Khí áp là gì? Có mấy loại? Nguyên nhân nào hình thành?

Đã bao giờ bạn thắc mắc khí áp là gì trong các bản tin thời tiết hàng ngày chưa? Nếu bạn đang đi tìm lời giải đáp cho thắc mắc này thì đừng vội vàng mà bỏ qua bài viết bổ sung kiến thức cực kỳ hữu ích ngay sau đây của muhangdambao.com nhé!

Khí áp là gì?

Theo định nghĩa khí áp là gì trong Địa lý 6 thì đây là sức ép của không khí lên bề mặt của Trái Đất. Phụ thuộc vào tình trạng không khí sẽ có tỉ trọng không khí khác nhau và theo đó khí áp cũng có sự phân bố khác nhau.

Bạn hiểu thế nào là khí áp?
Bạn hiểu thế nào là khí áp?

Vậy thông khí áp lực dương là gì? Nhiều bạn có sự nhầm lẫn hai khái niệm này với nhau nhưng trên thực tế hai loại khí áp này hoàn toàn khác nhau. Vì thông khí áp lực dương là phương pháp thông khí nhân tạo trong y học mà không cần dùng ống nội khí quản. Đây được coi là bước tiến mới trong hồi sức hô hấp, đặc biệt là trong đợt cấp COPD.

Phương pháp này không chỉ giúp làm giảm nhiễm khuẩn bệnh viện, đặc biệt là vi khuẩn viêm phổi; bệnh nhân sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, giao tiếp được, ăn bằng đường miệng, duy trì các sinh hoạt cá nhân bình thường hoặc có thể thở tại nhà.

Khí áp được phân chia thành mấy loại?

Trên Trái Đất sẽ bao gồm tất cả 7 đai khí áp cao và thấp, trong đó có 4 đai áp cao và 3 đai áp thấp xen kẽ nhau đối xứng thông qua áp thấp xích đạo. Cũng do sự xen kẽ giữa các lục địa và đại dương nên các đai khí áp sẽ không có tính liên tục mà bị chia cắt ra thành từng khu khí áp riêng biệt.

Ở đầu của hai cực là đai áp cao, xuống đến vĩ tuyến 60 độ Bắc và Nam được tính là đai áp thấp. Tiếp tục xuống đến vĩ tuyến 30 độ Bắc và Nam thì sẽ là đai áp cao. Và đai áp thấp sẽ nằm trong vùng xích đạo cuối cùng. Để có thể hình dung dễ hơn chúng ta có thể quan sát hình vẽ ngay sau đây:

Sơ đồ phân bố các đai khí áp trên Trái Đất
Sơ đồ phân bố các đai khí áp trên Trái Đất
  • Các đai áp thấp: Sẽ nằm ở những vị độ lần lượt là 60 độ, 0 độ và 60 độ
  • Các đai áp cao: Thì sẽ nằm ở những vĩ độ lần lượt là 90 độ, 30 độ, 30 độ và 90 độ

Nguyên nhân hình thành nên khí áp là gì?

Có thể hiểu đơn giản, khí áp chính là áp lực không khí mà các vật thể trên Trái Đất phải chịu. Không khí mặc dù là không màu, không mùi, không vị và chúng ta cũng không thể nhìn thấy, sờ thấy. Nhưng trên thực tế, con người vẫn có thể cảm nhận được sự tồn tại của chúng xung quanh thông qua gió sinh ra sự di chuyển động của không khí.

Do đó không khí không những tồn tài một cách thiết thực mà nó còn có chất lượng. Chất lượng này sẽ tạo ra áp lực lên Trái Đất và các vật thể của Trái Đất và chúng ta sẽ gọi đó là khí áp.

Vậy tại sao lại có khí áp? Câu trả lời rất đơn giản, đó là vì không khí có trọng lượng. Tuy có trọng lượng rất nhẹ (1 lít không khí trung bình sẽ nặng 1,3g) nhưng khí quyển lại có chiều dày trên 60.000km nên trọng lượng đó cũng sẽ tạo nên 1 sức ép lớn vào bề mặt Trái Đất và từ đó tạo nên các đai khí áp.

Khí áp cao là gì?

Khí áp cao là một loại khí áp có tính chất là lạnh và khô. Gió ở trong khu vực áp suất cao sẽ chảy ra từ các khu vực có áp suất cao hơn và gần với trung tâm của chúng về phía vùng áp suất thấp hơn và cách xa trung tâm của chúng.

Khí áp thấp là gì?

Trái ngược lại với khí áp cao thì chúng ta sẽ có khí áp thấp, dòng khí áp này có tính chất nóng và ẩm.

Khí áp thấp và khí áp cao được hình thành như thế nào?

Khí áp cao và khí áp thấp được tạo nên là do sức nén của không khí xuống bề mặt của Trái Đất. Khi các khí áp thông thường không tách rời nhau mà tạo thành những mảng nối kết với nhau rồi tạo thành các đai khí áp.

Tùy thuộc vào điều kiện nhiệt độ cũng như độ ẩm, tính chất khí hậu mà người ta sẽ phân ra làm hai khí áp đó là khí áp cao với khí áp thấp.

Do sự nóng lạnh của mỗi nơi là không giống nhau nên nhiệt độ trên mặt đất sẽ có cao có thấp. Điều này cũng sẽ làm cho khí áp ở các nơi phân bố không được đồng đều.

Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất
Sự hình thành các đai khí áp trên Trái Đất

Cụ thể, ở những nơi lạnh thì khí áp sẽ cao, những nơi nóng thì khí áp sẽ thấp. Sự thay đổi không ngừng của khí áp như vậy sẽ gây ra các loại thời tiết khác nhau. Thông thường thì khi khí áp thấp trời sẽ âm u và đổ mưa. Còn khi khí áp cao thì trời sẽ khô ráo, trong xanh. Điều này sẽ giúp ích cho chúng ta trong công việc dự báo tình hình thời tiết hàng ngày phục vụ đời sống.

Xem thêm: Gió là gì? Có mấy loại? Nguyên nhân nào sinh ra gió?

Nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi khí áp là gì?

Khí áp sẽ thay đổi theo độ cao: Càng lên cao thì không khí càng loãng hơn và sức nén càng nhỏ khí áp càng giảm. Và ngược lại càng xuống thấp thì sức nén càng nặng dẫn đến khí áp tăng cao.

Khí áp thay đổi dựa theo nhiệt độ: Khi nhiệt độ giảm sâu thì tỷ trọng tăng dẫn đến khí áp gia tăng. Và cũng ngược lại, nhiệt độ tăng thì tỷ trọng giảm và dẫn đến khí áp thấp.

Khí áp thay đổi dựa theo độ ẩm: Khi bên trong không khí chứa nhiều hơi nước sẽ khiến cho khí áp giảm. Đồng thời khi nhiệt độ cao hơi nước bốc hơi lên nhiều và chiếm chỗ không khí khô làm cho khí áp giảm theo.

Dụng cụ đo khí áp là gì?

Việc đo được chính xác khí áp có vai trò quan trọng trong đời sống của con người, nhằm đưa ra những dự đoán về thời tiết. Từ đó giúp con người hạn chế được những hậu quả nghiêm trọng do thời tiết cực đoan gây ra.

Và để đo được khí áp thì người ta sẽ dùng tới áp kế. Ngoài ra thiết bị này có thể đo được áp suất gây ra bởi khí quyển bằng cách dùng các chất như nước, khí hoặc là thủy ngân. Xu hướng thay đổi của áp suất cũng có thể dự báo ngắn hạn trong dự báo thời tiết.

Phân tích mối quan hệ của khí áp và gió trên Trái Đất

Do gió được thổi từ nơi có khí áp cao về nơi có khí áp thấp còn áp thấp lại hút gió, áp cao đẩy gió. Chính vì thế, dưới tác động của các khối áp thấp (áp thấp xích đạo hoặc là ôn đới) thường xảy ra hiện tượng mưa nhiều vì có gió thổi đến, mang theo mưa. Ngược lại bên dưới các khối áp cao (áp cao cận chí tuyến và cực) thường sẽ hình thành các hoang mạc khô hạn do chỉ có gió thổi đi mà không có gió thổi tới nên lượng mưa rất ít và thường trong tình trạng khô cằn.

Khí áp thấp là nguyên nhân dẫn đến mưa gió, bão
Khí áp thấp là nguyên nhân dẫn đến mưa gió, bão

Một số câu hỏi trắc nghiệm thường gặp liên quan đến khí áp

Dưới đây là một vài câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh kiến thức khí áp để bạn có thể luyện tập thêm, sẵn sàng cho những bài kiểm tra sắp tới.

Câu 1:  Khí áp ở tại một điểm là gì?

Lời giải: Khí áp của cột không khí thẳng đứng với tiết diện là 1cm2 và chiều cao bằng với bề dày của khí quyển sẽ được chọn là khí áp tại một điểm.

Câu 2: Nêu khái niệm khí áp trung bình chuẩn là gì?

Lời giải: Khí áp trung bình chuẩn chính là khí áp ở ngang mặt biển bằng đúng với trọng lượng của 1 cột thủy ngân với tiết diện 1cm2 và chiều cao 760mm.

Câu 3: Những đai áp cao được phân bố ở vùng vĩ độ cao còn các đai áp thấp sẽ được phân bố ở vĩ độ thấp. Phát biểu này là đúng hay sai?

Lời giải: Đây là phát biểu sai vì các đai áp cao được phân bố không liên tục, xen kẽ và đối xứng với nhau thông qua áp thấp sinh đạo.

Câu 4: Vào ban đêm thì vùng biển sẽ có khí áp cao hơn vùng đất liền kề cận là đúng hay sai?

Lời giải: Đây là nhận định sai.

Hy vọng những kiến thức bổ ích mà chúng tôi đã cung cấp trong bài viết trên đây sẽ giúp bạn đọc hiểu được thế nào là khí áp, chúng có mấy loại cũng như nguyên nhân hình thành nên khí áp. Nếu còn điều gì cần được giải đáp, các bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết để cùng nhau trao đổi thêm nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *