Ní miền tây nghĩa là gì? Nà ní nghĩa là gì trên facebook

Dù nói và viết chung một ngôn ngữ nhưng ở mỗi địa phương lại có một nét đặc trưng riêng. Cùng tìm hiểu ní miền Tây nghĩa là gì nếu như bạn đang có ý định du lịch miền Tây để tránh đỡ bỡ ngỡ nhé!

Tìm hiểu ní miền Tây nghĩa là gì?

Theo tìm hiểu thì những người là bạn bè thân thiết của nhau thường sẽ được gọi là “ní” (tức nị, ngộ) và có gốc từ tiếng Hoa. Nếu về miền Tây, chắc chắn bạn sẽ được nghe thấy những tiếng gọi ní ơi, ní à rất phổ biến. 

Ní là 1 từ ngữ địa phương đặc trưng của người miền Tây
Ní là 1 từ ngữ địa phương đặc trưng của người miền Tây

Vậy ní ơi là gì?

Như đã giải thích ở trên thì ní là để gọi bạn bè, vậy ní ơi đơn giản là 1 kiểu xưng hô, dùng để gọi bạn bè một cách thân thương hơn.

Ví dụ: Ní ơi, hôm nay đi chơi không?

Mấy ní là gì?

Mấy ní có nghĩa vui là chính, được sử dụng trong các cuộc trò chuyện hàng ngày với mục đích tăng thêm sự hài hước cho câu chuyện. Tuy nhiên, chúng thường được sử dụng trong các cuộc giao tiếp cùng bạn bè thân thiết hay những người nhỏ tuổi hơn. Do đó, không nên sử dụng cụm từ này trong các cuộc trò chuyện cùng người lớn tuổi hay các cuộc giao tiếp quan trọng bởi chúng sẽ gây sự khó hiểu cho người nghe.

Tìm hiểu một số từ ngữ địa phương miền Tây khác

– Mần ăn kiểu nước nhảy: Được dùng để chỉ sự nhanh, bất ngờ, không bền vững, thiếu sự kiên định.

– Buông dầm cầm chèo: Để chỉ sự tháo vát, linh hoạt (tính cách của con người).

– Ăn như xáng múc, làm như lục bình trôi: Ám chỉ sự tham ăn, lười biếng không chịu lao động.

– Chuyến này phải “lội bộ” rồi các công ạ: Chỉ hành động đi bộ.

– Vụ này chắc “chìm xuồng” luôn rồi: Giấu kín hay cho qua 1 việc gì đó.

– Hằm bà lằng xá bấu: Chỉ sự lộn xộn, không theo thứ tự hay quy tắc nào cả.

– Mấy củ khoai mới nấu hà, chưa chín hung đâu mà mầy đã ăn: Ý nói củ khoai chưa chín lắm hoặc chưa chín tới.

Chưa chín hung - nghe độc lạ không hề đụng hàng
Chưa chín hung – nghe độc lạ không hề đụng hàng

– Đi chậm lại chút đi chứ huốc nhà ổng mắc công quành lại lắm: Câu này ý nói hãy đi chậm lại nếu đi lố nhà thì phải quay lại rất tốn thời gian.

– Nhà người ta mà mầy đi đâu bang bang vậy hả: Chỉ hành động đi lại không có mục đích gì cả.

– Lớn rồi mà nó hông lo mần ăn gì hết chơn, đi chơi miết luôn hà: Dùng để nói về hành động lặp đi lặp lại, chỉ lo chơi bời không lo kiếm ăn.

– Thằng cha này nói chuyện sao mà đâm bang ghê chúng mày ơi: Ám chỉ người nào đó nói chuyện lạc đề, không hiểu gì hết.

– Bữa nay ảnh ăn tơ ni nhìn cũng bảnh tỏn quá chừng ta ơi: Ăn tơ ni là hành động bỏ áo vào trong quần, tức là sơ-vin.

– Con gái con lứa kĩ kĩ chứ bầy hầy thế này người ta chê dữ lắm: Dùng để chỉ người nào đó không được chỉn chu, sống chưa gọn gàng.

– Làm gì thì làm rốp rẻng cho xong chứ xà quần miết chừng nào mới xong bây: Có nghĩa là làm việc gì thì nhanh nhẹn dứt khoát, không nên chây ì.

– Ở nhà ba má hủ hỉ với nhau cũng được, đừng lo: Là hành động nói nhỏ bên tai, thường chỉ cuộc nói chuyện giữa 2 vợ chồng.

– Bộ không có chuyện gì để làm hay sao mà cà nhông suốt ngày thế: Chỉ người rảnh rỗi không có việc gì làm, đi chơi suốt ngày.

– Rồi, mày tới công chiện với tao lun nè: Giống một lời nhắc nhở, tức là sắp đến lượt được giải quyết.

– Để ý cái gác chưng chỏi kìa chú ơi: Chưng chỏi ở đây chính là để nói cái chân chống xe.

Chưng chỏi có lẽ là cách gọi chỉ người miền Tây mới hiểu
Chưng chỏi có lẽ là cách gọi chỉ người miền Tây mới hiểu

– Thôi nha, thấy cái mặt nó là biết nó đía dư nào rồi đó: Đía có nghĩa là người không thật thà, thẳng thắn.

– Hồi đó đi học, nó mặc cái củng coi cũng dễ thương lắm chứ bộ: Cái củng ở đây chính là để chỉ cái váy.

– Từ sáng đến giờ xà quần không làm được việc gì hết trơn á: Ý chỉ vòng vòng, quanh quẩn không giải quyết được công việc.

– Tao với tía mày vừa sắm được cái dây chuyền chà bá lửa: Ý nói cái dây chuyền có kích thước rất lớn.

– Tui uống xong quận này là đến quận ông anh nghe chưa: Nghe rất không liên quan nhưng quận ở đây là để chỉ lượt.

Nà ní nghĩa là gì?

Người Nhật thường hỏi なに, có phát âm là “na ni”, để thể hiện tâm trạng ngạc nhiên, bất ngờ trước một điều gì đó. Câu hỏi này có ý nghĩa tương tự như “What?” (cái gì?) hay “really?” (thật vậy sao?) trong tiếng Anh. Và “nà ní” mà bạn thường nghe là cách phiên âm ra tiếng Việt của từ “na ni”, mang sắc thái biểu cảm trẻ trung hơn nhiều.

Như đã nói thì câu hỏi này được sử dụng khi bạn nghe thấy một điều gì đó từ người đối diện mà cảm thấy quá đỗi ngạc nhiên đến mức không thể tin được vào mắt mình. 

Meme nà ní được sử dụng rất nhiều hiện nay
Meme nà ní được sử dụng rất nhiều hiện nay

Ngoài ra, người ta còn sử dụng từ “nà ní” này để thể hiện sự tức giận với ý nghĩa “bạn đã làm cái quái gì vậy?”. Nhìn chung từ “nà ní” được giới trẻ sử dụng với mục đích hài hước, vui vẻ nhiều hơn.

Ví dụ 1: Mình cho bạn chép bài. Mình được 5 điểm mà bạn được 9 điểm. Nà ní?

Ví dụ 2: Bạn kêu mình không làm được bài, nhưng đến khi cô giáo trả bài thì bạn lại được 10 điểm. Nà ní?

Ví dụ 3: Hôm qua anh ấy nói yêu mình mãi mãi. Ngày hôm sau, anh ấy lại “cua” bạn thân của mình. Nà ní?

Ví dụ 4: Bạn hẹn mình 8 giờ đi chơi mà 9 giờ bạn vẫn chưa đến. Nà ní?

Nà ní tiếng Trung nghĩa là gì?

Nà ní là gì trong tiếng Trung đồng nghĩa với từ “真” (phiên âm: zhēn). Nhiều bạn trẻ cũng “phiên âm” theo kiểu đặc biệt và đọc nó là gần “trân tờ?”, nhưng từ này không phổ biến như “nà ní”.

Nguồn gốc của từ meme troll nà ní là từ đâu?

Meme troll nà ní được xuất phát từ những bộ phim hoạt hình vô cùng nổi tiếng của Nhật Bản. Trong phim, các nhân vật này khi muốn biểu cảm sự ngạc nhiên thường sẽ có 1 khuôn mặt rất đáng yêu, miệng há to, mắt trố, âm điệu giọng nói cũng được nhấn cao hơn ở phần cuối để khiến bạn cảm thấy buồn cười, hài hước; thậm chí cảm giác hơi “mặn mòi”.

Meme nà ní giúp cuộc nói chuyện thêm phần thú vị
Meme nà ní giúp cuộc nói chuyện thêm phần thú vị

Chính vì thế, các ứng dụng mạng xã hội như là Zalo, Facebook, Twitter,…đã nhanh chóng bắt trend và tạo nên các meme vô cùng đáng yêu này để comment trong các phần bình luận thay cho việc người dùng phải gõ từ nà ní ra bằng tay hay viết 1 câu dài để thể hiện sự ngạc nhiên của mình khi trò chuyện.

Sử dụng từ nà ní như thế nào cho hợp lý nhất?

Nà ní hiện được dùng rất phổ biến nhưng các bạn cũng cần lưu ý rằng nà ní là 1 từ lóng, được giới trẻ sử dụng với mục đích hài hước, vui vẻ để có thể troll với nhau là chính.

Vì thế, các bạn không nên quá lạm dụng từ này trong những cuộc nói chuyện hàng ngày của mình, đặc biệt là những cuộc nói chuyện mang ý nghĩa nghiêm túc hoặc khi nói chuyện với những người lớn tuổi hơn để tránh việc bị cho là thiếu tôn trọng hoặc khiếm nhã, trẻ trâu nhé!

Có thể bạn quan tâm:

UwU là gì? Trend uwu là gì trên facebook? Nguồn gốc từ đâu

AKA là gì? AKA là gì trên facebook? AKA là gì trong RAP?

Hy vọng bài viết trên đây của chúng tôi đã giúp các bạn hiểu được ní trong giao tiếp của người miền Tây có nghĩa là gì cũng như ní trong nhiều loại ngôn ngữ khác. Nếu còn câu hỏi nào cần được giải thích thêm, vui lòng bình luận bên dưới để được hỗ trợ bạn nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *