Khách sáo là gì? Khách sáo hay khách xáo? Sử dụng khi nào

Khách sáo là từ được sử dụng rất nhiều trong giao tiếp hàng ngày. Tuy nhiên không phải ai cũng thực sự hiểu rõ khách sáo là gì? Nguồn gốc và cách sử dụng từ này như thế nào? Mời bạn đọc cùng với chúng tôi tìm câu trả lời trong bài viết dưới đây nhé!

Khách sáo là gì?

Khách sáo hay khách xáo?

Theo như từ điển tiếng Việt thì từ được viết chính xác đó là từ “khách sáo”. Do đó từ “khách xáo” là từ viết sai chính tả và không mang nghĩa nào cả.

Ví dụ:

  • Bạn nói chuyện khách sáo quá!
  • Đừng khách sáo, hãy coi đây như nhà của mình.
  • Chúng mình là bạn thân, sao phải khách sáo vậy.

Người châu Á có một đặc điểm rất phổ biến khi giao tiếp là không bao giờ nói thẳng, luôn nói uyển chuyển để không làm mất lòng nhau cũng như tạo thiện cảm với người đối diện. Trong đó, hành động từ chối nhận cái gì đó để tỏ ra lịch sự nhưng không thật lòng thì thường được gọi là “khách sáo” hoặc “từ chối lịch sự” hoặc “từ chối nhã nhặn”. Đây chính là cách để một người biểu đạt sự không đồng ý một cách tế nhị, tránh gây xúc phạm với người đối diện.

“Khách sáo” - chỉ lời nói, hành động có tính xã giao
“Khách sáo” – chỉ lời nói, hành động có tính xã giao

Từ chối lịch sự hay khách sáo có thể diễn đạt thông qua cách nói chuyện, cử chỉ hoặc là ngôn ngữ phi ngôn từ. Điều quan trọng khi sử dụng từ chối lịch sự thì cần đảm bảo rằng bạn diễn đạt ý kiến của mình một cách tế nhị, tôn trọng và tránh gây ra tổn thương với người đối diện.

Ví dụ về cách từ chối lịch sự, khách sáo như:

Từ chối lịch sự nhưng không thật lòng:

  • “Cảm ơn rất nhiều vì lời đề nghị, nhưng tôi không thể chấp nhận vào lúc này.”
  • “Tôi rất trân trọng tình cảm của bạn, nhưng tôi phải từ chối.”
  • “Tôi xin lỗi, nhưng tôi đã có cuộc hẹn khác nên không thể tham gia.”

Từ chối lịch sự và thật lòng:

  • “Cảm ơn lời mời của bạn nhưng tôi không cảm thấy đủ tự tin hoặc phù hợp để tham gia.”
  • “Tôi thực sự rất thích lời đề nghị của bạn nhưng vì lý do cá nhân mà tôi không thể tham gia được.”
  • “Tôi đã xem xét kỹ lưỡng và tôi cảm thấy vị trí này không phù hợp với tôi.”

Không cần khách sáo là gì?

Nếu như bạn mới đến Việt Nam hoặc không quen thuộc với ngôn ngữ tiếng Việt thì có thể bạn sẽ không hiểu được ý nghĩa của từ “khách sáo”. Cụm từ này không có nghĩa đen, mà nó chỉ mang tính chất để nhấn mạnh một ý kiến hoặc lời nói nào đó. Điều đó giúp cho người sử dụng thuật ngữ này cảm thấy tự tin hơn, đồng thời có được ấn tượng tốt hơn với người nghe.

Nguồn gốc của từ “khách sáo”

“Khách sáo” vốn là một từ Hán Việt, được viết bởi hai chữ là 客套, trong đó:

  • Chữ “khách” (客) đã được Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức định nghĩa là ở ngoài hay đối với chủ. 
  • Còn “sáo” (套) thì được từ điển phổ thông giảng là bao, túi hoặc vỏ. 

Như vậy thì “khách sáo” (客套) dịch thuần ra là cái vỏ bề ngoài và từ đó mới có nghĩa bóng như đã nêu ở trên.

“Khách sáo” được cho là ghép từ chim khách và chim sáo
“Khách sáo” được cho là ghép từ chim khách và chim sáo

Nhiều người còn cho rằng, “khách sáo” được tạo bởi cách ghép tên của chim khách và chim sáo. Cụ thể:

  • “Khách” (客) ở đây có xuất xứ là tên của loài chim khách bởi có quan niệm rằng hễ chim này hót thì sẽ có khách đến nhà. 
  • Còn “sáo” (套) thì nhiều khả năng cũng là xuất thân của chim sáo bởi theo Việt Nam tự điển của Hội Khai Trí Tiến Đức thì từ này còn có nghĩa là “Nói về câu văn hay câu nói dùng những câu đã có sẵn từ trước. Câu văn sáo. Câu nói sáo”. Điều này cũng nói lên được tính chất của chim sáo chính là bắt chước. 

Như vậy thì “khách sáo” không bắt nguồn từ chim khách, chim sáo mà phải là ngược lại.

Ngoài ra thì từ “sáo” (套) ở đây còn xuất hiện trong “sáo rỗng”, dịch thuần ra là cái vỏ trống không, còn hiểu rộng ra là nội dung vô vị, không có ý nghĩa.

Cách sử dụng 2 âm “s” và “x” đơn giản

Việc nhầm lẫn giữa 2 âm “s” và “x” cũng rất phổ biến hiện nay. Để sử dụng đúng 2 âm này bạn cần lưu ý:

Cách dùng âm “s” và “x”
Cách dùng âm “s” và “x”
  • Âm “s” không đi cùng với các vần như “oa, oă, oe, uê” mà chỉ có âm “x” là đi cùng với các vần này. Tuy nhiên, cũng có trường hợp ngoại lệ như từ “soát” trong các từ rà soát, kiểm soát, tra soát…

Ví dụ: xoa tay, cây xoan,  xoắn lại, tóc xoăn, xoay xở… 

  • Âm “x” có thể láy âm với các âm đầu khác. Còn với âm “s” thì lại không có khả năng này. 

Ví dụ: lòa xòa, lao xao, liêu xiêu, bờm xờm…

  • Tên của các thức ăn và đồ dùng có liên quan đến việc nấu nướng, ăn uống thì cũng thường được viết với âm “x”.

Ví dụ: xôi, xá xíu, xúc xích, lạp xưởng…

  • Hầu hết các danh từ đều được viết với “s”. Ví dụ: suối, sét, sông, sấm, ông sư, cây sen, cây sim… Tuy nhiên vẫn có một số trường hợp ngoại lệ cần phải chú ý như: mùa xuân, chiếc xe, túi xách, cái xẻng…

Có thể bạn quan tâm:

Khách quan là gì? Chủ quan là gì? Phân biệt khách quan với chủ quan

Nỡ hay lỡ? Phân biệt và trường hợp sử dụng chuẩn từ điển

Trên đây là những chia sẻ của chúng tôi liên quan đến khách sáo là gì. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về nguồn gốc, ý nghĩa của từ này. Để biết thêm các thông tin thú vị khác, đừng quên theo dõi các bài viết mới nhất trên muahangdambao.com nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *