Vovinam là gì? Vovinam có phải môn võ cổ truyền không?

Vovinam – môn võ truyền thống của người Việt, được sáng lập dựa trên môn võ cổ truyền Việt Nam. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ Vovinam là gì? Nguồn gốc? Đặc điểm? Các cấp độ và các đai của Vovinam? Trong bài viết này hãy cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về môn võ cổ truyền này nhé!

Vovinam là gì?

Khái niệm

Vovinam hay còn được biết đến với tên gọi là Việt Võ Đạo. Đây là sự kết hợp kỳ công của môn vật truyền thống và các môn phái võ thuật đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản.

Vovinam được xây dựng dựa trên nguyên tắc Cương Nhu phối triển, tức là tập trung vào các kỹ thuật sử dụng tay không, cùi chỏ, chân, gối và bao gồm cả việc sử dụng các loại vũ khí như là kiếm, đao, mã tấu, dao, côn, quạt… 

Môn võ Vovinam
Môn võ Vovinam

Môn võ này còn giúp cho các võ sĩ học cách đối phó với vũ khí bằng tay không, sử dụng các phản đòn, khóa gỡ hay các kỹ thuật vật hiệu quả.

Cho đến nay thì Vovinam đã phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu với sự tham gia của hơn 2 triệu võ sinh đến từ hơn 70 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Đặc điểm 

  • Tính thực dụng: Môn sinh sẽ được hướng dẫn thực hành các kỹ thuật tự vệ như là gỡ nắm tay, nắm tóc, nắm áo hay đấm, đá, đạp… Tính thực dụng trong Vovinam giúp cho các môn sinh có thể tự vệ và ứng phó được với các tình huống xấu trong thực tế.
  • Tính liên hoàn: Khi sử dụng các đòn thế thì võ sinh thường tung ra ít nhất là 3 động tác liên tiếp, bằng tay (chém, đấm, chỏ) hoặc bằng chân (đá, đạp, triệt ngã). Tính liên hoàn này giúp tăng hiệu quả cũng như đảm bảo sự thành công trong thi đấu.
Tính liên hoàn của Vovinam
Tính liên hoàn của Vovinam
  • Nguyên lý Cương – Nhu phối triển: Vovinam sẽ áp dụng nguyên lý Cương – Nhu, tức là kết hợp các đòn thế nhu nhuyễn và cương mãnh. Khi bị tấn công thì võ sinh sẽ né trước (nhu) và sau đó sẽ phản công (cương). Đây chính là sự kết hợp hài hòa giữa sự mềm mại và sự mạnh mẽ ở trong võ thuật.
  • Vận dụng nguyên lý khoa học: Vovinam sử đã dụng các nguyên lý khoa học như là lực ly tâm, lực đòn bẩy, lực xoáy, lực co gấp và sức bật. Các nguyên lý này giúp cho các võ sinh tối ưu hóa được sức lực, đạt được kết quả cao mà vẫn có thể duy trì được độ chính xác cũng như hiệu quả trong tập luyện hay thi triển kỹ thuật. 

Nguồn gốc

Vovinam Việt Võ Đạo đã được sáng lập vào năm 1938 bởi võ sư Nguyễn Lộc (1912 – 1960). Nó được dựa trên những môn học cổ truyền của Việt Nam với mục đích đó là cung cấp cũng như truyền đạt cho người tập phương pháp tự vệ đơn giản, hiệu quả sau một khoảng thời gian ngắn luyện tập.

Võ sư Nguyễn Lộc vẫn luôn đặt niềm tin vào môn võ này và cho rằng nó có thể đóng góp một phần một nhỏ cho cách mạng để chống lại thực dân Pháp. Bên cạnh đó thì Vovinam đã thêm một vài yếu tố của võ thuật Nhật Bản cùng Trung Quốc vào trong giúp mang lại một môn võ đầy tính sáng tạo.

Võ sư Nguyễn Lộc - người sáng lập Vovinam
Võ sư Nguyễn Lộc – người sáng lập Vovinam

Vào năm 1940, sau khi được tham gia biểu diễn Vovinam một cách công khai tại thủ đô Hà Nội với những môn đệ của mình thì võ sư Nguyễn Lộc đã được mời để giảng dạy bộ môn nghệ thuật này tại Ecole Normale, Hà Nội. Từ đó Vovinam đã trở nên phổ biến hơn với công chúng.

Vào những năm sau đó, do tình trạng chính trị bất ổn khắp Việt Nam cùng những định hướng chính trị dân tộc chủ nghĩa mà môn võ này đã bị đàn áp. Cho đến tận năm 1954 thì võ sư Nguyễn Lộc đã di cư vào miền Nam Việt Nam và tiếp tục truyền dạy môn võ Vovinam này tại trường do chính ông thành lập.

Năm 1960, võ sư Nguyễn Lộc qua đời thì võ sư Lê Sang là người tiếp tục công cuộc phát triển cũng như quảng bá bộ môn võ Vovinam quốc tế cho đến 2010. Trường dạy võ Vovinam quốc tế lần đầu tiên ngoài lãnh thổ Việt Nam đã được thành lập tại Houston, Texas bởi chính những người Việt di cư vào năm 1976. 

Đến năm 2000, một số trường Vovinam cũng đã được thành lập tại Bỉ, Úc, Canada, Hoa Kỳ, Đức…

Các cấp độ của võ Vovinam là gì?

Tự vệ nhập môn

Tự vệ nhập môn được xem như là bậc cấp dành cho những môn sinh mới bắt đầu học hay còn được gọi là võ sinh. Cấp này lại được chia ra làm 2 cấp tự vệ như sau:

  • Tự vệ Việt Võ đạo với đai là màu xanh da trời.
  • Nhập môn Vovinam Việt Võ đạo với đai là màu xanh dương đậm.
Cấp độ tự vệ nhập môn
Cấp độ tự vệ nhập môn

Để có thể nâng được mỗi cấp thì người tập cần phải mất ít nhất khoảng 3 tháng. Có nghĩa là muốn vượt qua cấp “Tự vệ nhập môn” thì các võ sinh cần phải có một khoảng thời gian là 6 tháng.

Lam đai

Võ sinh Vovinam Võ Việt Đạo nếu như đạt được lam đai thì sẽ được đeo đai có màu xanh dương đậm và gạch vàng. Cấp Lam đai này lại được chia làm 3 cấp nhỏ tương ứng với số gạch vàng có trên đai. 

Người tập cần phải dành khoảng 6 tháng để tập luyện thì mới có thể nâng cấp đai và sau đó sẽ được trao danh xưng là môn sinh.

Huyền đai

Môn sinh đạt cấp độ huyền đai thì sẽ được phép sử dụng đai có màu đen. Huyền đai sẽ chỉ có 1 cấp duy nhất và người tập cần phải mất khoảng 1 năm để huấn luyện. Đẳng cấp quốc tế Huyền đai thì sẽ được trao danh xưng là huấn luyện viên.

Cấp độ huyền đai
Cấp độ huyền đai

Ngoài ra, nếu như môn sinh dưới 15 tuổi nếu đạt được huyền đai thì trên đai sẽ có thêm một sợi chỉ vàng được nằm dọc theo chiều dài của đai (được gọi là huyền đai thiếu nhi).

Hoàng đai

Hoàng đai thì sẽ có màu vàng gạch đỏ. Đẳng cấp này sẽ được chia ra làm 3 cấp và người tập cần phải mất 2 năm để có thể đạt được mỗi cấp độ.

Thứ tự danh xưng của đẳng cấp này chính là huấn luyện viên cấp I, huấn luyện viên cao cấp và cuối cùng đó là võ sư trợ huấn (cấp quốc tế thì được gọi là Huyền đai đệ tứ đẳng).

Chuẩn hồng đai

Võ sinh Vovinam Việt Võ Đạo sử dụng đai đỏ và có 2 viền vàng thì mới đạt được đẳng cấp chuẩn hồng đai. Nếu như muốn thăng hạng lên cấp Hồng đai thì cần phải rèn luyện trong thời gian 5 năm và có trình tiểu luận võ học. Danh xưng ở đẳng cấp này là võ sư chuẩn cao đẳng (cấp quốc tế thì sẽ được gọi là Huyền đai đệ tứ đẳng).

Cấp độ chuẩn hồng đai
Cấp độ chuẩn hồng đai

Hồng đai

Đẳng cấp hồng đai thì sẽ được phép sử dụng đai đỏ có thêm vạch trắng gồm có 6 cấp. Để thăng hạng lên mỗi cấp thì người tập cần phải luyện tập chăm chỉ trong vòng 4 năm và phải có thêm trình luận án võ học. Danh xưng ở đẳng cấp này chính là võ sư cao đẳng Hồng đai đệ nhất, nhị, tam cấp. Các cấp quốc tế được gọi lần lượt sẽ là Huyền đai đệ ngũ, lục đẳng…

Bạch đai

Bạch đai thì được coi là cấp đai cao nhất và nó chỉ dành cho Võ sư chưởng môn phái Vovinam Việt Võ Đạo. Đẳng cấp này chỉ có một cấp duy nhất và được phép sử dụng loại đai có màu trắng, có 4 chỉ tứ sắc xanh, đen, vàng và đỏ. Khi đạt được đẳng cấp này thì sẽ không có bất cứ tiêu chuẩn cho thời gian tập luyện.

Môn võ Vovinam có mấy đai?

Vovinam có tổng cộng là 5 màu đai chính đại diện cho các cấp bậc khác nhau. Mỗi màu sắc trên đai sẽ mang đậm ý nghĩa riêng, cụ thể như sau:

  • Đai xanh: Biểu tượng cho sự hy vọng của những người mới tiếp cận với võ Vovinam và mong muốn được rèn luyện tinh thần võ thuật.
  • Đai đen: Đại diện cho sự chuyển hóa của võ công thành trạng thái thực bên trong cơ thể. Đó chính là nền tảng để võ sinh Vovinam có thể cải thiện kiến thức cũng như kỹ năng của mình.
  • Đai vàng: Tượng trưng cho võ đạo, nó giống như màu của đất và thể hiện tính chất cốt cách của môn sinh Vovinam. Tinh thần võ thuật sẽ bắt đầu thấm vào cả da thịt.
Vovinam đai vàng
Vovinam đai vàng
  • Đai đỏ: Màu của máu và là ngọn lửa thiêng, biểu thị cho sự nhiệt huyết, khát vọng cùng tinh thần anh hùng. Đai đỏ tượng trưng cho tinh thần võ thuật, đã thấm sâu vào trong máu, luôn hiện diện cũng như tỏa sáng trong mỗi võ sinh của Vovinam.
  • Đai trắng: Biểu trưng cho sự trong sáng và thuần khiết. Đạt đến mức cao siêu trong võ đạo nên đai trắng đại diện cho tất cả tinh hoa của võ Vovinam.

Có thể bạn quan tâm:

Nhân cách là gì? Đặc tính, cấu trúc của nhân cách con người

Nhân sinh là gì? Tìm hiểu về triết lý nhân sinh, kiếp nhân sinh

Vovinam đã trải qua nhiều bước thăng trầm và cho đến nay thì đã phát triển một cách vượt bậc. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về môn võ này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *