Nguyên nhân máy bơm hơi không lên hơi, lên chậm, hơi yếu

Máy bơm hơi không lên hơi, lên chậm, hơi yếu là tình trạng hỏng hóc mà nhiều người dùng gặp phải, ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc. Để biết nguyên nhân, cách khắc phục cũng như một số lưu ý khi sử dụng máy nén khí, quý bạn đọc hãy theo dõi những nội dung thông tin chi tiết dưới đây của muahangdambao.com

Nguyên nhân chính dẫn đến máy bơm hơi không lên hơi

Máy bơm hơi không lên hơi hay máy nén khí không lên hơi là tình trạng máy hoạt động nhưng không sản sinh ra khí nén. Lỗi hỏng hóc này còn được các kỹ thuật viên gọi là máy chạy không tải. Máy bơm hơi không lên hơi, lên hơi chậm, hơi yếu nếu xảy ra thường xuyên sẽ làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc, giảm tuổi thọ của thiết bị và các linh kiện.

Nguyên nhân chính dẫn đến máy bơm hơi không lên hơi
Nguyên nhân chính dẫn đến máy bơm hơi không lên hơi

Có rất nhiều nguyên nhân khiến cho máy nén khí không lên hơi, lên hơi chậm hoặc hơi yếu. Dưới đây là những nguyên nhân mà 90% người dùng gặp phải.

Máy bơm hơi không lên hơi do motor bị lỗi

Motor là bộ phận quan trọng của máy bơm hơi khí nén, ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng vận hành. Khi motor gặp sự cố sẽ khiến cho máy bơm hơi khí nén không lên hơi.

Lúc này, bạn cần phải kiểm tra xem motor có bị lỗi không, nếu có thì hãy sửa chữa hoặc thay mới để không làm gián đoạn công việc.

Máy nén khí lên hơi chậm do bộ lọc tách dầu hư hỏng hoặc quá cũ

Bộ lọc tách dầu máy nén khí giữ vai trò quan trọng; giúp đảm bảo chất lượng khí nén bằng cách loại bỏ, tách dầu ra khỏi khí nén. Nếu lọc tách dầu bị hỏng thì khi hết dầu máy sẽ bị khô dầu làm ảnh hưởng tới linh kiện bên trong khiến máy nén hơi bị yếu.

Bộ lọc tách dầu máy nén khí cũ hoặc hỏng hóc
Bộ lọc tách dầu máy nén khí cũ hoặc hỏng hóc

Nguyên nhân chủ yếu là do nhiệt độ máy quá cao khi vận hành làm thủng tách dầu. Để khắc phục, bạn hãy kiểm tra và thay mới lọc tách dầu.

Máy nén khí hơi yếu do nguồn điện

Nguồn điện là yếu tố giúp máy nén khí vận hành ổn định. Khi thấy máy nén khí hơi yếu thì bạn cần kiểm tra lại nguồn điện cung cấp cho thiết bị. Nếu chưa cắm phích cắm thì bạn hãy cắm lại. Bên cạnh đó, bạn cũng cần kiểm tra:

  • Nguồn điện cung cấp: Bạn cần phải biết máy nén hơi của bạn đang sử dụng nguồn điện nào. Trường hợp nguồn điện cung cấp không đúng với yêu cầu của nhà sản xuất thì bạn cần điều chỉnh để máy vận hành ổn định, không bị gián đoạn.
  • Công tắc bảo vệ máy: Một số model máy nén khí công suất lớn thường được trang bị thêm công tắc bảo vệ. Khi mức dầu trong máy quá thấp hoặc nhiệt độ quá cao thì công tắc bảo vệ sẽ tự động tắt. Điều này, khiến cho máy bơm bơi không lên hơi. Cách xử lý khi gặp tình trạng này đó là kiểm tra, bổ sung thêm dầu máy và cho máy nghỉ để hạ bớt nhiệt rồi mới bật công tắc.

Máy nén khí không lên hơi do khí nén bị dội ngược lại bộ lọc khí

Nguyên nhân chủ yếu là do đường khí và van đường khí bị hỏng, bị tắc hoặc bụi bẩn bám nhiều làm ảnh hưởng đến van đường khí vào và ra. Khi đó, khí nén sẽ không được nén ở đầu ra mà sẽ dội lại bộ lọc khí. Hai đầu van vào/ra khí nén cũng dễ bị hở và rò rỉ.

Giải pháp khắc phục lúc này đó là kiểm tra lại van đường khí xem có bị tắc, hay bị hỏng van không. Nếu có thì bạn hãy vệ sinh hoặc thay van mới.

Máy nén khí bị yếu do khí nén bị rò rỉ

Khí nén bị rò rỉ là cũng là nguyên nhân khiến cho máy nén khí bị yếu, không lên áp. Các bộ phận thường bị rò rỉ khí nén đó là bình chứa, mối hàn hoặc van trong hệ thống khí nén. Khí nén bị rò rỉ ra bên ngoài sẽ không có đủ lượng khí cần thiết để cung cấp cho các thiết bị sử dụng khí nén vận hành.

Khí nén bị rò rỉ khiến máy nén khí không lên hơi
Khí nén bị rò rỉ khiến máy nén khí không lên hơi

Nếu gặp phải sự cố này người dùng cần phải kiểm tra, siết chặt các mối hàn hoặc hàn mới. Kiểm tra các van đặc biệt là van xả đáy; đoạn ren, ống nối nếu đã cũ hỏng thì bạn hãy thay mới.

Một số lưu ý khi sử dụng để máy nén khí hiệu quả

Để sử dụng máy nén khí hiệu quả, an toàn thì bạn cần lưu ý những điều sau:

  • Lắp đặt và vận hành máy nén khí theo đúng trình tự, khuyến cáo của đơn vị sản xuất
  • Cần phải đảm bảo tất cả các đường ống được nối đất an toàn để giảm nguy cơ va chạm, ngăn tĩnh điện
  • Không được thêm hoặc thay dầu khi máy bơm hơi đang hoạt động gây mất an toàn
  • Để các vật nhọn cách xa máy nén khí nếu không khi va chạm sẽ gây thủng, nứt bộ phận của máy nén khí
  • Luôn ngắt nguồn điện và tháo máy nén khỏi bình khí trước khi tiến hành sửa chữa, bảo dưỡng
  • Không được di chuyển máy khi vẫn kết nối với nguồn điện hoặc bình chứa khí nén đầy
  • Không được xả khí nén trực tiếp vào người, không được chạm vào bề mặt nóng trên thiết bị như mặt máy, xilanh,…
  • Bình chứa nước cần được xả đáy sau 4-5 giờ làm việc
  • Chỉ sử dụng áp suất khí nén không vượt quá 8.6 bar
  • Đặt máy ở nơi khô ráo, thoáng mát, ít bụi bẩn
  • Thường xuyên kiểm tra các linh kiện của máy nhất là motor, van xả, khớp nối,…
  • Khi phát hiện sự cố hỏng hóc bạn cần ngưng sử dụng để khắc phục.
Ngưng sử dụng và sửa chữa máy nén khí khi hỏng hóc
Ngưng sử dụng và sửa chữa máy nén khí khi hỏng hóc

Có thể bạn quan tâm:

Top 3 bình hơi xe tải – máy nén khí xe tải được dùng nhiều nhất 

Máy nén khí không dầu là gì? Cấu tạo, nguyên lý? Loại nào tốt?

Hy vọng rằng, các thông tin trong bài viết “Nguyên nhân máy bơm hơi không lên hơi, lên chậm, hơi yếu” sẽ giúp ích với bạn. Nếu bạn không am hiểu về máy nén khí hoặc đã kiểm tra khắc phục nhưng vẫn hỏng hóc thì hãy liên hệ ngay đến các đơn vị sửa chữa để được hỗ trợ.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *