Top 5 kinh nghiệm đi du lịch Hồ Núi Cốc Thái Nguyên

Không chỉ là địa điểm vui chơi lý tưởng cho những ngày nóng nực, Hồ Núi Cốc Thái Nguyên còn là nơi gắn liền với truyền thuyết chàng Cốc – nàng Công nổi tiếng nhất nhì miền Bắc nước ta. Do đó, nếu bạn đang có ý định tới Hồ Núi Cốc, hãy tham khảo bài viết ngay sau đây! 

Đôi nét về hồ Núi Cốc

Hồ Núi Cốc thuộc tỉnh nào? Hồ Núi Cốc có gì vui? Hồ Núi Cốc Thái Nguyên cách Hà Nội bao nhiêu km?,… có lẽ là thắc mắc chung của rất nhiều người khi tìm hiểu về Hồ Núi Cốc. 

Trên thực tế, Hồ Núi Cốc là một hồ nước ngọt nhân tạo thuộc tỉnh Thái Nguyên, Việt Nam. Hồ có vị trí phía Đông giáp TP. Thái Nguyên, phía Nam giáp TP. Sông Công và TP. Phổ Yên, phía Bắc và phía Tây giáp huyện Đại Từ, cách Hà Nội khoảng 100km. 

Giải mã Hồ Núi Cốc ở đâu
Giải mã Hồ Núi Cốc ở đâu

Sự tích Hồ Núi Cốc

Không chỉ được biết đến là khu du lịch sinh thái hấp dẫn, thú vị ở khu vực phía Bắc, Hồ Núi Cốc Thái Nguyên còn là nơi gắn liền với những câu chuyện tình yêu bất diệt mang đậm màu sắc huyền thoại, trong đó tiêu biểu nhất phải kể tới truyền thuyết chàng Cốc và nàng Công – một chuyện tình thương đau vẫn còn để lại dấu tích đến ngày nay.

Chuyện kể rằng, ngày xưa, dưới chân núi Tam Đảo có một anh chàng nghèo tên là Cốc, chuyên đốn củi và có tài thổi sáo rất hay. Tuy nhiên, cũng vì quá nghèo nên chàng Cốc đã không thể lấy được vợ. Do đó, cứ mỗi lúc buồn, Cốc chỉ biết gửi nỗi lòng mình vào từng tiếng sáo.

Khi ấy, một nhà giàu có trong vùng tên Quan Lang có một cô con gái rất xinh đẹp tên là Công, nổi tiếng với tài hát, múa cực đỉnh. Vì lỡ say mê tiếng sáo của Công, nên dù đã được rất nhiều chàng trai ưu tú đến hỏi làm vợ nhưng nàng không ưng một ai.

Qua một thời gian “tình trong như đã mặt ngoài còn e”, cả hai chính thức bước vào mối quan hệ yêu đương mặn nồng, đêm ngày nhớ mong da diết. Biết chuyện, Quan Lang đã quyết liệt ngăn cản và đuổi chàng Cốc ra khỏi lãnh địa.

Sự tích Hồ Núi Cốc Thái Nguyên
Sự tích Hồ Núi Cốc Thái Nguyên

Nhiều ngày qua đi, tình cảm dành cho đối phương của cả 2 vẫn không hề huyên giảm, mà ngược lại còn tăng lên từng ngày. Do đó, chàng Cốc đã chẳng màng ăn uống, cứ đứng như chôn chân cho đến khi hóa thành quả núi vẫn một lòng hướng về phía nhà Quan Lang, chờ người yêu đến. 

Về phần nàng Công, cũng vì quá nhớ nhung chàng Cốc đến mức bỏ ăn, bỏ uống, khóc ròng từng đêm đến khi thân thể ngọc ngà tan thành nước và chảy đến với quả núi mà chàng Cốc hóa thành.

Từ đó, người ta thường truyền tai nhau rằng ngọn núi Cốc bây giờ chính là hiện thân của chàng Cốc nghèo năm xưa. Còn người con gái kiều diễm yêu đắm đuối chàng Cốc đã hóa thân thành dòng sông Công êm dịu như hiện tại.

Kinh nghiệm du lịch hồ Núi Cốc Thái Nguyên tự túc

Thời điểm đi Hồ Núi Cốc thích hợp nhất

Khoảng thời gian từ tháng 3 đến tháng 11 chính là thời điểm phù hợp nhất để du lịch Hồ Núi Cốc Thái Nguyên. Bởi, đây chính là mùa du lịch cao điểm, thu hút lượng lớn khách du lịch nên sẽ có rất nhiều hoạt động vui chơi, giải trí thú vị.

Ngược lại, nếu bạn là người không thích sự ồn ào, náo nhiệt thì có thể tới Hồ Núi Cốc Thái Nguyên vào mùa đông. Tuy nhiên, trong thời gian này tất cả mọi hoạt động gần như bị đóng băng, không được tổ chức do có rất ít du khách đến tham quan.

Hồ Núi Cốc có gì?

  • Các quần thể hang động

Toàn bộ hang động trong Hồ Núi Cốc Thái Nguyên đều là những hệ thống hang động nhân tạo, do đó hệ thống ánh sáng, âm thanh và khí hậu ở đây cực tốt; thu hút hàng nghìn lượng khách tham quan mỗi năm.

Một số hang động nổi tiếng mà bạn có thể ghé thăm đó là: Huyền Thoại Cung, Thủy Cung, Động ba cây thông, Âm Phủ,…

Hang động Hồ Núi Cốc được gắn liền với vẻ đẹp hoang sơ, bình dị
Hang động Hồ Núi Cốc được gắn liền với vẻ đẹp hoang sơ, bình dị
  • Chùa Thiêng Thác Vàng

Nếu bạn đang thắc mắc Hồ Núi Cốc Thái Nguyên có gì thú vị, hãy đến ngay quần thể thuyết nhân quả – chùa Thiêng Thác Vàng. Bởi, khi đến đây bạn sẽ được tận mắt chứng kiến tượng Phật Thích Ca Mâu Ni lớn nhất Việt Nam với độ cao hơn 45m trên diện tích khoảng 5.000m2.

Chùa Thiêng Thác Vàng - công trình nghệ thuật to lớn, có vốn hóa đầu tư lên tới 30 tỷ đồng
Chùa Thiêng Thác Vàng – công trình nghệ thuật to lớn, có vốn hóa đầu tư lên tới 30 tỷ đồng

Xem thêm:

Ngoài ra, bên trong tượng Phật chính là chùa Thiêng Thác Vàng – ngôi chùa mang đậm bản sắc dân tộc với cảnh quan uy nghiêm. Do đó, khi đến đây, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng phong cảnh “sơn thủy hữu tình” mà còn được học hỏi về lối sống vị tha, lòng nhân ái,…

  • Công viên nước

Ở công viên nước Hồ Núi Cốc Thái Nguyên, du khách còn có cơ hội trải nghiệm vô số trò chơi lý thú như: cướp biển, tàu lượn siêu tốc, bắn súng, đu quay trong nước,… Chưa hết, trong công viên nước còn có khu giải trí nhạc nước và múa rối với tổng diện tích hơn 1ha và một số vườn thú hoang dã cùng khu vui chơi Bến Thiên Đường, Xông hơi,…

Tại trung tâm công viên nước chính là khu trưng bày nổi tiếng với hơn 1000 đồ vật cổ, có thiết độc đáo, lạ mắt nằm trong căn nhà được xây dựng bằng gỗ lim với tuổi đời trên 200 năm.

Đi Hồ Núi Cốc Thái Nguyên ăn gì?

Có thể nói, ở Hồ Núi Cốc Thái Nguyên, bạn có thể dễ dàng bắt gặp các quán ăn từ bình dân đến sang trọng, với rất nhiều món đặc sản hấp dẫn khác nhau. Tuy nhiên, vào mùa cao điểm (từ tháng 3 – 11), bạn nên đặt bàn trước; tránh tình trạng hết bàn, đồ ăn lên chậm do lượng khách đến du lịch quá đông.

Ngoài ra, theo người dân bản địa, khi có cơ hội đến Hồ Núi Cốc Thái Nguyên, bạn nên thử một số món như: thịt dúi rừng, cá mè Hồ Núi Cốc, cơm lam Định Hóa, bánh chưng bờ đậu, heo rừng xào lăn,…

Cách đến Hồ Núi Cốc Thái Nguyên

Nếu xuất phát từ Hà Nội, bạn có thể đi bằng phương tiện cá nhân hoặc thuê xe khách. Cụ thể:

  • Thuê xe khách: Nên ưu tiên lựa chọn những xe có tuyến Mỹ Đình – Thái Nguyên ở bến xe Mỹ Đình. Sau đó tiếp tục bắt xe ôm hoặc taxi đến Hồ Núi Cốc Thái Nguyên
  • Phương tiện cá nhân (xe máy/ô tô): Di chuyển theo lộ trình đường Hà Nội → TP. Thái Nguyên → Hồ Núi Cốc

Giá vé tham quan tại hồ Núi Cốc

Dưới đây là bảng giá vé tham quan tại hồ Núi Cốc Thái Nguyên mà bạn có thể tham khảo:

Giá vé Ghi chú
Vé vào – Người lớn (>1m2): 130.000 VNĐ/người/lượt

– Người cao tuổi: 80.000 VNĐ/người/lượt

– Trẻ em (<1m2) và người khuyết tật: Miễn phí

Đã bao gồm: Tham quan động Cổ tích và Âm phủ, tham quan thắng cảnh Hồ Núi Cốc, xem biểu diễn nhạc nước, tham quan động Chuyện tình ba cây thông,  tham quan chùa Thác Vàng, tham quan Động Huyền thoại Cung, tham quan vườn động vật hoang dã, vui chơi công viên nước và tham gia 8 trò chơi cảm giác mạnh (đu quay ngựa hoa, tàu lượn cao tốc, cướp biển, hải cẩu lướt sóng, máy bay không chiến, tàu lượn trên không, đu quay dây văng và Maxair)
Một số trò chơi mất vé lẻ – Lái thuyền điện trên hồ: 50.000 VNĐ/người/lượt

– Thảm bay hai chiều: 20.000 VNĐ/người/lượt

– Thảm hiểm mặt trăng: 20.000 VNĐ/người/lượt

– Cá mập phun nước: 20.000 VNĐ/người/lượt

– Massage chân bằng cá bác sĩ: 20.000  VNĐ/người/lượt

Bảng giá các dịch vụ vui chơi tại khu du lịch Hồ Núi Cốc

Trên đây là toàn bộ thông tin về Hồ Núi Cốc mà thosuaxe.vn muốn chia sẻ tới bạn. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã biết Hồ Núi Cốc ở đâu, Hồ Núi Cốc thuộc tỉnh nào, Hồ Núi Cốc có gì, giá vé tham quan tại Hồ Núi Cốc Thái Nguyên và một vài thông tin liên quan khác.

Ngoài ra, để tìm hiểu thêm một vài khu du lịch trọng điểm quốc gia khác của nước ta, mời bạn tham khảo các bài viết kế tiếp của chúng tôi tại muahangdambao.com!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *