OKR là gì? Các thành phần và nguyên tắc cơ bản của OKR

Hiện nay nhiều tổ chức sử dụng phương pháp quản lý OKR để tăng hiệu quả làm việc cho các thành viên của mình. Vậy OKR là gì, các nguyên tắc chính của nó như thế nào? Hãy cùng tìm hiểu về OKR qua bài viết sau nhé.

Tìm hiểu OKR là gì?

OKR (hay còn gọi là OKRs) là từ viết tắt của Objective Key Results (Mục tiêu và kết quả then chốt). OKR là một khuôn khổ để xác định và truyền đạt các mục tiêu mong muốn cũng như các kết quả có thể đo lường được mà bạn cần đạt được để hoàn thành các mục tiêu này. 

OKR được các tổ chức sử dụng như một cách để tăng cường hiệu quả công việc, sắp xếp và truyền cảm hứng cho các thành viên về các mục tiêu chung của tổ chức.

OKR là một phương pháp quản lý theo mục tiêu
OKR là một phương pháp quản lý theo mục tiêu

OKR bao gồm một mục tiêu được xác định rõ ràng và các kết quả chính, đo lường tiến trình đạt được mục tiêu đã xác định. Ngoài việc được xác định rõ ràng, cụ thể, các mục tiêu cũng phải truyền cảm hứng cho các tổ chức, nhóm và cá nhân làm việc hướng tới chúng.

Ngoài ra, các mục tiêu có thể được hỗ trợ bởi các giải pháp, đó là các kế hoạch và hoạt động để đạt được các kết quả then chốt. Việc đo lường rõ ràng các kết quả chính là điều cần thiết và nó được thể hiện bằng thang điểm hoặc bằng các giá trị số. Các giá trị chính xác hỗ trợ những người quản lý xác định xem những những thành viên trong tổ chức của mình làm việc có hiệu quả hay không.

Người sáng tạo ra phương pháp OKR

Phương pháp OKR được Andrew Grove tạo ra trong quá trình làm việc tại Intel như một cách để đặt mục tiêu, đo lường tiến độ và duy trì sự tập trung vào các mục tiêu quan trọng nhất. 

Nó được phát triển và trở thành một giải pháp thay thế cho các phương pháp quản lý truyền thống như ngân sách hàng năm, kế hoạch dài hạn và đánh giá hiệu suất của bộ phận. Năm 1983, Andrew Grove đã ghi lại OKR trong cuốn sách High Output Management của mình.

John Doerr, là một nhân viên bán hàng của Intel, đã tham dự một khóa học của Grove tại Intel về OKR. Năm 1999, Doerr làm việc cho công ty đầu tư mạo hiểm Kleiner Perkins và giới thiệu OKR cho Google. 

Từ đó OKR đã trở thành một phần văn hóa của Google với tư cách là “phương pháp quản lý giúp đảm bảo rằng công ty tập trung nỗ lực vào các vấn đề quan trọng một cách đồng bộ”. 

Phương pháp quản lý OKR đã giúp Sergey Brin và Larry Page đưa Google lên một tầm cao mới và kể từ đó, nhiều công ty đã học cách sử dụng các nguyên tắc của OKR.

Các thành phần của OKR là gì?

Hai thành phần chính của OKR là mục tiêu và kết quả then chốt. Dưới đây là các thông tin chi tiết về thành phần của OKR mà bạn có thể tham khảo.

Mục tiêu là gì?

Mục tiêu của OKR là một mục tiêu cụ thể, có thể đo lường được và có thể đạt được mà một cá nhân hoặc nhóm muốn hướng tới. Mục tiêu được đặt ra bởi cá nhân hoặc nhóm phải được thực hiện trong khoảng thời gian nhất định. Chúng dựa trên các kế hoạch và chiến lược của công ty, cũng như các kỹ năng và thế mạnh của từng cá nhân. 

Các mục tiêu phải đầy thách thức nhưng cũng phải thực tế, có thể đạt được nếu cố gắng và chăm chỉ. Các mục tiêu riêng lẻ phải phù hợp với các mục tiêu chiến lược của công ty và việc thực hiện chúng sẽ góp phần phát triển mục tiêu chung.

OKR có 2 bộ phận chính là mục tiêu và kết quả then chốt
OKR có 2 bộ phận chính là mục tiêu và kết quả then chốt

Kết quả chính trong OKR là gì?

Kết quả chính hay kết quả then chốt là cách để đo lường và giám sát tiến trình của một mục tiêu. Các kết quả chính sẽ được sử dụng để xác định xem mục tiêu đã được hoàn thành bao nhiêu phần trăm. Kết quả then chốt phải càng cụ thể càng tốt. Đó có thể là số lần bán hàng, số lượng khách hàng mới hoặc số nhiệm vụ từng cá nhân đã hoàn thành.

Giải pháp ​​trong OKR là gì?

Các giải pháp ​​trả lời một câu hỏi cụ thể – bạn sẽ làm gì để đạt được OKR của dự án, nhiệm vụ hoặc hoạt động nhất định? Các giải pháp ​​hỗ trợ các mục tiêu, đó là các kế hoạch và hoạt động để đạt được các kết quả chính.

Nguyên tắc OKR là gì?

Phương pháp OKR có một số nguyên tắc nhất định mà bạn phải tuân theo nếu muốn lập một OKR cho tổ chức của mình.

Đặt mục tiêu lớn

Các mục tiêu được đặt ra nên vượt quá khả năng của tổ chức một chút. Chúng còn được gọi là moonshots. Mục tiêu của OKR thường cao nên tỷ lệ hoàn thành tốt OKR là 60-70%. 

Các mục tiêu có thể đo lường được

Kết quả then chốt (kết quả chính) phải là một con số và được gắn với một mốc cụ thể. Nếu kết quả bạn đặt ra không thể đo lường được thì nó có thể không phải kết quả then chốt.

OKR cũng có bộ nguyên tắc riêng
OKR cũng có bộ nguyên tắc riêng

Quy trình minh bạch

Tất cả các mục tiêu của từng bộ phận nhỏ phải được thể hiện cho cả tổ chức cùng biết. Nhờ đó các thành viên trong tổ chức có thể kiểm tra xem các nhóm khác đang làm gì và thuận tiện cho việc giúp đỡ lẫn nhau.

Cách tiếp cận hai chiều

OKR sử dụng đồng thời cách tiếp cận từ trên xuống và từ dưới lên. Tổ chức đặt ra các mục tiêu chiến lược (từ trên xuống) mà mỗi bộ phận và từng thành viên trong nhóm phải sử dụng nó để đặt các mục tiêu của riêng họ (từ dưới lên) phù hợp với mục tiêu lớn. 

Sự khác biệt giữa OKR và KPI?

KPI là hiệu suất làm việc, trong khi OKR là phương pháp đặt mục tiêu để cải thiện hiệu suất và thúc đẩy sự thay đổi. Do đó, KPI cung cấp số liệu để tạo cơ sở cho OKR. OKR và KPI đều có thể đo lường được và phản ánh hiệu suất của tổ chức.

Có thể bạn quan tâm:

Benchmark là gì? Benchmark trong máy tính và lĩnh vực đầu tư, kinh doanh

HRM là gì? Vai trò của HRM đối với các doanh nghiệp

Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi OKR là gì và các đặc điểm của phương pháp này. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn đã có thêm những kiến thức bổ ích về OKR.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *