Tín chỉ carbon là gì? Mục đích thị trường mua bán tín chỉ CO2

Sau vụ việc nữ ca sĩ Taylor Swift bị chỉ trích dữ dội khi đứng đầu danh sách celeb sở hữu máy bay riêng thải ra lượng khí CO2 cao nhất từ đầu năm 2022 đến nay thì vấn đề tín chỉ carbon đang được rất nhiều người quan tâm. Mời bạn theo dõi bài viết sau để hiểu rõ hơn tín chỉ carbon là gì và mục đích của loại tín chỉ này.

Tín chỉ carbon là gì?

Tín chỉ carbon là thuật ngữ chung được dùng cho tín chỉ có thể kinh doanh hoặc giấy phép đại diện cho 1 tấn carbon dioxide (CO2) hoặc khối lượng của một khí nhà kính khác tương ứng với 1 tấn CO2 (tCO2e). Việc mua bán sự phát thải khí CO2 hoặc mua bán carbon trên thị trường đều được thực hiện thông qua tín chỉ.

Tín chỉ carbon đang dần trở nên phổ biến hơn
Tín chỉ carbon đang dần trở nên phổ biến hơn

Thị trường tín chỉ carbon là gì?

Thị trường mua bán tín chỉ carbon là gì? Việc mua bán sự phát thải khí CO2 hay mua bán carbon trên thị trường hiện nay được thực hiện thông qua tín chỉ. Thị trường carbon bắt nguồn từ Nghị định thư Kyoto của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu thông qua năm 1997. 

Dựa theo nghị định này, các quốc gia có dư thừa quyền phát thải được bán cho hoặc mua từ những quốc gia phát thải nhiều hơn hoặc ít hơn mục tiêu cam kết. Từ đó, trên thế giới đã xuất hiện thêm một loại hàng hóa mới là các chứng chỉ giảm/hấp thụ phát thải khí nhà kính.

Thị trường tín chỉ carbon nắm một vai trò vô cùng quan trọng
Thị trường tín chỉ carbon nắm một vai trò vô cùng quan trọng

Bởi CO2 là khí nhà kính quy đổi tương đương của mọi khí nhà kính nên giao dịch được gọi chung là mua bán, trao đổi carbon. Từ đó hình thành thị trường carbon hay thị trường tín chỉ carbon.

Thị trường tín chỉ carbon được hoạt động như thế nào?

Quy trình buôn bán tín chỉ carbon được quản lý bởi chính phủ hoặc những tổ chức quốc tế chịu trách nhiệm đặt ra giới hạn về lượng khí nhà kính (được tính bằng một đơn vị CO2) có thể được thải ra. 

Do đó, các doanh nghiệp sẽ được phân bổ một lượng carbon cụ thể mà họ có thể thải ra hàng năm. Nếu như vượt quá giới hạn này, họ cần phải mua thêm tín chỉ carbon hoặc đền bù carbon. Nếu chưa vượt quá giới hạn, họ cũng có thể bán tín chỉ carbon chưa sử dụng cho các doanh nghiệp cần chúng.

Cơ chế giao dịch hạn ngạch phát thải diễn ra trong thị trường carbon
Cơ chế giao dịch hạn ngạch phát thải diễn ra trong thị trường carbon

Theo World Economic Forum (Diễn đàn Kinh tế Thế giới), số lượng giấy phép carbon trên thị trường hiện nay còn hạn chế vì tổng số tiền là một nỗ lực để phù hợp với mục tiêu cắt giảm. 

Khi bắt đầu vào giai đoạn giao dịch, giấy phép phát thải có thể được mua trong các cuộc đấu giá hoặc được cấp miễn phí cho doanh nghiệp. Theo thời gian, số lượng giấy phép hiện có ngày càng giảm đi, góp phần gây áp lực lên những doanh nghiệp tham gia trong việc giảm lượng khí thải cũng như đầu tư vào các giải pháp sản xuất sạch hơn. Mục tiêu là về lâu dài giá của những công nghệ mới và sạch hơn sẽ giảm trong khi sự đổi mới dần tăng lên.

Phân loại tín chỉ carbon

Tín chỉ carbon bắt buộc

Thị trường tín chỉ carbon bắt buộc là thị trường mà các tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia phải kiểm kê và giảm lượng phát thải khí nhà kính. Đồng thời có quyền tham gia vào những hoạt động trao đổi, buôn bán, chuyển giao hạn ngạch phát triển khí nhà kính và tín chỉ carbon.

Nghị định thư Kyoto, hiệp định Biến đổi Khí hậu Paris, hệ thống giao dịch phát thải của Liên minh Châu Âu, Sáng kiến ​​Khí hậu Phương Tây hay Sáng kiến ​​Khí nhà kính Khu vực,… là một số ví dụ điển hình về thị trường carbon bắt buộc. Theo đó, các quốc gia ký kết các hiệp định nói trên phải thực hiện các bước để giảm lượng khí thải của mình.

Tín chỉ carbon tự nguyện

Bên cạnh tín chỉ carbon bắt buộc thì còn có thị trường tín chỉ carbon tự nguyện. Đây là thị trường cho phép các cơ sở phát thải bù trừ số lượng phát thải không thể tránh khỏi của mình, bằng cách mua thêm tín chỉ carbon từ những dự án giảm phát thải, nhằm giảm thiểu lượng phát thải khí nhà kính trên cơ sở tự nguyện.

Cơ chế định giá carbon được áp dụng trong hai loại thị trường carbon điển hình
Cơ chế định giá carbon được áp dụng trong hai loại thị trường carbon điển hình

Các dự án tín chỉ carbon được phát triển và đăng ký dựa theo tiêu chuẩn carbon tự nguyện có thể kể đến như Tiêu chuẩn carbon được thẩm định, Tiêu chuẩn vàng,…

Mục đích ra đời sàn giao dịch tín chỉ carbon là gì?

Một số lợi ích quan trọng của thị trường tín chỉ carbon bao gồm:

Hạn chế phát thải khí nhà kính

  • Thị trường carbon đã tạo ra động lực kinh tế cho các doanh nghiệp nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Doanh nghiệp có thể mua tín chỉ carbon từ nhiều nguồn khác nếu họ dùng vượt quá hạn ngạch phát thải được cấp. Điều này đã khuyến khích họ đầu tư nhiều vào các công nghệ sạch và hiệu quả hơn để có thể giảm lượng khí thải.
  • Thị trường carbon cũng đã giúp chuyển đổi sang nền kinh tế trung hòa carbon. Khi giá carbon tăng cao, các doanh nghiệp thường có xu hướng chuyển sang các nguồn năng lượng tái tạo và những phương thức sản xuất ít phát thải hơn.
Tín chỉ carbon đã giúp lượng khí thải nhà kính giảm thiểu rõ rệt
Tín chỉ carbon đã giúp lượng khí thải nhà kính giảm thiểu rõ rệt

Đẩy mạnh sự phát triển bền vững

  • Thị trường giao dịch tín chỉ carbon đã tạo ra nguồn thu nhập mới cho các dự án và hoạt động giảm phát thải nhà kính, chẳng hạn như trồng rừng, bảo vệ rừng cũng như phát triển năng lượng tái tạo.
  • Khuyến khích các cuộc hợp tác quốc tế trong việc giải quyết vấn đề biến đổi khí hậu. Các quốc gia có thể mua bán tín chỉ carbon cho nhau, giúp các quốc gia đang phát triển có thêm nguồn lực mạnh mẽ để thực hiện các cam kết khí hậu của mình.

Tăng cường thêm hiệu quả kinh tế

  • Tín chỉ carbon là công cụ chính sách hiệu quả để có thể giảm phát thải khí nhà kính với chi phí thấp nhất.
  • Giúp tăng cường sự minh bạch và hiệu quả trong quy trình quản lý khí thải nhà kính.
Tín chỉ carbon giúp tăng cường sự minh bạch trong việc quản lý khí thải
Tín chỉ carbon giúp tăng cường sự minh bạch trong việc quản lý khí thải

Có thể bạn quan tâm:

Hiện tượng hiệu ứng nhà kính là gì? biện pháp ứng phó

Các loại nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường hiện nay? Làm sao để khắc phục

Một số quốc gia dẫn đầu về tín chỉ carbon trên thế giới hiện nay

Jordan

Jordan là quốc gia tiên phong trong việc giải quyết các chiến lược về bảo vệ môi trường thông qua cơ sở hạ tầng kỹ thuật số mạnh mẽ. Dù luôn phải đối mặt với những thách thức mới về môi trường như nhiệt độ tăng cao, khan hiếm nguồn nước và nhu cầu năng lượng tăng đột biến, Jordan vẫn có những bước tiến đáng kể.

Cụ thể, Jordan đã trở thành quốc gia đang phát triển đầu tiên thiết lập thành công hệ thống đăng ký MRV và carbon phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, đặt nền tảng vững chắc cho việc mua bán khí thải. 

Singapore

Dù chỉ là một quốc gia nhỏ bé tại Đông Nam Á nhưng Singapore đã nổi lên như một quốc gia dẫn đầu về thị trường carbon thông qua những giải pháp kỹ thuật số sáng tạo và chính sách chiến lược toàn diện.

Singapore là quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy thị trường carbon
Singapore là quốc gia đi đầu trong việc thúc đẩy thị trường carbon

Singapore đã tiến hành phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện đại, toàn diện nhằm hỗ trợ nước này tham gia vào thị trường tín chỉ carbon quốc tế. Điều này bao gồm cơ chế đăng ký an toàn, các hệ thống MRV tiên tiến và đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu phát thải.

Chile

Chile đã có những bước tiến vượt bậc trong việc tận dụng thị trường carbon để giải quyết thách thức môi trường và đạt được NDC dựa theo Thỏa thuận Paris. Chile đã đầu tư mạnh tay vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số hiện đại để hỗ trợ nước này tham gia vào sàn giao dịch carbon quốc tế. Điều này gồm có các hệ thống MRV mạnh mẽ đã được liên kết với các cơ quan đăng ký quốc gia hoặc quốc tế.

Từ đây, Chile nhanh chóng mở rộng lĩnh vực năng lực năng lượng tái tạo, đặc biệt là năng lượng mặt trời và năng lượng gió. Quá trình chuyển đổi này không chỉ giúp giảm lượng khí thải carbon mà còn khiến Chile trở thành điểm đến hấp dẫn cho các khoản đầu tư vào năng lượng sạch.

Như vậy, trong bài viết trên muahangdambao.com đã giới thiệu cho bạn đọc tín chỉ carbon là gì cũng như mục đích ra đời của tín chỉ này. Mặc dù đôi khi còn gây tranh cãi nhưng tín chỉ carbon vẫn là một công cụ hiệu quả để giảm thiểu lượng khí thải carbon và khuyến khích sử dụng các loại dạng năng lượng sạch hơn, bền vững hơn; bảo vệ Trái Đất.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *