Nói quá là gì? Tìm hiểu về biện pháp nói quá và cho ví dụ

Nói quá là một biện pháp tu từ được sử dụng khá phổ biến trong văn viết và văn nói. Dưới đây, muahangdambao.com xin gửi đến bạn định nghĩa nói quá là gì, tác dụng của biện pháp nói quá cũng như ví dụ cụ thể để các bạn hiểu rõ hơn về cách dùng sao cho phù hợp nhất.

Biện pháp nói quá là gì? Cho ví dụ cụ thể

Theo SGK Ngữ văn 8 thì nói quá là một biện pháp tu từ được dùng để phóng đại mức độ, quy mô cũng như tính chất của một sự việc. Mục đích chính của nói quá đó là tạo ấn tượng, tạo điểm nhấn và tăng thêm sức biểu cảm cho sự diễn đạt.

Nói quá là biện pháp tu từ đã được học từ lớp 8
Nói quá là biện pháp tu từ đã được học từ lớp 8

Một số ví dụ về nói quá giúp bạn hiểu rõ hơn về biện pháp tu từ này:

Ví dụ 1: Bài tập toán này khó quá, tớ nghĩ nát óc mà mãi không ra. 

=> Trong câu này, “nghĩ nát óc” chính là phép nói quá về độ khó của bài tập.

Ví dụ 2: Doãn Hải My có vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành khiến Đoàn Văn Hậu say như điếu đổ. 

=> Trong câu này sử dụng đến hai lần phép nói quá đó là “nghiêng nước nghiêng thành” và “say như điếu đổ” nhầm nhấn mạnh nhan sắc xinh đẹp của Doãn Hải My.

Ví dụ 3: Gần đến giờ vào học mà vẫn còn tắc đường nên Mạnh lo sốt vó. 

=> Ở đây “lo sốt vó” chính là phép nói quá, nhấn mạnh sự gấp gáp lo lắng quá Mạnh do sắp muộn giờ học.

Ví dụ 4: Bị mẹ mắng do mải chơi nên Hạnh khóc như mưa. 

=> Cụm từ “khóc như mưa” chính là phép nói quá diễn tả việc khóc quá nhiều.

Cách dùng biện pháp tu từ nói quá như thế nào?

Nói quá kết hợp cùng với so sánh tu từ

Hai biện pháp tu từ này đều có mục đích làm rõ hơn, cụ thể hơn, sinh động hơn bản chất của đối tượng. Nếu ta kết hợp cả hai phép tu từ này sẽ đem lại hiệu quả cao hơn.

Sử dụng kết hợp các từ ngữ phóng đại

– Các từ ngữ phóng đại có thể là những từ mang sẵn ý nghĩa phóng đại như: vô kể, vô hạn độ, vô kể, cực kỳ, tuyệt diệu, mất hồn, phi thường,…

Sử dụng các cụm từ có tính phóng đại để nhấn mạnh nội dung
Sử dụng các cụm từ có tính phóng đại để nhấn mạnh nội dung

– Các cụm từ ngữ phóng đại có thể là: nhớ đến cháy lòng, nhớ đến nao lòng, cười vỡ bụng,…

– Từ ngữ phóng đại cũng có thể thể hiện thông qua những thành ngữ, tục ngữ dân gian như: ăn như rồng cuốn, ăn như hổ đói, nói như rồng leo, khoẻ như voi, đẹp như tiên, xấu như quỷ,…

Biện pháp nói quá có tác dụng ra sao?

Nói quá là một phép tu từ thường được dùng nhằm tạo ấn tượng, tăng thêm sức biểu cảm cho câu nói. Nói quá vẫn được sử dụng trong ngôn ngữ hàng ngày như lo sốt vó, buồn nẫu cả ruột, tức sôi máu, vắt chân lên cổ, mệt đứt hơi… Không chỉ thế biện pháp tu từ nói quá còn được dùng trong nhiều tác phẩm văn học cụ thể như các bài ca dao, châm biếm, anh hùng ca….

Nói quá không được coi là nói sai hay nói dối
Nói quá không được coi là nói sai hay nói dối

Tuy nhiên, nói quá không phải là việc nói sai, nói dối về một sự thật hay sự việc nào đó. Thực tế, nó chỉ tăng tính chất, sức biểu cảm và gây ấn tượng mạnh cho người nghe, người đọc mà thôi. Đôi khi, chúng ta vẫn có thể kết hợp những biện pháp tu từ khác như so sánh để giúp câu văn, câu nói thêm phần sinh động.

Một số bài tập liên quan đến biện pháp nói quá (có giải)

Bài tập 1: Hãy tìm biện pháp nói quá và giải thích ý nghĩa của chúng trong những câu sau.

  1. a) Bàn tay ta làm nên tất cả – Có sức người thì sỏi đá cũng thành cơm.
  2. b) Anh cứ yên tâm đi, vết thương này chỉ xước ngoài da thôi. Từ giờ đến sáng em vẫn có thể đi lên đến tận chân trời.
  3. c) Cái cụ bà thét ra lửa ấy lại xử nhũn mời hắn vào trong nhà xơi nước.

Đáp án:

  1. a) Biện pháp nói quá ở đây là cụm từ “ sỏi đá cũng thành cơm” mang ý nghĩa là niềm tin vào bàn tay lao động, chỉ cần có sức khỏe, ý chí cũng như niềm tin vào chính mình thì mọi việc đều có thể đạt được thành công.
  2. b) Cụm từ “đi lên đến tận chân trời” đã sử dụng biện pháp tu từ nói quá. Ý nghĩa ở đây là vết thương này chẳng có nghĩa lý gì, không ảnh hưởng đến sức khỏe.
  3. c) Cụm từ sử dụng phép nói quá ở đây là “thét ra lửa”, dùng để nói những người có uy quyền, địa vị trong xã hội.
Một số bài tập liên quan đến biện pháp tu từ nói quá
Một số bài tập liên quan đến biện pháp tu từ nói quá

Bài tập 2: Đặt câu với những thành ngữ có dùng biện pháp nói quá sau đây: nghiêng nước nghiêng thành, lấp biển vá trời, mình đồng da sắt, dời non lấp biển.

Đáp án:

– Điêu Thuyền là mỹ nhân đẹp nghiêng nước nghiêng thành nổi tiếng Trung Hoa.

– Đồng bào ta đã đánh tan mọi âm mưu và thủ đoạn của bè lũ xâm lược bằng tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường và sức mạnh dời non lấp biển.

– Ngày còn bé, em thích nhất là được nghe bà nội kể về câu chuyện thần Nữ Oa lấp biển vá trời.

– Chỉ có những người mình đồng da sắt mới có thể chịu được cái lạnh cắt da cắt thịt ở miền Bắc.

Có thể bạn quan tâm:

Phó từ là gì? Có mấy loại phó từ? Lấy ví dụ – Ngữ văn lớp 7

Trường từ vựng là gì? Ví dụ & bài tập về trường từ vựng Ngữ Văn lớp 8

Trên đây là tất cả những kiến thức về định nghĩa, tác dụng của biện pháp nói quá và một số bài tập liên quan. Hy vọng đã giúp các bạn hiểu hơn về biện pháp tu từ đặc biệt này. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *