Thạc sĩ là gì? Có những loại bằng thạc sĩ nào hiện nay?

Hiện nay nhiều bạn trẻ lựa chọn theo học thạc sĩ để nâng cao kiến thức chuyên môn, tăng cơ hội thăng tiến trong công việc. Vậy bạn có biết thạc sĩ là gì không? Có những loại bằng thạc sĩ nào? Ưu điểm, nhược điểm khi học lên thạc sĩ là gì? Mời bạn đọc cùng với chúng tôi tìm hiểu chi tiết về tấm bằng này nhé!

Thạc sĩ là gì?

Thạc sĩ hiểu đơn giản là một cấp độ học vấn sau bằng cử nhân và trước bằng tiến sĩ. Nó là một loại bằng cao học và thường đạt được sau khi sinh viên đã hoàn thành một chương trình đào tạo và nghiên cứu tiên tiến trong một lĩnh vực cụ thể nào đó.

Bằng thạc sĩ
Bằng thạc sĩ

Để đạt được bằng thạc sĩ thì sinh viên thường phải hoàn thành một số tín chỉ học tập cũng như tham gia vào các hoạt động nghiên cứu và thực tập trong lĩnh vực chuyên môn của họ. Thời gian hoàn thành bằng thạc sĩ có thể dao động từ 1 – 3 năm (tùy thuộc vào chương trình học cũng như quy định của trường đại học hoặc viện nghiên cứu).

Phân loại bằng thạc sĩ là gì?

Bằng thạc sĩ học thuật

Trong chương trình đào tạo thạc sĩ học thuật thì học viên sẽ được tạo cơ hội để tiếp cận với nhiều nguồn kiến thức tự nhiên và xã hội tổng quát. Đặc biệt, nó được giải thích cực kỳ thú vị bằng cách đào sâu ngôn ngữ chuyên ngành. Bằng thạc sĩ học thuật được tách ra thành 2 loại như sau:

  • Thạc sĩ khoa học xã hội (Master of Art – MA)

Loại bằng thạc sĩ này được trao cho tất cả những ai đã hoàn thành tất cả các khóa học về mảng khoa học – xã hội như: truyền thông, văn học, xã hội, địa lý, lịch sử, ngôn ngữ… Sinh viên theo học những ngành này sẽ phải thực hiện các bài kiểm tra cũng như là làm đề tài luận văn thạc sĩ thông qua các bài giảng, hội thảo hoặc dựa trên một dự án nghiên cứu được tiến hành một cách độc lập.

Thạc sĩ khoa học xã hội - làm đề tài luận văn thạc sĩ
Thạc sĩ khoa học xã hội – làm đề tài luận văn thạc sĩ
  • Thạc sĩ khoa học tự nhiên (Master of Science – MS, MSc)

Tấm bằng này chỉ dành cho cá nhân đã hoàn thành hết các khóa học tự nhiên bao gồm các môn chuyên ngành như: sinh học, y tế hay kỹ thuật… Đặc biệt, một số ngành như quản trị kinh doanh, ngân hàng thì cũng được xếp vào chuyên ngành là khoa học tự nhiên và khoa học xã hội.

Sinh viên được sẽ có quyền quyết định đưa ra cái tên ngành nghề nào sẽ được viết lên tấm bằng của mình. Vì vậy mà ở một số nơi thì người ta quan niệm rằng bằng MA có giá trị và tầm quan trọng tương đương với MS.

Bằng thạc sĩ nghiên cứu

Trong bằng thạc sĩ nghiên cứu thì có thể được chia ra thành 3 loại như sau:

  • Master by Research (Mphil)

Bạn sẽ được đi sâu vào nghiên cứu một lĩnh vực cụ thể để hoàn thành các dự án. Tấm bằng Mphil này cũng chính là cơ sở cho những ai đang có ý định theo học lên bằng tiến sĩ.

Thạc sĩ nghiên cứu Mphil
Thạc sĩ nghiên cứu Mphil

So với các bằng thạc sĩ tương đương khác thì thời gian mà bạn phải bỏ ra để giành được tấm bằng Mphil này sẽ dài hơn những tấm bằng còn lại. Tuy nhiên tại mỗi quốc gia và mỗi trường học thì sẽ có những cách giảng dạy cùng với hệ thống đánh giá riêng.

  • Master of Research (MRes)

Các sinh viên theo học bằng này sẽ được tập trung đào tạo để trở thành một nghiên cứu sinh chuyên nghiệp. Nếu như bạn muốn có lợi thế hơn so với những sinh viên khác cũng muốn theo học tiến sĩ thì bạn hoàn toàn có thể lựa chọn theo học khóa học này. Nó sẽ giúp bạn tiết kiệm được thời gian hơn và dễ dàng tiến vào sự nghiệp nghiên cứu. 

Khối lượng nghiên cứu kiến thức của bằng MRes thường cao hơn so với MSc và MA. Chương trình của MRes cũng được xếp vào vị trí ngang hàng so với các chương trình thạc sĩ khoa học tự nhiên khác.

  • Master of Studies (MSt)

Tấm bằng thạc sĩ này được giảng dạy tại các trường Đại học danh tiếng như Cambridge hay Oxford. Chương trình học cũng giống MA và MSc đó chính là các sinh viên cũng phải tham gia đầy đủ các khóa học, hoàn thành đầy đủ các bài kiểm tra cũng như các bài luận văn cần thiết. 

Thạc sĩ nghiên cứu MSt tại các trường Đại học danh tiếng
Thạc sĩ nghiên cứu MSt tại các trường Đại học danh tiếng

Sinh viên sau khi sở hữu được tấm bằng MSt thì sẽ được phép theo học tạm thời chương trình tiến sĩ.

Bằng thạc sĩ chuyên môn

Nó còn có tên gọi khác là bằng thạc sĩ chuyên nghiệp. Tấm bằng này tập trung đào tạo cho những ai có ý định theo đuổi một ngành học lâu dài trong tương lai. Dưới đây là một số bằng thạc sĩ chuyên môn phổ biến nhất hiện nay như:

  • Thạc sĩ Tổng hợp

Chương trình đào tạo thạc sĩ tổng hợp với nhiều môn học được thiết kế dành riêng cho các sinh viên có mong muốn giảng dạy hay ở lại trường sau khi tốt nghiệp. Những sinh viên lựa chọn hình thức học này thì đa số là những người mong muốn được trở thành giảng viên.

Thạc sĩ Tổng hợp - mong muốn trở thành giảng viên
Thạc sĩ Tổng hợp – mong muốn trở thành giảng viên
  • Thạc sĩ Kỹ thuật

Chương trình học vừa mang tính chuyên môn và cũng vừa mang tính học thuật. Học viên sẽ cần phải có ít nhất một bài viết được xuất hiện trên các ấn bản tạp chí có liên quan hoặc là trong các nghiên cứu, quá trình rèn luyện, đào tạo…

  • Thạc sĩ Quản trị kinh doanh

Chương trình thạc sĩ này chuyên cung cấp, trang bị những kiến thức quan trọng và rất cần thiết cho các nhà quản lý tương lai. Vì vậy mà nó đòi hỏi người học phải từng có ít nhất là 3 năm kinh nghiệm thì mới đủ đáp ứng yêu cầu của ngành học này.

  • Thạc sĩ Quản lý công

Sinh viên có thể tự do lựa chọn một chuyên ngành cụ thể để thực hiện nghiên cứu chuyên sâu như: khoa học – công nghệ, quản trị quốc tế… Như vậy thì khi ra trường có thể làm việc tại các cơ quan hoặc tổ chức phi chính phủ nào đó.

  • Thạc sĩ Nghệ thuật

Chương trình sau đại học chuyên sâu trong lĩnh vực nghệ thuật như là hội họa, điêu khắc, âm nhạc, văn học, truyền thông cùng với các lĩnh vực sáng tạo khác. Chương trình này thường bao gồm thực hành sáng tạo, nghiên cứu hay phát triển các kỹ năng nghệ thuật. 

Thạc sĩ Nghệ thuật - học chuyên sâu về nghệ thuật
Thạc sĩ Nghệ thuật – học chuyên sâu về nghệ thuật
  • Thạc sĩ âm nhạc

Chương trình học cao cấp về âm nhạc giúp cho sinh viên có kiến thức cùng kỹ năng chuyên sâu hơn trong các lĩnh vực như: biểu diễn, sáng tác, giảng dạy hoặc nghiên cứu âm nhạc.

  • Thạc sĩ Giáo dục

Chương trình học dành cho những người mong muốn trở thành nhà giáo, các chuyên gia giáo dục hoặc là mong muốn phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực giáo dục. 

  • Thạc sĩ Kiến trúc

Chương trình học chuyên sâu trong lĩnh vực thiết kế cũng như xây dựng kiến trúc. Chương trình đào tạo MArch chủ yếu tập trung vào việc trang bị cho sinh viên kiến thức về thiết kế kiến trúc, xây dựng và kỹ thuật hay kỹ năng lãnh đạo, quản lý dự án xây dựng… 

Ưu – nhược điểm khi theo học Thạc sĩ 

Ưu điểm

  • Mở rộng kiến thức

Chương trình đào tạo thạc sĩ thường tập trung chính vào việc nghiên cứu, thực hành. Đồng thời trang bị cho học viên các kỹ năng như phân tích, đánh giá, suy luận và đưa ra các quyết định thông minh hơn. Ngoài ra thi khóa học thạc sĩ còn cung cấp cho người học cơ hội để mở rộng mạng lưới xã hội, gặp gỡ các chuyên gia trong lĩnh vực cũng như phát triển kỹ năng giao tiếp, hợp tác…

Học thạc sĩ giúp mở rộng thêm kiến thức
Học thạc sĩ giúp mở rộng thêm kiến thức
  • Nâng cao cơ hội việc làm

Sở hữu tấm bằng thạc sĩ thường đồng nghĩa với việc bạn có kiến thức cũng như kỹ năng sâu rộng hơn trong lĩnh vực của mình. Đây cũng là một trong những tiêu chí được nhiều nhà tuyển dụng đánh giá cao.

  • Cơ hội thăng tiến

Khóa học thạc sĩ còn mang lại cho bạn những kiến thức chuyên sâu và kỹ năng nghiên cứu. Từ đó giúp bạn trở thành một chuyên gia trong lĩnh vực của mình. Điều này giúp cho bạn có nhiều cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp. Bởi các nhà tuyển dụng thường đánh giá rất cao những ứng viên có trình độ chuyên môn cao.

Học thạc sĩ tăng cơ hội thăng tiến trong công việc
Học thạc sĩ tăng cơ hội thăng tiến trong công việc

Nhược điểm

Mặc dù có nhiều lợi ích nhưng việc học thạc sĩ cũng có một số nhược điểm nhất định, bao gồm: 

  • Học thạc sĩ sẽ tốn kém về mặt tài chính. Vì vậy bạn cần xem xét khả năng chi trả của mình hoặc tìm kiếm các tùy chọn hỗ trợ tài chính như học bổng hoặc vay vốn… 
  • Các khóa học thạc sĩ thường đòi hỏi mức độ nghiên cứu, tập trung và tìm kiếm thông tin cao hơn. Điều này đòi hỏi sự kiên trì, tập trung cùng với khả năng tự học tốt.
  • Chương trình thạc sĩ thường kéo dài từ 1 – 3 năm, tuỳ thuộc vào lĩnh vực hoặc quy định của trường. Vậy nên bạn cũng cần xem xét liệu bản thân có thể cam kết thời gian và nỗ lực cần thiết để hoàn thành chương trình học không.

Có thể bạn quan tâm:

Điểm danh các trường đại học top đầu Hà Nội, thành phố HCM

Tự học là gì? Tinh thần, kỹ năng tự học và phương pháp thực hiện

Trên đây là một số thông tin liên quan đến thạc sĩ là gì. Học thạc sĩ có nhiều lợi ích nhưng cũng tồn tại những hạn chế nhất định. Tuy nhiên nếu bạn biết tận dụng và phát huy được những gì mình đã học thì đây sẽ là cơ hội thăng tiến trong tương lai của bạn. Vậy nên hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi quyết định có theo học thạc sĩ không nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *