Quản lý nhân sự là gì? Quy trình quản trị nhân sự hiệu quả

Nhân sự được coi là lực lượng nòng cốt của mỗi doanh nghiệp. Để có thể khai thác hiệu quả nguồn lực này thì quản lý nhân sự đóng vai trò rất quan trọng. Vậy bạn có biết quản lý nhân sự là gì không? Các công việc chủ yếu của quản lý nhân sự? Quy trình quản lý nhân sự như thế nào là hiệu quả?

Quản lý nhân sự là gì?

Quản lý nhân sự (Human Resource Management – HRM) là quá trình quản lý và điều hành tất cả các khía cạnh có liên quan đến nguồn lực con người trong một tổ chức hay doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của HRM là đảm bảo tổ chức có đủ số lượng, chất lượng và đa dạng các nhân viên cần thiết để có thể thực hiện các hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.

Quản lý nhân sự HRM 
Quản lý nhân sự HRM

Dựa trên kế hoạch phát triển cũng như mục tiêu của doanh nghiệp ở từng giai đoạn mà quản lý nhân sự sẽ tổ chức các hoạt động tuyển dụng, quản lý, giám sát hoặc đào tạo nhân sự… Với những kỹ năng khéo léo, nhà quản trị nhân sự có thể xây dựng được đội ngũ nhân viên tận tâm, có kỹ năng cùng tinh thần đoàn kết, cống hiến lâu dài vì sự phát triển chung của doanh nghiệp. Từ đó, họ có thể tổ chức nhân sự trong doanh nghiệp vận hành một cách hiệu quả, tăng năng suất làm việc, đem đến sức mạnh và góp phần thúc đẩy doanh thu kinh doanh.

Quản lý nhân sự là một trong những công việc quan trọng hàng đầu và cần có trong mọi lĩnh vực chứ không chỉ riêng trong kinh doanh. Doanh nghiệp có thể có 1 bộ phận quản lý nhân sự cho riêng mình hoặc cũng có thể lựa chọn giải pháp thuê ngoài dịch vụ quản lý nhân sự.

Công việc của quản lý nhân sự là gì?

  • Quản lý các chính sách có liên quan đến nguồn nhân lực

Quản lý nhân sự đóng vai trò chính trong việc quản lý các chính sách có liên quan đến nhân sự, đảm bảo rằng tất cả các luật định do Nhà nước đã ban hành đều sẽ được doanh nghiệp tuân thủ cũng như thực hiện hiệu quả.

Quản lý chính sách về nhân sự
Quản lý chính sách về nhân sự

Bên cạnh đó thì bộ phận quản trị nhân sự cũng có trách nhiệm đưa ra các chính sách phù hợp trong phạm vi của doanh nghiệp, đảm bảo rằng lực lượng lao động tuân thủ và thực hiện để đạt được mục tiêu chung của tổ chức.

  • Tư­ vấn các vấn đề liên quan đến nhân sự

Quản lý nhân sự còn có nhiệm vụ tư vấn về các vấn đề có liên quan đến lực lượng lao động như: chế độ liên quan đến lương thưởng, bổ nhiệm, bổ sung nhân sự, nghỉ việc hay sa thải… đảm bảo bộ máy tổ chức của doanh nghiệp luôn vận hành một cách suôn sẻ và hiệu quả nhất.

  • Cung cấp các dịch vụ nội bộ

Bộ phận quản trị nhân sự có chức năng quan trọng trong việc kịp thời lên các kế hoạch tuyển dụng, bổ sung thêm nhân lực khi được thông báo. Nhà quản trị nhân sự cũng cần phải chủ động đưa ra những đề xuất về việc bổ sung hay sa thải nhân sự. Bên cạnh đó, họ cũng cần có chức năng quản lý các vấn đề về lương thưởng, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an toàn lao động…

Lên kế hoạch tuyển dụng hay bổ sung thêm nhân sự
Lên kế hoạch tuyển dụng hay bổ sung thêm nhân sự
  • Đánh giá, kiểm tra nhân viên

Quản lý nhân sự là người gắn liền với lực lượng lao động trong doanh nghiệp. Do đó nhà quản trị nhân sự có trách nhiệm giám sát cũng như kiểm tra các bộ phận hay phòng ban về việc thực hiện các chính sách, tuân thủ văn hóa doanh nghiệp hay tham gia vào các chương trình nâng cao nghiệp vụ chuyên môn…

Nhà quản trị có thể nhìn nhận, nhận xét hay đánh giá nhân sự một cách khách quan. Từ đó đưa ra các giải pháp để cải thiện hoặc là phát huy tối đa năng lực làm việc của họ. Điều này cũng góp phần không nhỏ tới hoạt động quản trị nhân sự diễn ra một cách hiệu quả và tiết kiệm thời gian, chi phí.

Quy trình quản lý nhân sự là gì?

Thực tế thì mỗi loại hình doanh nghiệp đều sẽ có những cách quản lý nhân sự khác nhau. Tuy nhiên dù là doanh nghiệp lớn hay là doanh nghiệp nhỏ thì vẫn cần phải tuân thủ quy trình nhất định. Cụ thể như sau:

Bước 1: Xây dựng quy trình tuyển dụng nhân lực

Bước đầu tiên trong quản lý nhân sự đó chính là phải có một quy trình tuyển dụng bài bản. Đây là điều mà nhiều doanh nghiệp hiện nay vẫn còn xem nhẹ và không tối ưu. Một quy trình tuyển dụng khoa học, tối ưu sẽ dễ dàng thu hút được những ứng viên tài năng và phù hợp. Đồng thời nó còn giúp quá trình quản lý nhân sự trở nên nhẹ nhàng hơn rất nhiều.

Xây dựng quy trình cụ thể trong quản lý nhân sự
Xây dựng quy trình cụ thể trong quản lý nhân sự

Thông thường, một quy trình tuyển dụng thường sẽ được triển khai theo các bước như sau: 

  • Xác định cơ cấu nhân sự.
  • Xây dựng kế hoạch.
  • Xác định cụ thể nguồn tuyển dụng.
  • Tìm kiếm các ứng viên.
  • Triển khai phỏng vấn, chọn lọc ứng viên.
  • Hướng dẫn nhân viên mới hòa nhập được với doanh nghiệp.

Bước 2: Xây dựng chính sách

Các chính sách, chế độ cho nhân viên chính là yếu tố quan trọng quyết định rất lớn trong việc giữ chân người tài cũng như thúc đẩy hiệu quả làm việc của mỗi nhân viên. Vì vậy mà các nhà quản lý nhân sự cần phải đưa ra những chính sách phù hợp, công bằng để có thể khích lệ tinh thần cho đội ngũ nhân viên.

Xây dựng các chính sách và chế độ phù hợp cho nhân viên
Xây dựng các chính sách và chế độ phù hợp cho nhân viên

Điều này cũng đảm bảo mang lại môi trường làm việc tích cực, năng động cùng với sự thoải mái về cả vật chất lẫn tinh thần. Từ đó giúp cho quá trình quản lý nhân sự trở nên dễ dàng hơn.

Bước 3: Đào tạo nguồn nhân lực

Đào tạo và phát triển nguồn lực cũng là một phần quan trọng của quy trình quản lý nhân sự. Từ đó giúp cho nhân viên phát triển kỹ năng cần thiết, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như cải thiện hiệu suất làm việc.

Đào tạo nguồn nhân lực
Đào tạo nguồn nhân lực

Việc đầu tư vào các chương trình đào tạo cũng như phát triển nguồn lực có thể giúp cho tổ chức nâng cao được sự chuyên nghiệp của nhân viên, góp phần giảm tỷ lệ nghỉ việc, tạo ra sự hài lòng và tăng lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường lao động.

Bước 4: Đưa ra các mục tiêu công việc, đánh giá

Các nhà quản lý nhân sự cũng sẽ đưa ra mục tiêu công việc cho từng giai đoạn của các bộ phận bên trong tổ chức. Mục tiêu càng rõ ràng, cụ thể thì mức độ thành công cũng sẽ cao hơn. 

Đưa ra các mục tiêu cụ thể
Đưa ra các mục tiêu cụ thể

Sau đó sẽ tiến hành đánh giá hiệu suất công việc của mỗi nhân viên thông qua các hệ thống bảng biểu phù hợp. Như vậy có thể đưa ra các hình thức thưởng phạt khách quan nhằm khích lệ hoặc là răn đe để mỗi nhân viên hiểu cũng như hoàn thành tốt hơn vai trò của bản thân trong doanh nghiệp.

Bước 5: Phát triển văn hóa công ty

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những yếu tố cốt lõi trong quy trình quản lý nhân sự. Cho dù doanh nghiệp lớn hay nhỏ, startup hay là có quy mô toàn cầu mà thiếu đi văn hóa doanh nghiệp thì cũng sẽ không thể trụ vững được trên một thị trường đầy rẫy sự biến động như hiện nay.

Xây dựng văn hóa doanh nghiệp
Xây dựng văn hóa doanh nghiệp

Chính vì vậy mà việc phát triển và nuôi dưỡng văn hóa doanh nghiệp cũng là một trong những bước quan trọng không thể thiếu đối với bộ phận quản lý nhân sự. Đây được xem là tinh thần, là quan điểm giá trị đại diện của một doanh nghiệp.

Có thể bạn quan tâm:

Quản trị là gì? Sự khác biệt giữa quản trị và quản lý?

Quy trình là gì? Tầm quan trọng, phân biệt quy trình và quá trình

Trên đây là những thông tin liên quan đến quản lý nhân sự là gì. Quản lý nhân sự là công việc đòi hỏi không chỉ là khả năng mà còn cần đến kiến thức chuyên sâu về lĩnh vực nhân sự. Biết cách quản lý nhân lực hiệu quả cũng chính là chìa khóa để bạn mở cánh cửa phát triển của doanh nghiệp.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *