Hoạch định là gì? Quy trình, chức năng và vai trò của hoạch định

Hoạch định đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển của doanh nghiệp, tổ chức, xã hội. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ hoạch định là gì? Có những loại hoạch định nào? Vai trò, chức năng, quy trình hoạch định? Tất cả những thắc mắc này sẽ được muahangdambao.com bật mí ngay dưới đây!

Hoạch định là gì?

Hoạch định là một tiến trình trong đó nhà quản trị cần phải định hướng, xác định hướng đi cho doanh nghiệp trong tương lai. Cụ thể trong quá trình hoạch định thì nhà quản trị cần phải xác định được mục tiêu, hoạch ra những hành động để có thể đạt được mục tiêu mà doanh nghiệp đã đề ra. 

Hoạch định - định hướng, xác định hướng đi
Hoạch định – định hướng, xác định hướng đi

Nói một cách dễ hiểu hơn thì hoạch định chính sự ra quyết định doanh nghiệp, tổ chức nên làm gì, làm như thế nào… căn cứ trên nền tảng mục đích hay sứ mệnh chung của cả doanh nghiệp.

Hoạch định được hình thành dựa trên điều kiện sẵn có của tổ chức ở thời điểm hiện tại, chứ không phải là những nền tảng phi thực tế. Đó chính là quyết định của tổ chức về con đường phát triển tốt nhất, phù hợp nhất trong số những con đường phát triển khả thi.

>>> Mục tiêu là gì? Hướng dẫn cách đặt mục tiêu cho bản thân bạn

Phân loại hoạch định

Một trong những cách phân loại hoạch định phổ biến nhất là chia thành 3 loại, cụ thể như sau:

  • Hoạch định dài hạn

Hoạch định dài hạn mang tính chiến thuật khi giải quyết các mục tiêu trên địa bàn hoạt động nhưng có ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược. Quy trình trong hoạch định dài hạn thường kéo dài khoảng từ 1 – 5 năm.

Hoạch định dài hạn
Hoạch định dài hạn

Ngoài ra, nó còn tùy thuộc vào mục tiêu cũng như định hướng phát triển của doanh nghiệp. Mục đích của kế hoạch này chính là đáp ứng đầy đủ các tài nguyên cần thiết và điều kiện thị trường để có thể đạt được sứ mệnh lớn nhất.  

  • Hoạch định ngắn hạn

Quy trình trong hoạch định ngắn hạn thường được sắp xếp theo từng ngày, từng tháng hoặc là từng năm. Nhà quản trị thực hiện lập kế hoạch ngắn hạn để hoàn thành được các mục tiêu nhỏ. Nó thường là bước đầu của giai đoạn hoặc là điểm mấu chốt nằm trong kế hoạch dài hạn. 

Có thể nói, hoạch định ngắn hạn sẽ hướng đến việc giải quyết những vấn đề gần nhất. Những vấn đề này thường nằm trong phạm vi giới hạn hoặc là nhiệm vụ nhất định của cả tiến trình hoạt động.

  • Hoạch định chiến lược

Đây là chức năng hoạch định với mục đích là quản trị doanh nghiệp. Nó đảm bảo rằng nhân viên và tổ chức sẽ cùng hoạt động để hướng đến các mục tiêu, đạt được sự phối hợp nhất định.

Hoạch định chiến lược
Hoạch định chiến lược

Hoạch định chiến lược giúp xây dựng sự thống nhất về các kết quả của dự đoán, thực hiện đánh giá và phương hướng điều chỉnh hoạt động. Đặc biệt, nó còn tạo ra các hoạt động phù hợp với sự biến động của môi trường kinh doanh. 

Hoạch định chiến lược gồm có các công việc như: xác định các vấn đề ưu tiên, tập trung và sắp xếp các nguồn lực hay củng cố công tác vận hành.

>>> Target là gì trong chứng khoán, marketing, trên Facebook

Vai trò, chức năng hoạch định là gì?

  • Một trong các vai trò của hoạch định chính là đề ra những phương pháp, cách thức cho các hoạt động trong tổ chức. Từ đó họ sẽ xây dựng được chiến lược phù hợp và hiệu quả.
  • Hoạch định giúp cho ban quản trị định hướng được nhiều hướng đi đúng đắn, sắp xếp được những kế hoạch phù hợp cho việc lãnh đạo doanh nghiệp.
  • Hoạch định cũng góp phần giảm thiểu rủi ro, tính bất ổn trong các hoạt động kinh doanh. Chúng ta có thể chuẩn bị đầy đủ kế hoạch dự phòng để có thể khắc phục vấn đề một cách kịp thời.
Hoạch định giúp giảm thiểu rủi ro
Hoạch định giúp giảm thiểu rủi ro
  • Vai trò của hoạch định trong bộ máy doanh nghiệp cũng được thể hiện thông qua việc đảm bảo tổ chức hoạt động một cách có hiệu quả. Chúng bao gồm khả năng cân đối sử dụng chi phí, nguồn lao động hợp lý, hạn chế sự lãng phí cũng như sự chồng chéo trong công việc.
  • Hoạch định là công cụ thiết yếu trong việc kết nối giữa các thành viên trong tổ chức với nhau.
  • Hoạch định còn góp phần trong việc thiết lập nên những tiêu chuẩn quan trọng. Nó hỗ trợ cho quá trình kiểm tra cũng như đánh giá kết quả hoạt động được diễn ra một cách nhanh chóng và thuận lợi hơn.
  • Chức năng hoạch định cũng bao gồm cả việc đảm bảo hoạt động kinh doanh bình ổn khi có sự thay đổi về các tác động bên ngoài. Các yếu tố này có thể là môi trường, nhu cầu thị trường hay những yếu tố cạnh tranh khác.

Quy trình hoạch định là gì?

Bước 1: Xác định mục tiêu

Nhiệm vụ và mục tiêu rõ ràng là điều rất cần thiết cho bất kỳ công việc quản lý nào. Bởi nó sẽ giúp cho bạn hiểu rõ hơn về những gì mà doanh nghiệp đang cố gắng đạt được.

Xác định mục tiêu
Xác định mục tiêu

Bước 2: Phân tích tình hình kinh doanh

Môi trường kinh doanh có thể tác động rất lớn đến cách thức hoạt động của doanh nghiệp. Để giúp cho mọi thứ hoạt động trơn tru thì các nhà quản trị doanh nghiệp cần nhận thức được cơ hội cũng như mối đe dọa tiềm ẩn có thể gây ảnh hưởng đến doanh nghiệp.

Phân tích thị trường
Phân tích thị trường

Để xác định những yếu tố đó thì bạn có thể dựa trên mô hình 5 tác lực cạnh tranh của Michael Porter để xác định, bao gồm: đối thủ cạnh tranh trực tiếp, đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn, khách hàng, nhà cung cấp và cuối cùng là sản phẩm/ dịch vụ.

Bước 3: Xây dựng chiến lược 

Dựa vào những bước đầu đã được phân tích ở trên thì bạn cần thiết kế cho doanh nghiệp của mình một chiến lược phù hợp với đường hướng phát triển. Ví dụ: bạn có thể chọn chiến lược thâm nhập thị trường, chiến lược phát triển thị trường hoặc là cách tiếp cận khác.

Xây dựng chiến lược
Xây dựng chiến lược

Bước 4: Chuẩn bị kế hoạch thực hiện cụ thể

Các kế hoạch cụ thể phải được phát triển để đạt được các mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời phải tính đến các sản phẩm và dịch vụ được cung cấp hay đối tượng mục tiêu… Các chiến thuật phù hợp phải được sử dụng để tiếp cận càng nhiều người càng tốt và với các nguồn lực sẵn có.

Lên kế hoạch thực hiện
Lên kế hoạch thực hiện

Bước 5: Kiểm tra và đánh giá

Các nhà quản lý sử dụng bước này để đảm bảo rằng các kế hoạch cũng như chiến lược mà họ thực hiện đang thực sự giúp cải thiện toàn bộ công ty. Họ có thể xem xét những khía cạnh như hoạt động, tiếp thị hay các bộ phận khác của doanh nghiệp để xem chúng có hoạt động tốt hay không.

Kiểm tra và đánh giá
Kiểm tra và đánh giá

Hoạch định được xem là công việc nền tảng, mang tính chiến lược của những nhà quản trị hay những quản lý cấp cao. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn hiểu hoạch định là gì, từ đó tích lũy được thêm những thông tin bổ ích!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *