn bệnh tiểu đường

Cà rốt là loại thực phẩm có chứa lượng calo khá thấp, nhiều chất xơ, vitamin nên khi chúng ta ăn vào sẽ tạo được cảm giác no lâu. Đặc biệt đối với những người mắc bệnh tiểu đường type 2, thường bị thiếu hụt vitamin B6 và thiamin, hơn nữa, việc thiếu hụt vitamin B6 còn có khả năng làm tăng nguy cơ nặng hơn với các triệu chứng của bệnh tiểu đường type 2.

Cà rốt rất tốt cho các bệnh nhân bị tiểu đường
Cà rốt rất tốt cho các bệnh nhân bị tiểu đường

Giúp xương thêm phần rắn chắc

Trong 100 gram cà rốt có chứa 30mg canxi, 40mg phốt pho và 280mg kali. Đây là những chất góp phần giúp hệ thống xương khớp thêm phần chắc khỏe đồng thời còn ngăn ngừa lão hóa xương.

Ngăn chặn được triệu chứng mất trí nhớ

Theo các nghiên cứu thì tiêu thụ cà rốt giúp làm giảm nguy cơ mất trí nhớ 1-1,5 năm so với những người chỉ uống giả dược. Cà rốt có tác dụng là bảo vệ hệ thống thần kinh trung ương, chống lại tình trạng lão hóa sớm.

Khám phá những điều thú vị nhất về củ cà rốt 

Cà rốt bao nhiêu calo?

Trong 100 gram cà rốt sẽ có chứa khoảng 41.3 calo, với 86% đến từ carbohydrate, 9% đến từ protein và 5% đến từ chất béo. So với các loại rau củ khác thì cà rốt là một lựa chọn ít calo để bổ sung vào chế độ ăn uống hằng ngày. Cụ thể:

  • 128 gram cà rốt sống đã xắt nhỏ sẽ chứa 52 calo.
  • 156 gram lát cà rốt nấu chín, luộc chín và để ráo nước sẽ chứa 55 calo.

*Lưu ý: Cà rốt nấu chín chỉ làm thay đổi một chút về lượng calo so với cà rốt sống, miễn là không có thành phần nào khác được thêm vào trong khi nấu.

Cà rốt tiếng Anh là gì?

Cách phát âm của cà rốt trong tiếng Anh là /ˈker.ət/
Cách phát âm của cà rốt trong tiếng Anh là /ˈker.ət/

Củ cà rốt là một loại củ quả phổ biến ở cả Việt Nam và các nước phương Tây. Theo đó, củ cà rốt trong tiếng Anh được biết đến là carrot với phát âm là /ˈker.ət/.

Ví dụ: Carrot juice is very good for your health, so you’d better drink it every day. (Dịch Việt: Nước ép làm từ cà rốt rất tốt cho sức khỏe, vì thế bạn nên uống nó mỗi ngày).

Cà rốt trắng là gì?

Một loại cà rốt mới tức cà rốt trắng đã bắt đầu xuất hiện trên thị trường nước Anh, mang tên “satin white”. Loại cà rốt đặc biệt này được trồng ở vùng Yorkshire, miền bắc nước Anh. Chúng được cho là ngọt hơn và nhiều nước hơn nếu so với cà rốt đỏ.

Cà rốt Đà Lạt là gì?

Đây là loại cà rốt được trồng đặc biệt tại Đà Lạt với những công nghệ chăm sóc, chăm bón hàng đầu. Nhờ đó mà cà rốt Đà Lạt rất sạch sẽ, dồi dào dinh dưỡng, mang lại nhiều lợi ích thần kỳ cho vóc dáng, làn da đồng thời giúp bảo vệ cơ thể khỏi một số căn bệnh phiền toái. 

Củ cà rốt kỵ gì?

Cần cân nhắc khi kết hợp cà rốt với các loại thực phẩm khác
Cần cân nhắc khi kết hợp cà rốt với các loại thực phẩm khác
  • Cà rốt thường kỵ với các loại thủy, hải sản có vỏ.
  • Cà rốt kỵ các loại quả như cà chua, chanh, ớt.
  • Cà rốt không nên nấu chung với giấm chua.
  • Không ép cà rốt với các loại trái cây có tính axit.
  • Cà tím là loại quả không nên nấu với cà rốt.
  • Không nên nấu cà rốt với gan của động vật.

Những lưu ý quan trọng khi sử dụng củ cà rốt

  • Hàm lượng vitamin và muối khoáng tập trung rất nhiều ở phần vỏ, bạn chỉ nên cạo bỏ một lớp thật mỏng, không nên gọt hết vỏ.
  • Ăn quá nhiều cà rốt có thể gây ngộ độc do tăng hàm lượng methemoglobine trong máu, chúng sẽ ứ đọng ở gan gây nên chứng vàng da, mệt mỏi, khó tiêu,…
  • Cà rốt sống không mang lại quá nhiều giá trị dinh dưỡng bằng cà rốt đã qua chế biến như nhiều người nhận định. Tuy nhiên, nếu nấu cà rốt quá kỹ thì chúng sẽ nhanh chóng chuyển thành nitrit – một loại chất gây hại đối với sức khỏe. 
Nên dùng cà rốt với hàm lượng vừa phải để bảo vệ sức khỏe
Nên dùng cà rốt với hàm lượng vừa phải để bảo vệ sức khỏe

Có thể bạn quan tâm:

Cây sâm rết là cây gì? Tác dụng của cây sâm rết và cách sử dụng

Rong nho là gì? Tác dụng của rong nho đối với sức khỏe

Trên đây là những thông tin thú vị xoay quanh củ cà rốt, cà rốt có tác dụng gì. Dù là thực phẩm bổ dưỡng nhưng bạn cũng cần ăn chúng đúng cách để không gây hại cho sức khỏe nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *