Triết học là gì? Tìm hiểu vai trò và đối tượng triết học nghiên cứu

Triết học thường được biết đến với cái mác là khô khan, khó cảm thụ  nhưng thực chất đây lại là một môn học rất thú vị. Vậy thì triết học là gì? Hãy cùng với muahangdambao.com tìm hiểu sâu hơn về triết học với bài viết hữu ích dưới đây các bạn nhé!

Tìm hiểu thêm về khái niệm triết học là gì?

Triết học là bộ môn chuyên nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan, vị trí của con người trong các thế giới quan, những vấn đề có kết nối được với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức và cả ngôn ngữ.

Nhiều người nhận định triết học là khoa học của mọi khoa học
Nhiều người nhận định triết học là khoa học của mọi khoa học

Triết học sẽ được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó đang giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có 1 hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy ý trong quá trình lập luận.

Vậy triết học Mác Lênin là gì?

Triết học Mác Lênin được ra đời vào những năm 40 của thế kỷ 19, bao gồm hệ thống các quan điểm về duy vật biện chứng. Triết học Mác Lênin thường nghiên cứu về các mối quan hệ giữa vật chất và ý thức dựa trên các quan điểm duy vật biện chứng và quy luật vận động, phát triển chung nhất của thế giới tự nhiên.

Chủ nghĩa duy vật biện chứng đã chứng minh được rằng vật chất đã xuất hiện trước còn ý thức xuất hiện sau, vật chất quyết định ý thức còn ý thức tác động tới vật chất. Cụ thể:

  • Thứ nhất, thế giới vật chất chính là thế giới tồn tại một cách khách quan, có trước so với ý thức của con người.
  • Thứ hai, những sự vật, hiện tượng của thế giới vật chất đều có 1 mối liên hệ thống nhất và sâu sắc với nhau. Những sự vật, hiện tượng này có kết cấu về mặt vật chất hoặc có nguồn gốc vật chất, do vật chất sinh ra và cũng cùng chịu sự chi phối của những quy luật khách quan của toàn bộ thế giới vật chất.
  • Thứ ba, thế giới vật chất sẽ tồn tại vĩnh viễn và trong thế giới vật chất tác động, trao đổi lẫn nhau.
Triết học Mác Lênin thiên về phép biện chứng duy vật
Triết học Mác Lênin thiên về phép biện chứng duy vật

Bộ môn triết học ra đời khi nào?

Theo nhiều tài liệu, bộ môn triết học đã xuất hiện cả ở phương Đông lẫn phương Tây vào khoảng từ thế kỷ 8 đến 6 trước Công nguyên tại một số nền văn minh cổ đại lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Ai Cập, trung Đông v.v. Tuy nhiên triết học kinh điển chỉ được phát triển ở Hy Lạp cổ đại.

Đối tượng nghiên cứu của triết học là những gì?

– Triết học ở thời cổ đại được gọi là khoa học của mọi khoa học và triết học tự nhiên chính là hình thức đầu tiên của triết học.

– Triết học thời Trung cổ còn được gọi là triết học Kinh viện với nhiệm vụ lý giải cũng như chứng minh cho sự đúng đắn của các giáo điều trong Kinh Thánh.

– Triết học vào thời Phục hưng và Cận đại thì được gọi là siêu hình học với ý nghĩa là nền tảng thế giới quan của con người.

Mâu thuẫn triết học là gì?

Mâu thuẫn là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ sự thống nhất và tính đấu tranh, sự chuyển hóa giữa những mặt đối lập của sự vật, hiện tượng hoặc có thể là giữa những sự vật, hiện tượng với nhau.

Mâu thuẫn triết học là những sự đối lập, không có tính logic
Mâu thuẫn triết học là những sự đối lập, không có tính logic

Mâu thuẫn triết học được hiểu đơn giản như sau: 

  • Mâu thuẫn sẽ là cái đối lập phản với logic, không có sự thống nhất, không có sự chuyển hóa trong biện chứng giữa những mặt đối lập. Nhân tố để tạo thành mâu thuẫn biện chứng chính là mặt đối lập. 
  • Khái niệm mặt đối lập được dùng để chỉ những mặt, những thuộc tính, những khuynh hướng có vận động trái ngược nhau nhưng lại là điều kiện, tiền đề tồn tại của nhau. Mỗi mâu thuẫn sẽ luôn có hai mặt đối lập với nhau trong đó nó vừa thống nhất với nhau nhưng cũng vừa đấu tranh qua lại với nhau.

Phân biệt triết học phương Đông với triết học phương

Triết học phương Đông sẽ thiên về chiêm nghiệm và khai phá vũ trụ bên trong mỗi con người, đặc biệt là về mặt tinh thần, tu dưỡng và sự phát triển tâm linh.

Trong khi đó triết học phương Tây lại thiên về tính logic và khai phá vũ trụ bên ngoài bản thể, bên trong bản thể thì chủ yếu hướng tìm hiểu sâu về cấu trúc và các nguyên lý hoạt động để tìm ra quy luật hơn là tu tập.

Chính vì sự khác nhau đó, người phương Đông chủ yếu khám phá vũ trụ bằng các chiêm nghiệm (trong suy luận, thiền định…), còn người phương Tây khám phá vũ trụ bằng các thực nghiệm (thực tế, thám hiểm địa lý, thực hành thí nghiệm…). 

Triết học phương Đông và phương Tây tồn tại nhiều điểm khác biệt
Triết học phương Đông và phương Tây tồn tại nhiều điểm khác biệt

Tư duy này cũng dẫn đến sự khác nhau về mô hình xã hội của phương Đông và cả phương Tây. Nếu chúng ta có thể kết hợp được cả 2 sự tinh túy đó với nhau thì ta sẽ có 1 sự cân bằng tuyệt đối trong đời sống 1 con người.

Vậy chúng ta học triết học để làm gì?

Trái ngược với những gì chúng ta thường nghĩ, triết học thực sự thú vị và có tính ứng dụng rất cao. Cụ thể:

  • Triết học giúp thúc đẩy sự tò mò của nhân loại, không có câu hỏi nào là quá lớn hoặc quá nhỏ đối với ngành triết học.
  • Triết học sẽ giúp ích cho tư duy phản biện và lý trí của mỗi người.
  • Triết học cũng giúp bạn thực hiện các nghiên cứu được tốt hơn.
  • Triết học dạy bạn cách thuyết phục người khác bằng những lập luận mang tính logic.
  • Bất kể vấn đề bạn đang gặp phải là gì thì triết học vẫn có thể giúp bạn giải quyết chúng một cách dễ dàng. Đó là bởi triết học dạy bạn các kỹ thuật như quan sát, trực giác và tư duy logic.
  • Triết học còn có thể được áp dụng cho mọi ngành học khác.

Có thể bạn quan tâm:

Nhận thức là gì? Ví dụ về nhận thức theo triết học Mác-Lênin

Nhân sinh quan là gì? Tìm hiểu nhân sinh quan Triết học và Phật giáo

Như vậy, bài viết trên đã giải đáp những thắc mắc của các bạn về chủ đề triết học là gì. Hy vọng rằng đã có thể vun đắp sự đam mê của bạn với ngành triết học thú vị này.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *